Indonesia tăng cường đảm bảo an ninh cho Hội nghị các nh lãnh đạo ASEAN; Singapore hạn chế hnh khách từng đến Ấn Độ; Indonesia cấm cng dân nước ngoi nhập cảnh từ Ấn Độ… l tin tức thế giới đáng chú ý.
Indonesia tăng cường đảm bảo an ninh cho Hội nghị các nhà lãnh đạo ASEAN
Giám đốc Cảnh sát vùng Đại Jakarta, Tổng Thanh tra Fadil Imran ngày 23/4 cho biết 4.382 cảnh sát đã được triển khai nhằm đảm bảo an ninh cho Hội nghị các nhà lãnh đạo ASEAN.
Phát biểu khi đi kiểm tra các chốt an ninh đặt gần trụ sở Ban thư ký ASEAN, ông Fadil cho hay cảnh sát đang tham gia bảo vệ an ninh tại 51 điểm trên toàn thành phố, trong đó có nhiều tuyến đường, nhà ga sân bay và địa điểm lưu trú của các đoàn cấp cao.
Thủ tướng Lý Hiển Long tham dự Hội nghị các Nhà Lãnh đạo ASEAN
Văn phòng Thủ tướng Singapore ngày 23/4 thông báo Thủ tướng Lý Hiển Long sẽ tham dự Hội nghị các Nhà Lãnh đạo ASEAN tại thủ đô Jakarta (Indonesia) vào ngày /4.
Theo thông báo, Ngoại trưởng Singapore Vivian Balakrishnan sẽ tháp tùng ông Lý Hiển Long trong chuyến công tác lần này.
Nhật Bản sẽ chủ trì cuộc diễn tập quân sự chung đầu tiên với Mỹ, Pháp
Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Nobua Kishi ngày 23/4 cho biết Lực lượng Phòng vệ mặt đất (GSDF) của Nhật Bản sẽ tập trận cùng lực lượng lính thủy đánh bộ Mỹ và binh sĩ quân đội Pháp tại khu vực Tây Nam Nhật Bản trong tháng 5 tới.
Theo tuyên bố của GSDF, đây sẽ là cuộc tập trận quy mô lớn đầu tiên ở Nhật Bản có sự tham gia của các binh sĩ trên bộ của cả 3 nước. Cuộc tập trận sẽ diễn ra từ ngày 11-17/5 tới tại thao trường Kirishima của GSDF và Trại Ainoura ở vùng Kyushu, với các hạng mục tác chiến đô thị và đổ bộ.
Bộ trưởng Hàn Quốc muốn hợp nhất nền kinh tế với Triều Tiên
Hàn Quốc và Triều Tiên nên hợp nhất hai nền kinh tế trong khi duy trì các hệ thống chính trị độc lập, theo lời đề xuất của Bộ trưởng Lee In-young hôm 22/4.
Trả lời phỏng vấn báo Seoul Shinmun, ông Lee In-young nói: “Cách tiếp cận của chúng tôi hiện nay nên hướng nhiều hơn đến mô hình ‘một dân tộc, hai quốc gia, hai hệ thống và một thị trường’”, đồng thời nhắc đến EU là một hệ thống tương tự.
Nga đề xuất tái khôi phục các kênh đối thoại chuyên biệt với Mỹ
Nga đã đề xuất cơ hội cho Mỹ tái khôi phục các kênh đối thoại chuyên biệt – bao gồm cả kênh đối thoại cấp cao nhất – để hai nước phòng ngừa các mối đe dọa an ninh mạng.
Theo Bộ Ngoại giao, sáng kiến do Nga đề xuất dự kiến thông qua một loạt các biện pháp thiết thực nhằm thiết lập lại quan hệ song phương trong lĩnh vực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông, bao gồm cả việc khôi phục các hình thức đối thoại chuyên biệt và các kênh liên lạc, cũng như các kênh cấp cao.
