Nga cảnh báo về khả năng xảy ra thảm kịch tại nh máy điện hạt nhân Zaporizhzhia; Iran khẳng định vấn đề trao đổi t nhân với Mỹ nằm ngoi đm phán hạt nhân; Cố vấn Y tế của Tổng thống Mỹ thng báo từ chức… l tin tức thế giới đáng chú ý.
Nga cảnh báo về khả năng xảy ra thảm kịch tại nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia
Ngày 22/8, RIA dẫn lời Phó Đại sứ Nga tại LHQ Dmitry Polyanskiy cho biết nước này đã đề nghị Hội đồng Bảo an LHQ tổ chức cuộc họp liên quan đến nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia ở Ukraine.
Cùng ngày, Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại của Duma Quốc gia (Hạ viện) Nga, ông Leonid Slutsky, ngày càng nhiều nước cung cấp vũ khí cho Ụkraine thay vì quan tâm đến tình hình xung quanh nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia hay tình huống có thể tái diễn thảm họa Chernobyl trong trường hợp bất trắc. Ông cho biết Moscow đã thực hiện tất cả các biện pháp cần thiết để ngăn chặn một thảm kịch tại nhà máy điện hạt nhân nói trên.
Iran khẳng định vấn đề trao đổi tù nhân với Mỹ nằm ngoài đàm phán hạt nhân
Ngày 22/8, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Iran Nasser Kanaani nhấn mạnh việc trao đổi tù nhân với Mỹ không liên quan đến các cuộc đàm phán gián tiếp với Washington nhằm khôi phục thỏa thuận hạt nhân năm 20, hay còn gọi là Kế hoạch hành động chung toàn diện (JCPOA).
Bộ trưởng Di trú Thuỵ Điển: Cấm thị thực đối với công dân Nga là một sai lầm
Ngày 21/8, Bộ trưởng Di trú Thụy Điển Anders Ygeman nhận định sẽ rất khó thực hiện đề xuất cấm cấp thị thực cho công dân Nga và đề xuất này nếu được áp dụng sẽ là một sai lầm.
Ông Ygeman cho biết Chính phủ Thụy Điển chỉ đưa ra các biện pháp hạn chế như bãi bỏ quy định đơn giản hóa thủ tục xin cấp thị thực. Ông nhấn mạnh nếu dừng cấp thị thực đối với tất cả công dân Nga đồng nghĩa các nhà khoa học Nga cũng sẽ không thể đến Liên minh châu Âu (EU), trong khi các bên vẫn muốn duy trì hoạt động trao đổi này.
Cựu Thủ tướng Pakistan I.Khan đối mặt với cáo buộc khủng bố
Ngày 22/8, giới chức Pakistan cho biết cảnh sát nước này đã đưa ra các cáo buộc khủng bố chống lại cựu Thủ tướng Imran Khan.
Các cáo buộc nhằm vào ông Imran Khan được đưa ra sau khi vị cựu Thủ tướng này có bài phát biểu tại thủ đô Islamabad vào ngày 20/8, trong đó cảnh báo sẽ kiện các sĩ quan cảnh sát cùng một nữ thẩm phán liên quan tới vụ bắt giữ một trợ lý thân cận của ông này.
Cố vấn Y tế của Tổng thống Mỹ thông báo từ chức
Cố vấn của Tổng thống Joe Biden về dịch COVID-19, Tiến sĩ Anthony Fauci, chuyên gia hàng đầu về bệnh truyền nhiễm của Mỹ, người đã trở thành gương mặt đại diện cho cuộc chiến chống lại đại dịch của nước này, ngày 22/8 thông báo sẽ từ chức vào tháng 12 tới, sau 38 năm đảm nhiệm cương vị này.
Tiến sĩ Fauci, 81 tuổi, cho biết sẽ rời bỏ cả vị trí Giám đốc Viện Dị ứng và Bệnh truyền nhiễm Quốc gia (NIAID) và Cố vấn y tế chính cho Tổng thống Biden, nhưng khẳng định: "Tôi sẽ không nghỉ hưu". Ông tuyên bố sẽ ra đi vào tháng 12 để "theo đuổi chương tiếp theo trong sự nghiệp của mình".
