Tin vắn thế giới ngy 13/10: Trung Quốc xét nghiệm hng chục ngn mẫu máu ở Vũ Hán để điều tra nguồn gốc COVID-19

Bạch Dương| 13/10/2021 07:32
Theo dõi Báo điện tử Công lý trên

Trung Quốc xét nghiệm hng chục ngn mẫu máu ở Vũ Hán để điều tra nguồn gốc COVID-19; Pháp cng bố kế hoạch 30 tỉ euro cho 'Nước Pháp 2030'; Taliban đm phán trực tiếp với đặc phái viên Mỹ v EU… l tin tức thế giới đáng chú ý.

Trung Quốc xét nghiệm hàng chục ngàn mẫu máu ở Vũ Hán để điều tra nguồn gốc COVID-19

Trung Quốc đang chuẩn bị xét nghiệm hàng chục nghìn mẫu từ ngân hàng máu ở Vũ Hán nhằm điều tra về nguồn gốc của COVID-19.

Theo CNN, động thái trên diễn ra trong bối cảnh ngày càng có nhiều lời kêu gọi Trung Quốc minh bạch thông tin về sự xuất hiện của virus SARS-CoV-2 gây đại dịch COVID-19. Kho lưu trữ lên đến 200.000 mẫu, bao gồm cả những mẫu đã lấy từ cuối năm 2019, vốn được ban điều tra của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) xác định là một nguồn thông tin quan trọng có thể giúp xác định thời điểm và vị trí virus lần đầu tiên xâm nhập vào người.

vu-han.jpeg
Trung Quốc xét nghiệm hàng chục ngàn mẫu máu ở Vũ Hán để điều tra nguồn gốc COVID-19

Hãng Moderna và Johnson & Johnson công bố dữ liệu về liều vaccine tăng cường

Moderna cho rằng FDA nên cấp phép sử dụng liều vaccine tăng cường của hãng đối những người lớn tuổi và những người có nguy cơ lây nhiễm cao đã tiêm đầy đủ 2 liều. Theo Moderna, liều vaccine tăng cường của hãng hỗ trợ cho sức khỏe công cộng khi phục hồi phản ứng miễn dịch, đồng thời làm giảm số ca nhiễm ở những người trưởng thành đã hoàn thành tiêm chủng.

Trong khi đó, J&J cũng công bố dữ liệu cho thấy khả năng phòng chống COVID-19 được gia tăng sau khi tiêm liều vaccine tăng cường của hãng. Theo J&J, liều tăng cường có thể tiêm cách 2 tháng kể từ khi tiêm liều vaccine thứ hai.

Châu Phi hướng tới sản xuất vaccine mRNA dựa trên công thức cơ bản của Moderna

Liên minh Vaccine và Sinh học Afrigen có trụ sở ở thành phố Cape Town (Nam Phi) đang dẫn đầu dự án thí điểm này với sự hỗ trợ của WHO và cơ chế COVAX.

Mục tiêu của dự án là sản xuất vaccine dựa trên công nghệ mRNA phù hợp với các nước nghèo có khí hậu nóng nực. Vaccine này sẽ không cần được bảo quản ở nhiệt độ siêu lạnh thường xuyên bởi đây là một yêu cầu khó khăn ở những nơi thường hay xảy ra tình trạng mất điện.

Italy có kế hoạch đánh giá lại yêu cầu thẻ xanh

Ngày 12/10, Thứ trưởng Bộ Y tế Italy Andrea Costa cho biết yêu cầu thẻ xanh gây tranh cãi của chính phủ có thể được đánh giá lại sau khi tình trạng khẩn cấp tại Italy kết thúc vào ngày 31/12 tới “nếu dữ liệu tiếp tục khả quan, số ca nhập viện tiếp tục giảm, số người đã tiêm vaccine tiếp tục tăng”.

Phát biểu trên truyền hình, ông Costa cho biết có khả năng vào năm 2022, chính phủ có thể sửa đổi các biện pháp phòng chống COVID-19, kể cả thẻ xanh, một phương tiện để "đảm bảo quyền tự do của công dân và đảm bảo cuộc sống dần trở lại bình thường mà không cần phải lùi lại một bước".

the216-921-16317495252301196685660.jpg
Một chứng nhận điện tử liên quan đến COVID-19. Ảnh: Shutterstock

Ấn Độ khuyến nghị tiêm vaccine nội địa cho trẻ em từ 2 tuổi

Ngày 12/10, Ấn Độ đã khuyến nghị sử dụng khẩn cấp vaccine ngừa COVID-19 do công ty Bharat Biotech nước này sản xuất cho trẻ em dưới 12 tuổi.

