Ông Jerome Powell được đề cử lm Chủ tịch FED nhiệm kỳ thứ hai; Vaccine cng nghệ mRNA - Triển vọng chống lại các căn bệnh nguy hiểm; Italy cho phép tiêm liều vaccine tăng cường phng COVID-19 sau 5 tháng… l tin tức thế giới đáng chú ý.
Ông Jerome Powell được đề cử làm Chủ tịch FED nhiệm kỳ thứ hai
Nhà Trắng ngày 22/11 thông báo Tổng thống Mỹ Joe Biden đã đề cử ông Jerome Powell làm Chủ tịch Ngân hàng dự trữ liên bang Mỹ (FED) nhiệm kỳ 2.
Điều này đồng nghĩa với việc ông Powell sẽ tiếp tục đảm nhiệm vai trò giám sát sự phục hồi của nền kinh tế số 1 thế giới sau đại dịch COVID-19. Tuy nhiên, quyết định đề cử này cần được Thượng viện thông qua.
Indonesia khẳng định trách nhiệm của ASEAN - Trung Quốc trong duy trì hòa bình và ổn định khu vực
Ngày 22/11, Tổng thống Indonesia Joko Widodo nhấn mạnh rằng Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Trung Quốc có trách nhiệm duy trì hòa bình và ổn định trong khu vực, bởi nếu không có hòa bình và ổn định sẽ không có thịnh vượng.
Ông Nicolae Ciuca được đề cử làm Thủ tướng Romania
Đảng Tự do Dân tộc (PNL) cầm quyền ở Romania và đảng Dân chủ Xã hội (PSD) ngày 22/11 đã hoàn tất việc thảo luận về cơ cấu liên minh cầm quyền tương lai, trong đó nhất trí tiến cử tướng về hưu Nicolae Ciuca làm Thủ tướng nhằm chấm dứt bế tắc chính trị kéo dài 2 tháng qua.
Thủ tướng Sudan mới phục chức cam kết bảo vệ thành quả của nền kinh tế
Ngày 22/11, Thủ tướng mới được phục chức của Sudan, ông Abdalla Hamdok, cho biết việc duy trì thành quả kinh tế trong 2 năm qua là một trong những nguyên nhân chính khiến ông quay trở lại nắm quyền theo một thỏa thuận mới đạt được với quân đội sau cuộc đảo chính gần 1 tháng trước.
Libya kết thúc quá trình tiếp nhận hồ sơ của các ứng cử viên tổng thống
Ủy ban bầu cử quốc gia cấp cao (HNEC) của Libya ngày 22/11 đã kết thúc quá trình tiếp nhận đơn đăng ký của các ứng cử viên tham gia tranh cử trong cuộc bầu cử tổng thống sắp tới, sau khi hơn 80 ứng cử viên đã nộp hồ sơ.
Chính phủ Israel giới hạn thời gian tại nhiệm của thủ tướng tối đa 8 năm
Chính phủ Israel ngày 22/11 thông báo đã nhất trí thông qua đề xuất một chính khách sẽ không được làm thủ tướng nếu từng giữ chức vụ này trong 2 nhiệm kỳ không liên tục nhưng cách nhau dưới 3 năm. Nếu hai nhiệm kỳ cách nhau trên 3 năm, quy định “không quá 8 năm” sẽ được áp dụng từ đầu.
Vaccine công nghệ mRNA – Triển vọng chống lại các căn bệnh nguy hiểm
Nổi bật trong số đó là sự ra đời của những vaccine dựa trên công nghệ mRNA của hãng dược phẩm Moderna (Mỹ) và Pfizer (Mỹ)/BioNTech (Đức), qua đó tiếp sức hiệu quả cho cuộc chiến chống dịch COVID-19. Với thành quả ấn tượng đó, vaccine mRNA đang được các nhà khoa học kỳ vọng có tiềm năng to lớn trong việc ngăn chặn các căn bệnh nguy hiểm như HIV, ung thư hay bệnh cúm.