Giá khí đốt tại châu Âu thiết lập kỷ lục mới
Giá bán buôn khí đốt tại thị trường châu Âu đóng cửa ngày 22/8 thiết lập mức cao kỷ lục mới. Theo đó, giá khí đốt hợp đồng tương lai giao tháng 9 tại trung tâm giao dịch Title Transfer Facility (TTF) ở Hà Lan tăng 14,6%, đứng ở mức 280, euro/MWh. Cùng thời điểm này năm ngoái, giá khí đốt tại châu Âu được giao dịch dưới 27 euro/MWh.
Tại châu Âu, giá khí đốt liên tiếp tăng mạnh một phần do nguồn cung khí đốt của Nga qua tuyến đường ống Nord Stream 1 (Dòng chảy phương Bắc 1) sang thị trường này bị gián đoạn. Cuối tuần trước, giá khí đốt trên TTF chốt phiên giao dịch tăng 6,8%, lên 257,4 euro/MWh.
Bulgaria muốn đàm phán với Gazprom để nối lại vận chuyển khí đốt
Bulgaria gần như phụ thuộc hoàn toàn vào Nga để đảm bảo mức tiêu thụ khí đốt hằng năm lên tới 3 tỷ tấn m3. Vào cuối tháng 4, Gazprom đã giảm lượng khí đốt vận chuyển sang Bulgaria, sau khi chính phủ tiền nhiệm của nước này từ chối thanh toán bằng đồng ruble cho các hợp đồng khí đốt. Kể từ thời điểm đó, Bulgaria đã phải chật vật tìm kiếm nguồn cung thay thế.
Ngày 22/8, Chính phủ Bulgaria thông báo sẽ tìm cách đối thoại với hãng năng lượng Gazprom của Nga để nối lại hoạt động vận chuyển khí đốt tự nhiên trước khi mùa Đông tới.
Hàn Quốc xem xét khả năng khiếu nại WTO về đạo luật giảm lạm phát của Mỹ
Ngày 22/8, Bộ trưởng Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc Lee Chang-yang cho biết, nước này sẽ xem xét liệu có đệ đơn khiếu nại lên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) về đạo luật mới của Mỹ, trong đó loại trừ xe điện được sản xuất bên ngoài Bắc Mỹ khỏi danh sách được giảm thuế tại Mỹ.
Các nguồn tin ngoại giao cho biết, trong cuộc điện đàm hôm 19/8 với Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken, Ngoại trưởng Hàn Quốc Park Jin cũng bày tỏ lo ngại về đạo luật mới của Mỹ, đồng thời kêu gọi Washington thực thi một cách linh hoạt.
Israel triển khai các chuyến bay cho người Palestine tại khu Bờ Tây
Ngày 22/8, Israel đã công bố cơ chế cho phép người Palestine tại khu Bờ Tây bị chiếm đóng bay ra nước ngoài từ một sân bay tại sa mạc Negev.
Người phát ngôn của Cơ quan quản lý sân bay Israel (IAA) cho biết 40 người Palestine đã có mặt trên chuyến bay đầu tiên cất cánh từ sân bay Ramon gần thành phố nghỉ dưỡng Eilat, miền Nam nước này.
Indonesia đặt mục tiêu đón 7,4 triệu lượt du khách quốc tế vào năm 2023
Bộ trưởng Du lịch và Kinh tế sáng tạo Indonesia Sandiaga Uno cho biết chính phủ nước này đặt mục tiêu đón 3,5-7,4 triệu lượt khách du lịch nước ngoài vào năm 2023.
Bộ trưởng Sandiaga cho biết Indonesia hiện chú trọng thu hút du khách trong nước, chưa phải là du khách quốc tế. Tuy nhiên, với chính sách thị thực tốt hơn, nhiều chuyến bay thẳng hơn, Indonesia sẽ có thể đạt được mục tiêu của năm 2023.
Các trường học tại Philippines mở cửa trở lại sau hơn 2 năm
Ngày 22/8, hàng triệu trẻ em ở Philippines đã trở lại trường học trong ngày bắt đầu năm học mới. Với nhiều học sinh, đây là lần đầu tiên các em được đến lớp kể từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát tại quốc gia Đông Nam Á này.