Với động thái này, Bharat Biotech trở thành công ty đầu tiên tại Ấn Độ được chấp thuận về vaccine cho trẻ em sau khi xem xét những dữ liệu thử nghiệm vaccine này ở nhóm tuổi 2-18.

Indonesia nhấn mạnh vấn đề bất bình đẳng vaccine

Ngoại trưởng Indonesia Retno Marsudi đã nêu bật vấn đề bất bình đẳng vaccine ngừa COVID-19 tại lễ kỷ niệm 60 năm Phong trào Không liên kết (NAM) được tổ chức tại Beograd, Serbia, vào ngày 11 - 12/10.

Trong một bài phát biểu phát trên kênh Youtube của Bộ Ngoại giao Indonesia, bà Retno cho rằng “công bằng và bình đẳng trong tiếp cận vaccine là “bài kiểm tra đạo đức lớn nhất” mà thế giới đang đối mặt. Bà kêu gọi bình đẳng vaccine giữa tất cả các quốc gia theo “Dasasila Bandung (10 nguyên tắc Bandung)” của NAM trong những ngày đầu thành lập, như là các nguyên tắc của các mối quan hệ và hợp tác quốc tế.

Argentina bắt đầu tiêm vaccine cho trẻ em 3-11 tuổi.

Ngày 12/10, chính phủ Argentina đã chính thức khởi động chương trình tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho trẻ em từ 3-11 tuổi sau khi đã được Cơ quan quản lý dược phẩm, lương thực và công nghệ y tế (ANMAT) cấp phép hôm đầu tháng này.

Phát biểu họp báo, Bộ trưởng Y tế Carla Vizzotii cho biết chương trình tiêm chủng cho trẻ em được triển khai đồng thời tại tất cả các địa phương trên cả nước và đây sẽ là cơ sở để Argentina hướng tới mục tiêu hoàn tất phác đồ tiêm vaccine cho người dân trước cuối năm nay.

Bỉ cân nhắc tiêm mũi nhắc lại hàng năm

Từ ngày 13/10, Bỉ sẽ bắt đầu tiêm mũi vaccine ngừa COVID-19 thứ 3 cho người bị suy giảm miễn dịch, người sống trong viện dưỡng lão và người trên 65 tuổi.

Hội đồng y tế cấp cao Bỉ mới đây đã đề nghị mở rộng tiêm mũi 3 cho các nhóm có nguy cơ khác. Đó là những người có bệnh nền như tiểu đường, suy thận, người không được điều trị ức chế miễn dịch và hộ lý. Quyết định dự kiến sẽ được đưa ra vào cuối tháng 10.

Anh thất bại trong giai đoạn đầu ứng phó với đại dịch

Theo một báo cáo mới công bố của Quốc hội Anh cho biết, việc chính phủ và các nhà khoa học nước này đưa ra quyết định ủng hộ chiến lược tạo miễn dịch cộng đồng trong giai đoạn đầu của đại dịch COVID-19 là "một trong những thất bại y tế cộng đồng lớn nhất" cho tới nay của Vương quốc Anh.

Báo cáo dưới tiêu đề "Những bài học rút ra từ đại dịch COVID-19 cho tới nay" của Ủy ban Chăm sóc Y tế-Xã hội và Ủy ban Khoa học-Công nghệ của Quốc hội Anh đề cập tới những thành công và thất bại của Anh trong ứng phó với đại dịch COVID-19.

Pháp công bố kế hoạch 30 tỉ euro cho 'Nước Pháp 2030'

Ngày 12/10 tại Điện Elysée ở thủ đô Paris, Tổng thống Emmanuel Macron đã chính thức giới thiệu kế hoạch "France 2030" (Nước Pháp 2030), khởi đầu cho kế hoạch phát triển 10 năm tới.

Trong gần 2 giờ, Tổng thống Pháp đã trình bày chi tiết về kế hoạch đầu tư 30 tỷ euro cho 10 lĩnh vực ưu tiên, nhằm "xác định con đường dẫn đến sự độc lập về kinh tế của Pháp và Liên minh châu Âu (EU)", đồng thời "để ứng phó với những thách thức lớn của thời đại".