Vaccine truyền tin RNA (mRNA) “dạy” các tế bào cách tạo protein giúp kích hoạt phản ứng miễn dịch bên trong cơ thể của con người. Bằng cách tiêm mRNA tổng hợp, các tế bào của con người được biến thành nhà máy sản xuất vaccine theo yêu cầu, sản sinh bất kỳ loại protein nào mà chúng ta muốn hệ miễn dịch học cách nhận biết và tiêu diệt.
Italy cho phép tiêm liều vaccine tăng cường phòng COVID-19 sau 5 tháng
Ngày 22/11, Bộ trưởng Y tế Italy Roberto Speranza tuyên bố người dân Italy có thể tiêm liều vaccine tăng cường phòng COVID-19 sau 5 tháng kể từ khi hoàn thành chu kỳ tiêm vaccine đầu tiên.
Trong khi đó, Italy dự kiến sẽ thắt chặt các quy định về thẻ xanh từ tháng 12/2021, khi tỷ lệ lây nhiễm COVID-19 và nhập viện tiếp tục tăng.
EMA đánh giá đơn xin cấp phép vaccine 1 liều của Johnson & Johnson làm liều tăng cường
Cơ quan quản lý dược phẩm châu Âu (EMA) thông báo đang bắt đầu đánh giá đơn xin cấp phép sử dụng vaccine một liều duy nhất của hãng Johnson & Johnson (Mỹ) làm liều tăng cường cho người trên 18 tuổi.
Nếu được thông qua, đây sẽ là loại vaccine thứ ba được Liên minh châu Âu (EU) cấp phép làm liều tăng cường cho người trưởng thành và sẽ được tiêm sau 6 tháng kể từ khi hoàn thành 2 mũi tiêm bình thường.
Indonesia lo ngại tình trạng bất bình đẳng vaccine trên toàn cầu
Phát biểu trong khuôn khổ Hội nghị quốc tế Global Town Hall 2021 do Cộng đồng chính sách đối ngoại Indonesia (FPCI) tổ chức mới đây, Ngoại trưởng Indonesia Retno Marsudi cho rằng hiện nay còn tồn tại tình trạng bất bình đẳng trong phân phối vaccine toàn cầu. Vaccine thường sẽ được bán cho bên trả giá cao hơn. 64,99% người dân ở các nước thu nhập cao đã được tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 ít nhất 1 liều, trong khi đó ở các nước thu nhập thấp con số này chỉ là 6,48%.
Hiệu quả bảo vệ của vaccine của Pfizer ở thiếu niên kéo dài nhiều tháng
Hãng dược phẩm Pfizer Inc của Mỹ ngày 22/11 công bố kết quả giai đoạn thử nghiệm sau cùng của vaccine ngừa COVID-19 do hãng sản xuất đối với nhóm đối tượng từ 12 đến tuổi.
Các dữ liệu thu được từ giai đoạn thử nghiệm cho thấy vaccine ngừa COVID-19 của Pfizer đạt hiệu quả 100% bảo vệ thanh thiếu niên trong giai đoạn 7 ngày đến 4 tháng kể từ khi hoàn thành mũi tiêm thứ 2.
Trung Quốc thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 thuốc kháng virus gây bệnh COVID-19
Viện Vi sinh vật thuộc Viện Khoa học Trung Quốc (CAS) ngày 22/11 thông báo bắt đầu thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 đối với kháng thể JS016 - một kháng thể trung hòa chống lại COVID-19 do Trung Quốc phát triển. Giai đoạn thử nghiệm này sẽ được tiến hành ở nước ngoài.
Kenya: Yêu cầu xuất trình giấy chứng nhận tiêm vaccine từ ngày 21/12
Kenya đã công bố quy định mới về y tế, theo đó người dân nước này sẽ phải chứng minh rằng họ đã được tiêm chủng đầy đủ vaccine ngừa COVID-19 để được tiếp cận với các dịch vụ công, phương tiện giao thông công cộng và các địa điểm công cộng như công viên quốc gia, quán bar và nhà hàng.