Tập đoàn sở hữu phần mềm gián điệp Pegasus: CEO từ chức, 13% nhân viên bị sa thải
Ngày 21/8, tập đoàn NSO của Israel xác nhận Giám đốc điều hành (CEO) Shalev Hulio sẽ từ chức. Đây là một phần trong kế hoạch tái cơ cấu của tập đoàn sở hữu phần mềm gián điệp Pegasus vốn thu hút sự chú ý của dư luận trong thời gian qua.
Cảnh sát vô hiệu hóa một thiết bị nổ tại thủ đô Stockholm, Thụy Điển
Ngày 22/8, người phát ngôn cảnh sát Thụy Điển thông báo lực lượng chức năng nước này đã vô hiệu hóa 1 thiết bị nổ trong một túi vô chủ ở trung tâm thủ đô Stockholm.
Theo người phát ngôn trên, thiết bị nổ đã được phát hiện tối muộn 21/8 trong chiếc túi bỏ lại khu vực trung tâm Stockholm - một trong những địa điểm vừa diễn ra lễ hội văn hóa hằng năm của thành phố (17 - 21/8).
Tấn công bằng súng ở thành phố Atlanta của Mỹ, 2 người thiệt mạng
Cảnh sát thành phố Atlanta của Mỹ ngày 22/8 đã ra thông báo về vụ tấn công bằng súng ở khu vực quảng trường Colony ở trung tâm thành phố, làm 2 người thiệt mạng và 1 người khác bị thương.
Theo thông báo, sau nhiều giờ truy đuổi, cảnh sát đã bắt giữ một nữ nghi phạm ở sân bay quốc tế Hartsfield-Jackson Atlanta. Thông báo cho biết vụ tấn công bằng súng này không phải ngẫu nhiên và nghi phạm dường như có chủ đích khi nhắm tới những nạn nhân.
Nga bắt giữ phần tử IS âm mưu khủng bố tại Ấn Độ
Ngày 22/8, Cơ quan An ninh LB Nga (FSB) thông báo đã bắt giữ một đối tượng đánh bom liều chết, thành viên của tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng, đang lên kế hoạch tấn công khủng bố nhằm vào một quan chức cấp cao Ấn Độ.
Sập mái thánh đường ở Pakistan, ít nhất 7 người thiệt mạng
Ít nhất 7 người đã thiệt mạng và 10 người bị thương sau khi phần mái của một thánh đường đổ sập tại huyện Khairpur, thuộc tỉnh Sindh, miền Nam Pakistan rạng sáng 22/8.
Trên 2.700 con tê giác bị săn bắn tại châu Phi từ 2018 - 2021
Ngày 22/8, Liên minh Bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN) cho biết số vụ săn bắn và buôn bán sừng tê giác đã giảm trong những năm qua, song loài động vật này vẫn đối mặt với mối đe dọa nghiêm trọng bị tuyệt chủng.
Trong báo cáo công bố cùng ngày, IUCN, có trụ sở tại Thụy Sĩ, nêu rõ trong giai đoạn 2018 - 2021, có 2.707 con tê giác đã bị săn bắn tại châu Phi, đáng chú ý 90% trong số này đã bị giết tại Nam Phi, chủ yếu là tại Công viên Quốc gia Kruger.
Các trung tâm cứu hộ chó tại CH Cyprus quá tải
Các trung tâm cứu hộ chó tại CH Cyprus đã trở nên quá tải khi nhiều con được nhận nuôi trong đại dịch COVID-19 nay lại bị bỏ rơi, cũng như những vấn đề phức tạp trong thủ tục nhận nuôi liên quan đến Brexit.
Trong giai đoạn dịch bệnh bùng phát, số lượng chó được nhận nuôi tại Cyprus đã tăng cao ở mức chưa từng thấy. Trong năm 2020 và đầu năm 2021, chính quyền Cyprus đã áp đặt các biện pháp hạn chế nhằm ngăn virus lây lan, việc dắt cho đi dạo là một trong những lý do hiếm hoi mà người dân được phép ra khỏi nhà.
Ô tô con va chạm với xe buýt ở Nhật Bản, 9 người thương vong
Chính quyền tỉnh Aichi (Nhật Bản) cho biết đã có 2 người thiệt mạng và 7 người khác bị thương trong ngày 22/8 sau khi một chiếc ô tô con va chạm với một xe buýt trên xa lộ Nagoya ở miền Trung nước này.