Đại sứ Lào nhậm chức Phó tổng thư ký ASEAN

Ngày 12/10, Đại sứ Ekkaphab Phanthavong, nguyên Trưởng Phái đoàn đại diện thường trực Lào tại Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), đã chính thức nhậm chức Phó tổng thư ký ASEAN phụ trách Cộng đồng Văn hóa - Xã hội (ASCC).

Phó tổng thư ký Phanthavong sẽ hỗ trợ Tổng thư ký ASEAN trong việc thực hiện Kế hoạch tổng thể ASCC 2025, lãnh đạo Vụ ASCC thuộc Ban thư ký ASEAN, giám sát việc thực hiện các dự án trong khuôn khổ ASCC, trong đó tập trung vào việc tạo dựng bản sắc chung và xây dựng xã hội quan tâm và chia sẻ.

Ông Vyacheslav Volodin được bầu làm Chủ tịch Hạ viện Nga khóa mới

Trong phiên họp toàn thể đầu tiên ngày 12/10, các nghị sĩ Duma Quốc gia (Hạ viện) Nga khóa 8 đã bầu ông Vyacheslav Volodin làm Chủ tịch Duma Quốc gia khóa mới với 360/450 phiếu ủng hộ.

Kyrgyzstan có thủ tướng mới

Ngày 12/10, Tổng thống Kyrgyzstan Sadyr Japarov đã ký sắc lệnh bổ nhiệm ông Akylbek Japarov làm người đứng đầu chính phủ nước này.

Tân lãnh đạo chính phủ Akylbek Japarov là người dày dạn kinh nghiệm, từng đảm nhiệm các chức vụ cấp bộ trưởng dưới 3 đời tổng thống khác nhau. Ông sẽ đồng thời đảm nhận nhiệm vụ vốn là của Thủ tướng và Chánh văn phòng nội các.

kyrgyzstan-121021k.jpg
Ông Akylbek Japarov. Ảnh: akipress.com

Thủ tướng Nauy công bố kế hoạch từ chức

Thủ tướng sắp mãn nhiệm của Nauy, bà Erna Solberg ngày 12/10 đã công bố kế hoạch từ chức trong tuần này, mở đường cho tân Thủ tướng Jonas Gahr Stoere nhậm chức.

Bà cho biết người kế nhiệm sẽ là ông Jonas Gahr Stoere - lãnh đạo đảng Lao động, chính đảng giành thắng lợi trong cuộc bầu cử vào tháng trước. Dự kiến, ông Stoere sẽ nhậm chức vào ngày 14/10.

Taliban đàm phán trực tiếp với đặc phái viên Mỹ và EU

Ngày 12/10, lực lượng Taliban ở Afghanistan đã tổ chức các cuộc đàm phán trực tiếp với đặc phái viên Mỹ và EU ở Qatar, trong nỗ lực ngoại giao để tìm kiếm sự ủng hộ quốc tế.

Người phát ngôn của EU, Nabila Massrali, nhận định cuộc họp có thể cho phép phía Mỹ và châu Âu giải quyết các vấn đề như việc tự do đi lại cho những người muốn rời khỏi Afghanistan, tiếp cận viện trợ nhân đạo, tôn trọng quyền của phụ nữ và ngăn chặn quốc gia Tây Nam Á trở thành nơi ẩn náu của các nhóm khủng bố. Tuy nhiên, bà khẳng định cuộc trao đổi này không đồng nghĩa với việc công nhận "chính phủ lâm thời" của Afghanistan.

Tổng thư ký LHQ kêu gọi thế giới đồng thuận ngăn chặn khủng hoảng hệ sinh thái

Trong bài phát biểu trực tuyến ngày 12/10 tại Hội nghị lần thứ các bên tham gia Công ước đa dạng sinh học (COP) tổ chức tại thành phố Côn Minh (Trung Quốc), Tổng Thư ký LHQ Antonio Guterres kêu gọi các nước trên thế giới đồng thuận nhằm ngăn chặn cuộc khủng hoảng sinh thái hiện đe dọa cuộc sống loài người.

Tổ chức bảo vệ môi trường khởi kiện Tổng thống Brazil hủy hoại rừng Amazon

Ngày 12/10, các nhà bảo vệ môi trường của Áo thuộc tổ chức Allrise đã đệ đơn kiện Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro và chính quyền của ông lên Tòa án Hình sự quốc tế (ICC) có trụ sở tại La Haye (Hà Lan) với cáo buộc các chính sách phát triển kinh tế của Brazil đã hủy hoại rừng Amazon, gián tiếp làm trầm trọng thêm ttình trạng biến đổi khí hậu.