Singapore cải tổ nội các, thay đổi 7 vị trí bộ trưởng
Tại cuộc họp báo chiều 23/4, Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long đã công bố cải tổ nội các với việc điều chuyển 7 vị trí bộ trưởng, sau khi Phó Thủ tướng Vương Thụy Kiệt ngày 8/4 vừa qua rút khỏi vị trí người đứng đầu nhóm thế hệ thứ 4 (4G) của đảng Hành động Nhân dân cầm quyền.
LHQ kêu gọi quyên góp thêm 106 triệu USD cứu trợ cho Myanmar
Chương trình Lương thực thế giới (WFP) ngày 22/4 cảnh báo tình trạng khan hiếm lương thực ở Myanmar sẽ tăng lên gấp nhiều lần trong 6 tháng tới, khiến 3,4 triệu người phải phụ thuộc vào viện trợ, đồng thời kêu gọi cộng đồng quốc tế quyên góp thêm 106 triệu USD để cứu đói cho Myanmar.
Mỹ tăng cường binh sĩ để bảo vệ tiến trình rút quân khỏi Afghanistan
Người đứng đầu lực lượng Mỹ ở Trung Đông, Tướng Kenneth McKenzie ngày 22/4 cho biết Mỹ sẽ tạm thời triển khai thêm binh sĩ tới Afghanistan để bảo vệ các lực lượng quốc tế khi rút quân.
Tuy nhiên, khi phát biểu trong một phiên điều trần tại Thượng viện, Tướng McKenzie không đưa ra số binh sĩ được bổ sung tạm thời và cho biết các kế hoạch đang được thực hiện.
WHO: Hệ thống chăm sóc sức khỏe toàn cầu vẫn bị gián đoạn do COVID-19
Công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu, điều trị người bệnh mãn tính và triển khai các dịch vụ y tế thiết yếu khác trên thế giới vẫn đang bị gián đoạn do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 cộng với tình trạng thiếu hụt lao động. Đây là cảnh báo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đưa ra ngày 23/4.
Kết quả cuộc khảo sát của WHO cho thấy, trong giai đoạn 3 tháng đầu năm 2021, hơn 94% trong số 135 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới ghi nhận tình trạng gián đoạn các dịch vụ y tế, trong đó có các biện pháp can thiệp khẩn cấp cứu sống bệnh nhân. WHO nhận định hệ thống y tế trên khắp thế giới vẫn đang bị "thử thách" sau hơn một năm đại dịch COVID-19 bùng phát.
Tổng Giám đốc WHO lo ngại vaccine vẫn chưa đến tay các nước nghèo
Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus ngày 23/4 đã nêu quan ngại về tình trạng bất bình đẳng trong tiếp cận vaccine ngừa dịch COVID-19 khi tới nay vaccine vẫn chưa đến tay các nước nghèo.
Phát biểu họp báo trực tuyến nhân dịp tròn một năm ra đời chương trình Tăng tốc tiếp cận các công cụ ứng phó dịch COVID-19 (ACT-A) đánh dấu sự ra đời của cơ chế chia sẻ vaccine ngừa COVID-19 toàn cầu (COVAX), ông Tedros cho biết: "Gần 900 triệu liều vaccine đã được sử dụng trên toàn cầu, nhưng hơn 81% trong số đó là ở các quốc gia thu nhập cao hoặc trung bình, trong khi con số này ở các nước thu nhập thấp chỉ là 0,3%".
WHO cần thêm dữ liệu về hiện tượng huyết khối sau tiêm vaccine AstraZeneca
Nhóm chuyên gia cố vấn chiến lược về miễn dịch (SAGE) của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày 23/4 kêu gọi cung cấp thêm các dữ liệu về sự cố xuất hiện huyết khối ở những người bên ngoài châu Âu sau khi tiêm vaccine ngừa COVID-19 của hãng AstraZeneca.