80% dân số Indonesia có thể đã mang kháng thể chống biến thể Delta
Nhà dịch tễ học Citra Indriani của Đại học Gadjah Mada (UGM) cho rằng 80% dân số Indonesia có thể đã nhiễm biến thể Delta của virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19.
Căn cứ xu hướng sụt giảm mạnh các ca lây nhiễm trong 3 - 4 tháng qua, ông Citra nhận định sự sụt giảm này là do Indonesia đã đạt được khả năng miễn dịch cộng đồng thông qua lây nhiễm tự nhiên.
Áo thực thi lệnh phong toả lần thứ 4
Ngày 22/11, Áo bắt đầu thực thi lệnh phong tỏa toàn quốc thứ 4. Theo quy định mới, hầu hết các địa điểm tập trung đông người như nhà hàng, quán cà phê, quầy bar, rạp hát, cửa hàng không thiết yếu và tiệm làm tóc phải đóng cửa trong 10 ngày và có thể kéo dài lên đến 20 ngày.
Đức: Một số bang ban hành lệnh giới nghiêm đối với người không tiêm chủng
Cụ thể, chính quyền bang Saxon thông báo sẽ yêu cầu những người chưa tiêm chủng không rời khỏi nhà nếu không có lý do chính đáng trong khoảng thời gian từ 10h tối đến 6h sáng hằng ngày.
New Zealand: Sẽ phân loại cấp độ dịch, sống chung với COVID-19
Từ ngày 3/12 tới, hệ thống phân loại cấp độ dịch để sống chung với COVID-19 sẽ được áp dụng, theo đó dỡ bỏ các biện pháp hạn chế và cho phép nối lại các hoạt động kinh doanh tại Auckland - thành phố lớn nhất nước.
Theo thông báo của Thủ tướng Jacinda Ardern, hệ thống mới này sẽ phân cấp các khu vực theo các màu đỏ, cam, xanh lá cây tùy theo nguy cơ lây nhiễm và tỷ lệ tiêm chủng của khu vực.
Australia: Sắp mở cửa biên giới cho người nước ngoài
Australia, từ ngày 1/12, chính phủ nước này sẽ mở cửa biên giới cho khoảng 230.000 người nước ngoài, bao gồm sinh viên quốc tế, những người lao động theo diện thị thực việc làm, người nhập cảnh theo diện đoàn tụ gia đình và người có thị thực nhân đạo.
Campuchia phục hồi nhanh sau dịch bệnh COVID-19
9 tháng sau “Sự cố cộng đồng 20/2”, dịch COVID-19 tại Campuchia đã được kiểm soát, Campuchia đang nỗ lực mở cửa trở lại hoàn toàn các lĩnh vực xã hội.
Ngày 21/11, người phát ngôn Bộ Y tế Campuchia Hok Kim Cheng cho biết Campuchia đã mở cửa trở lại hầu hết các lĩnh vực, học sinh được trở lại trường học. Tuy nhiên, Campuchia chưa thể nới lỏng các biện pháp phòng chống dịch bệnh đã áp dụng để ngăn chặn sự lây lan của virus.
Học sinh Hàn Quốc bắt đầu trở lại lớp học trực tiếp
Học sinh các trường mẫu giáo và trường học trên toàn Hàn Quốc sẽ bắt đầu trở lại lớp học trực tiếp toàn diện kể từ ngày 22/11.
Số liệu thống kê của Bộ Giáo dục Hàn Quốc cho biết 97% trường học ở khu vực thủ đô Seoul và vùng phụ cận (tỉnh Gyeonggi và thành phố Incheon) triển khai học trực tiếp từ ngày 22/11.
Nga cung cấp cho Liban hình ảnh vệ tinh giúp điều tra vụ nổ cảng Beirut
Ngày 22/11, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov thông báo nước này đã chuyển cho phía Liban những hình ảnh do vệ tinh chụp khu cảng Beirut trong khoảng thời gian trước và sau vụ nổ gây nhiều thương vong hồi năm ngoái.