Thể tích các sông băng Thụy Sĩ giảm 50% kể từ năm 1931
Ngày 22/8, các nhà nghiên cứu Thụy Sĩ cảnh báo thể tích các sông băng tại nước này đã giảm một nửa kể từ năm 1931, sau khi lần đầu phục dựng được xu hướng sông băng biến mất trong thể kỷ 20.
Nghiên cứu đã được đăng trên tạp chí khoa học The Cryosphere, sử dụng tư liệu từ kho ảnh TerrA, trong đó chụp được khoảng 86% các khu vực sông băng của Thụy Sĩ, phân tích khoảng 21.700 bức ảnh được chụp trong giai đoạn từ năm 1916-1947.
Đức và Ba Lan phát hiện tảo độc trong cá chết hàng loạt trên sông Oder
Ngày 22/8, Đức và Ba Lan thông báo đã phát hiện tảo độc trong các mẫu cá lấy từ sông Oder, sau khi tình trạng cá chết hàng loạt làm dấy lên quan ngại về thảm họa môi trường.
Kể từ tháng 7, tổng cộng có hơn 100 tấn cá chết đã được vớt lên từ sông Oder, con sông chảy qua cả Đức và Ba Lan. Trả lời phỏng vấn, người phát ngôn Bộ Môi trường Đức Andreas Kuebler tuyên bố sự phát triển ồ ạt của tảo độc trong nước lợ có thể là nguyên nhân khiến cá chết hàng loạt.
Hàn Quốc công bố 10 địa phương thuộc 'Khu vực thảm họa đặc biệt'
Ngày 22/8, Bộ Hành chính và An ninh Hàn Quốc đã công bố “Khu vực thảm họa đặc biệt” đối với 10 địa phương bị thiệt hại lớn do đợt mưa lớn kỷ lục kéo dài 10 ngày từ ngày 8/8 vừa qua.
Các khu vực được công nhận khu vực thảm họa đặc biệt gồm thủ đô Seoul, tỉnh Gyeonggi, tỉnh Gangwon, tỉnh Nam Chungcheong. Tại thủ đô Seoul, các khu vực nằm trong danh sách "Khu vực thảm họa đặc biệt" là quận Yeongdeungpo, quận Gwanak, phường Gaepo 1 thuộc quận Gangnam. Tại tỉnh Gyeonggi có thành phố Seongnam, thành phố Gwangju, thành phố Yangpyeong, xã Geumsa và Sanbuk thuộc thành phố Yeoju.
Tây Ban Nha đã kiểm soát được đám cháy rừng khiến hàng nghìn người phải sơ tán
Lực lượng cứu hỏa Tây Ban Nha ngày 21/8 đã kiểm soát được đám cháy rừng vốn tàn phá khu vực rộng lớn ở miền Đông nước này, theo đó nhà chức trách địa phương đã dỡ bỏ tất cả các yêu cầu sơ tán.
Động đất độ lớn 5,5 tại phía Nam đảo Bali, Indonesia
Trung tâm Địa chấn Địa Trung Hải - châu Âu (EMSC) cho biết một trận động đất có độ lớn 5,5 đã xảy ra tại khu vực phía Nam đảo Bali, Indonesia, ngày 22/8. Động đất có độ sâu 1 km. Hiện chưa có ban bố cảnh báo sóng thần cũng như báo cáo thiệt hại sau động đất.
Bolivia viện trợ 62 tấn hàng hóa cho Cuba sau thảm họa cháy kho dầu
Ngày 21/8, Chính phủ Bolivia đã gửi hơn 62 tấn hàng viện trợ nhân đạo gồm thuốc men, thực phẩm và thiết bị đến Cuba để thể hiện tình đoàn kết với đảo quốc Caribe này sau vụ cháy kho nhiên liệu lớn nhất nước.
Lũ lụt tại Afghanistan khiến 14 người thiệt mạng, 12 người bị thương
Ít nhất 14 người thiệt mạng và 12 người khác bị thương trong các trận lũ lụt và mưa lớn ngày 21/8 tại tỉnh Pakha, miền Đông Afghanistan.