Hàn Quốc cấp phép sử dụng 2 bộ kit xét nghiệm nhanh tại nhà
Bộ An toàn Thực phẩm và Dược phẩm Hàn Quốc (MFDS) ngày 23/4 ra thông cáo báo chí cho biết đã cấp phép sử dụng 2 bộ kit xét nghiệm COVID-19 nhanh tại nhà của 2 công ty trong nước.
Các bộ xét nghiệm này sử dụng phương thức phát hiện kháng nguyên, giúp nâng cao khả năng cho người dân tự xét nghiệm tại nhà trong bối cảnh số ca nhiễm mới virus SARS-CoV-2 tiếp tục tăng cao trong những ngày gần đây. Tuy nhiên, MFDS yêu cầu các nhà sản xuất phải nộp bổ sung tài liệu thí nghiệm lâm sàng với các xét nghiệm được tiến hành trong thời gian tới.
Đức chưa áp đặt hạn chế sử dụng vaccine của Johnson & Johnson
Ngày 23/4, Viện nghiên cứu Paul-Ehrlich (Đức) cho biết nước này quyết định chưa áp đặt hạn chế sử dụng vaccine ngừa COVID-19 của hãng Johnson & Johnson (Mỹ), đồng thời cho biết hội đồng chuyên gia quyết định về vấn đề sử dụng vaccine sẽ nhóm họp vào tuần tới để đánh giá dữ liệu mới.
Nhật Bản, Ấn Độ thiệt hại lớn về kinh tế do dịch COVID-19
Các cơ quan nghiên cứu kinh tế của Nhật Bản đã đưa ra các báo cáo nhận định rằng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Nhật Bản sẽ bị thiệt hại lớn do ảnh hưởng của lệnh tình trạng khẩn cấp chống dịch COVID-19 ban bố tại một số địa phương sắp tới.
Công ty Chứng khoán Mizuho tính toán rằng, lệnh tình trạng khẩn cấp tại thủ đô Tokyo, Osaka, Hyogo và Kyoto trong thời gian từ ngày 25/4 - 11/5 sẽ khiến GDP của Nhật Bản giảm khoảng 400 tỉ yên (4 tỉ USD), tương đương mức giảm 0,1%. Trong khi đó, báo cáo của bộ phận kinh tế thuộc Ngân hàng Quốc gia Ấn Độ (SBI) ước tính, các biện pháp phong tỏa và hạn chế đi lại nghiêm ngặt được áp dụng tại những thành phố quan trọng của Ấn Độ sẽ làm giảm động lực kinh tế và gây thiệt hại kinh tế 1.500 tỉ rupee (20 tỷ USD) đối với nước này.
Kinh tế Thái Lan bị ảnh hưởng nặng nề bởi làn sóng COVID-19 thứ ba
Đại học Thương mại Thái Lan (UTCC) cho rằng tăng trưởng GDP của Thái Lan có thể giảm xuống 1,6% trong năm nay nếu Chính phủ không kích thích nền kinh tế đang quay cuồng với làn sóng thứ ba của đại dịch COVID-19.
Mặc dù vẫn duy trì dự báo tăng trưởng GDP ở mức 2,8%, UTCC hôm 22/4 đã cảnh báo Chính phủ về những triển vọng mờ nhạt hơn vì tăng trưởng kinh tế sẽ được quyết định một phần bởi chi tiêu của nhà nước trong năm nay.
Thái Lan cảnh báo nguy cơ hết giường chăm sóc tích cực
Giới chức Thái Lan vừa đưa ra cảnh báo rằng nếu số ca mắc mới COVID-19 theo ngày tiếp tục ở mức 1.500 ca/ngày thì tất cả các giường chăm sóc tích cực (IUC) ở thủ đô Bangkok sẽ kín bệnh nhân trong vòng 1 tuần và trên toàn quốc trong vòng 19 ngày.