Trao đổi với các phóng viên, ông Lavrov cho biết theo yêu cầu của chính phủ Liban, Moskva đã trao những hình ảnh vệ tinh mà Cơ quan Hàng không vũ trụ Nga - Roscosmos thu thập được. Nga hy vọng những tài liệu này sẽ hỗ trợ cuộc điều tra nguyên nhân vụ nổ.
Đại dịch COVID-19 phá hủy cấu trúc xã hội, tác động mạnh đến phụ nữ và người di cư
Không chỉ cướp đi sinh mạng của hàng triệu người, đại dịch COVID-19 đã gây ra những thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế - xã hội, trong đó phụ nữ và người di cư là những người bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Đây là cảnh báo của Hiệp hội Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế (IFRC) đưa ra ngày 22/11.
Lao xe vào đoàn diễu hành tại Mỹ, hàng chục người thương vong
Cảnh sát Mỹ ngày 22/11 xác nhận đã có ít nhất 5 người thiệt mạng và 40 người bị thương trong vụ lao xe vào đoàn diễu hành Giáng sinh ở thành phố Waukesha bang Wisconsin (Mỹ) xảy ra đêm trước đó (theo giờ Mỹ).
Hãng CNN và NBC dẫn các nguồn tin cảnh sát cho biết đến nay không có dấu hiệu cho thấy vụ việc này có liên quan đến khủng bố. Hiện một đối tượng đã bị bắt giữ để thẩm vấn, trong khi chiếc xe gây án cũng đã bị thu giữ.
Indonesia hướng đến phát triển du lịch công viên địa chất
Trong bài phát biểu khai mạc Hội nghị Công viên địa chất Indonesia lần thứ II được tổ chức ngày 22/11, Tổng thống Indonesia Joko Widodo cho biết ngoài việc giáo dục trẻ em, các công viên địa chất cũng có thể được phát triển thành các điểm du lịch hấp dẫn.
Ngoài việc tận hưởng vẻ đẹp tự nhiên, khách du lịch cũng có thể tham gia vào việc bảo tồn môi trường, nghiên cứu lịch sử địa chất và sự đa dạng văn hóa xung quanh công viên.
Nga sẽ dùng Internet phát từ vũ trụ vào năm 20
Cơ quan vũ trụ Roscosmos của Nga đã nhận được các khoản ngân sách đầu tiên để nghiên cứu và phát triển mạng Internet trên vũ trụ.
“Nếu tiến độ được như dự tính thì Nga sẽ có mạng Internet từ vũ trụ vào năm 20”, ông Dmitry Rogozin, Giám đốc điều hành Roscosmos, cho biết.
Người phụ nữ da màu đầu tiên được tôn vinh là vĩ nhân làm rạng danh nước Pháp
Cuối tháng này, tên tuổi của cố nghệ sĩ người Pháp gốc Mỹ Josephine Baker sẽ được khắc lên bia tưởng niệm ở Điện Pantheon, nơi tôn vinh những vĩ nhân đã làm rạng danh nước Pháp. Bà là người phụ nữ da màu đầu tiên và là người phụ nữ thứ sáu trong danh sách 80 vĩ nhân quốc gia trong lịch sử Pháp được lưu danh tại Điện Pantheon.
Nhiều du khách bị bắt cóc tại Nigeria
Ngày 22/11, một quan chức an ninh Nigeria cho biết các tay súng không rõ danh tính cùng ngày đã tấn công một xe chở khách du lịch trên tuyến đường cao tốc ở bang Kaduna, Tây Bắc Nigeria, đồng thời bắt cóc một số lượng người chưa xác định.
Ngập lụt khiến nhiều người thương vong tại Ấn Độ
Ngày 22/11, ngập lụt đã khiến nhiều đường phố tại thành phố Tirupati, bang Andhra Pradesh chìm trong nước. Trong khi giao thông bị gián đoạn, nhiều người dân địa phương đã tranh thủ… bơi ngay trên đường.