IMF hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2021

Tại hội nghị mùa Thu của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB) ngày 12/10, IMF công bố báo cáo Triển vọng Kinh tế Thế giới (WEO) cho biết những đứt gãy trong các chuỗi cung ứng và sức ép giá đang kiềm chế đà phục hồi của nền kinh tế thế giới sau đại dịch COVID-19.

Trong báo cáo trên, IMF giảm dự báo tăng trưởng toàn cầu năm 2021 xuống còn 5,9% so với mức 6% đưa ra trong dự báo hồi tháng 7, và giữ nguyên dự báo cho năm 2022 là 4,9%.

Brunei phê chuẩn Hiệp định thương mại tự do lớn nhất thế giới RCEP

Ngày 12/10, Brunei đã phê chuẩn Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP). Như vậy, Brunei là nước thứ 6 phê chuẩn RCEP. Trước đó, Thái Lan, Singapore, Trung Quốc, Nhật Bản và Campuchia đã phê chuẩn hiệp định này.

EU viện trợ 1 tỷ euro cho Afghanistan và các nước láng giềng

Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen ngày 12/10 thông báo một gói viện trợ trị giá 1 tỷ euro (1,2 tỷ USD) "nhằm tránh một sự sụp đổ lớn về kinh tế - xã hội và nhân đạo" tại Afghanistan.

Trong số này, 250 triệu euro sẽ được bổ sung vào gói 300 triệu euro mà EU đã thông báo trước đó nhằm viện trợ nhân đạo khẩn cấp, và phần còn lại sẽ được chuyển đến các nước láng giềng trong khu vực tiếp nhận người di cư Afghanistan.

Anh lên kế hoạch tăng cường triển khai quân sự tại châu Á

Anh dự định tăng cường hiện diện tại khu vực Biển Đông và Ấn Độ Dương -Thái Bình Dương. Kênh CNBC (Mỹ) dẫn lời Tham mưu trưởng Không quân Hoàng gia Anh Mike Wigston xác nhận thông tin trên ngày 11/10.

Tàu HMS Queen Elizabeth tại cảng Portsmouth (Anh). Ảnh: AP

Tai nạn xe buýt ở Nepal làm ít nhất 28 người tử vong

Ít nhất 28 người đã thiệt mạng và trên 10 người bị thương khi một xe buýt trượt khỏi đường ở Mugu, một vùng đồi núi Tây Bắc Nepal ngày 12/10.

Quan chức tỉnh Mugu, ông Rom Bahadur Mahat cho biết vụ việc xảy ra khoảng 12h45 ngày 12/10 giờ địa phương (tức 13h45 giờ Việt Nam) khi xe buýt đang trên đường từ tỉnh Banke (miền Nam) đi Mugu. Nguyên nhân tai nạn được cho là một lốp xe bị thủng. Khi đó xe đang chở ít nhất 45 người, hầu hết là người đi tham gia lễ hội Dashain của người Hindu.

Tây Ban Nha tiếp tục ban bố lệnh sơ tán dân trên đảo La Palma do núi lửa

Trên 700 cư dân trên đảo La Palma của Tây Ban Nha đã được lệnh sơ tán ngày 12/10 do dung nham nóng đỏ từ núi lửa Cumbre Vieja ở Đông Bắc quần đảo Canary đang tiến gần tới nơi sinh sống của họ. Chính quyền địa phương cho biết từ 700 - 800 người dân La Laguna cần được chuyển đến nơi an toàn hơn.

Bão Pamela mạnh lên và sắp đổ bộ vào Mexico

Ngày 12/10, Cơ quan Khí tượng thủy văn quốc gia Mexico (SMN) thông báo bão Pamela đã mạnh lên cấp 1 trong thang bão Saffir-Simpson và có thể trở thành bão cấp 2 khi đổ bộ vào bang Jalisco, miền Trung Tây Mexico, vào ngày 13/10.

Thông báo của SMN cho biết hiện tâm bão cách Cabo San Lucas, thuộc bang Baja California Sur, 345 km về phía Tây Nam và cách Cabo Corrientes, bang Jalisco, 355 km về phía Tây. Hiện Pamela đang di chuyển với vận tốc 20 km/h về phía Đông Nam, với sức gió 130 km/h và gió giật lên tới 160 km/h.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Tin vắn thế giới ngy 13/10: Trung Quốc xét nghiệm hng chục ngn mẫu máu ở Vũ Hán để điều tra nguồn gốc COVID-19