Singapore hạn chế hành khách từng đến Ấn Độ
Theo thông báo của Lực lượng đặc nhiệm liên ngành phòng chống COVID-19 Singapore, kể từ 23h59 ngày 23/4, tất cả những người có thẻ cư trú dài hạn hay khách du lịch ngắn hạn đã đến Ấn Độ trong vòng 14 ngày qua sẽ không được phép nhập cảnh hoặc quá cảnh tại Singapore.
Ngoài quy định trên, những người gần đây từng đến Ấn Độ và chưa hoàn thành thời hạn cách ly 14 ngày tính đến 23h59 ngày 22/4 sẽ phải thực hiện cách ly tập trung thêm 7 ngày. Những người này sẽ phải trải qua 3 lần xét nghiệm PCR: khi đến, vào ngày thứ 14 và trước khi kết thúc thời hạn cách ly.
Indonesia cấm công dân nước ngoài nhập cảnh từ Ấn Độ
Phát biểu họp báo trực tuyến ngày 23/4, Bộ trưởng Điều phối Các vấn đề kinh tế, đồng thời là Chủ tịch Ủy ban xử lý COVID-19 và phục hồi kinh tế (KPC-PEN) Airlangga Hartarto cho biết Indonesia sẽ ngừng cấp thị thực cho du khách nước ngoài sinh sống hoặc từng thăm Ấn Độ trong vòng 14 ngày qua.
Trong khi đó, công dân Indonesia từng sống hoặc đến thăm Ấn Độ trong vòng 14 ngày qua về nước vẫn được phép nhập cảnh song sẽ phải tuân thủ các quy định nghiêm ngặt về y tế. Các điểm nhập cảnh được phép bao gồm sân bay quốc tế Soekarno-Hatta, sân bay Juanda, sân bay Kualanamu, sân bay Sam Ratulangi, cảng Batam, cảng Tanjung Pinang và cảng Dumai.
Ban bố tình trạng khẩn cấp lần thứ 3 ở Tokyo và 3 tỉnh phía Tây Nhật Bản
Ngày 23/4, Chính phủ Nhật Bản đã quyết định ban bố tình trạng khẩn cấp ở thủ đô Tokyo và 3 tỉnh phía Tây, gồm Osaka, Kyoto và Hyogo.
Đây là lần thứ 3 Nhật Bản ban bố tình trạng khẩn cấp vì dịch COVID-19 ở 4 tỉnh, thành này. Theo dự kiến, tình trạng khẩn cấp sẽ có hiệu lực từ ngày 25/4 tới ngày 11/5.
Bỉ tiếp tục nới lỏng các biện pháp phòng dịch COVID-19
Tại cuộc họp của Ủy ban tham vấn về dịch bệnh COVID-19 hôm 23/4, Chính phủ Bỉ đã quyết định tiếp tục nới lỏng các biện pháp hạn chế từ ngày 8/5 tới.
Theo đó, các nhà hàng, quán cà phê sẽ được phép mở cửa đón khách trở lại từ 8h - 22h hàng ngày nhưng phải kê bàn ngoài trời cách nhau 1,5m và đảm bảo không quá 4 khách/bàn, trừ những gia đình đông thành viên. Quy định cũng nêu rõ tổng số lượng khách ngồi tại các bàn ngoài trời không được vượt quá 50 người và tất cả các nhân viên phục vụ phải bắt buộc đeo khẩu trang. Riêng các quán bar vẫn chưa được hoạt động.
Canada hạ độ tuổi tiêm vaccine của AstraZeneca
Ủy ban tư vấn quốc gia về tiêm chủng của Canada (NACI) ngày 23/4 đã hạ độ tuổi khuyến nghị tiêm vaccine ngừa COVID-19 của Oxford-AstraZeneca.
NACI khuyến cáo nên sử dụng vaccine AstraZeneca cho những người từ 30 tuổi trở lên, nếu họ không muốn chờ vaccine sản xuất theo công nghệ mRNA và lợi ích mà vaccine mang lại nhiều hơn rủi ro. Trước đây, NACI khuyến cáo chỉ tiêm vaccine AstraZeneca cho những người từ 55 tuổi trở lên.
WHO cảnh báo nguy bùng phát dịch sởi ở châu Phi
Cảnh báo trên được Giám đốc WHO khu vực châu Phi Matshidiso Moeti đưa ra ngày 23/4, trước tuần lễ Tiêm chủng châu Phi dự kiến diễn ra từ ngày - 30/4.
Trong tuyên bố, bà Moeti khẳng định những nước ở châu Phi không tiến hành được chiến dịch tiêm phòng sởi như đã định đều có nguy cơ bùng phát lại căn bệnh truyền nhiễm cấp tính này. Bà lấy dẫn chứng các đợt bùng phát gần đây của bệnh sởi, hay sốt vàng da, tả và viêm màng não, cho thấy những khoảng trống đáng lo ngại trong việc bao phủ và giám sát hoạt động tiêm chủng ở châu Phi.
Xả súng tại San Diego khiến ít nhất 1 người thiệt mạng
Ít nhất 1 người đã thiệt mạng và nhiều người bị thương trong một vụ xả súng xảy ra tại trung tâm thành phố San Diego của Mỹ đêm 22/4 (theo giờ địa phương).
Nhiều quan chức cấp cao Tây Ban Nha nhận được thư đe dọa
Truyền thông Tây Ban Nha đưa tin Bộ trưởng Nội vụ Fernando Grande-Marlaska, nhà lãnh đạo đảng cực tả Podemos, ông Pablo Iglesias, và bà Maria Gamez, một quan chức cấp cao của lực lượng cảnh sát, đã nhận được thư đe dọa giết người kèm theo nhiều vỏ đạn.
Theo sở cảnh sát San Diego (SDPD), nghi phạm đã bị bắt ngay sau khi gây án ở khu phố Gaslamp.
Tấn công bằng dao tại một đồn cảnh sát gần Paris
Bộ trưởng Nội vụ Pháp Gerald Darmanin ngày 23/4 cho biết một đối tượng đã tấn công bằng dao một nữ nhân viên của một đồn cảnh sát ở Rambouillet, gần thủ đô Paris của nước này.
Cùng ngày, Thống đốc Paris Valerie Pecresse cho rằng không loại trừ động cơ khủng bố trong vụ tấn công này.
Nhóm bắt cóc bắn chết 3 con tin là sinh viên ở Nigeria
Ngày 23/4, Giám đốc an ninh nội địa bang Kaduna, Samuel Aruwan, cho biết 3 sinh viên bị nhóm tay súng bắt cóc tại miền Bắc Nigeria trước đó, đã bị bắn chết. Ông Aruwan lưu ý rằng chưa xác định được chính xác số sinh viên bị bắt cóc trong vụ tấn công xảy ra tối 21/4.
Tỷ phú Elon Musk treo thưởng 100 triệu USD cho các giải pháp loại bỏ khí thải
Tỷ phú Elon Musk ngày 22/4 đã treo thưởng 100 triệu USD cho các nhà phát minh để phát triển các giải pháp chống lại tình trạng ấm lên toàn cầu thông qua việc loại bỏ khí thải gây ô nhiễm khỏi bầu khí quyển hoặc đại dương.
Seoul thu thuế bằng tiền điện tử
Chính quyền thành phố Seoul ngày 23/4 thông báo đã thu giữ tiền kỹ thuật số từ hàng trăm đối tượng nợ thuế nhiều nhất, những người đã cất giấu tài sản dưới dạng "tiền ảo".
Với quyết định này, Seoul đã trở thành chính quyền địa phương đầu tiên ở Hàn Quốc thu thuế bằng tiền điện tử.