Tin vắn thế giới ngy 25/11: Vaccine COVID-19 đầu tiên phát triển tại Nhật Bản đề nghị được cấp phép

Bạch Dương| 25/11/2022 07:37
Theo dõi Báo điện tử Công lý trên

Quốc vương Malaysia chỉ định ng Anwar Ibrahim lm Thủ tướng; EP chưa thể thng qua gi hỗ trợ Ukraine trị giá 18 tỷ euro; Vaccine ngừa COVID-19 đầu tiên phát triển tại Nhật Bản đề nghị được cấp phép… l tin tức thế giới đáng chú ý.

Quốc vương Malaysia chỉ định ông Anwar Ibrahim làm Thủ tướng và đứng ra thành lập chính phủ

Ngày /11, các phương tiện truyền thông đưa tin Quốc vương Malaysia đã chỉ định ông Anwar Ibrahim làm thủ tướng mới và đứng ra thành lập chính phủ, bước đi chấm dứt tình trạng bế tắc chính trị hiện nay tại nước này.

Tối cùng ngày, ông Anwar Ibrahim tuyên thệ nhậm chức, sau đó đã tổ chức họp báo.

0884e500-57a1-4228-9825-b95abbad26a2.jpeg
Thủ lĩnh đối lập Anwar Ibrahim trở thành tân Thủ tướng Malaysia

Tân Thủ tướng Malaysia cam kết nỗ lực để cân bằng mọi lợi ích quốc gia

Phát biểu trước báo giới, Thủ tướng Anwar cho rằng ông sẽ lãnh đạo một liên minh thống nhất lớn nhất từ trước đến nay, bao gồm liên minh Hy vọng (PH), liên minh Mặt trận quốc gia (BN), GPS và Warisan, Muda và sự ủng hộ từ một số ứng cử viên độc lập. Ông khẳng định sẽ nỗ lực để cân bằng mọi lợi ích, đồng thời cam kết không nhận lương và sẽ công khai toàn bộ tài sản.

Quốc hội​ Liban lần thứ 7 không bầu được tổng thống mới

Quốc hội Liban ngày /11 không bầu được tổng thống mới do các đảng phái chính trị không nhất trí được một gương mặt ứng cử vào chiếc ghế tổng thống đang để trống gần một tháng nay. Đây là lần thứ 7, cơ quan lập pháp Liban không thể bầu được người kế vị ông Michel Aoun, người đã kết thúc nhiệm kỳ tổng thống từ ngày 31/10 vừa qua.

Thủ tướng Nhật Bản bác tin cải tổ Nội các

Ngày /11, Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida đã bác bỏ tin đồn rằng ông đang lên kế hoạch cải tổ Nội các, sau khi 3 bộ trưởng buộc phải từ chức hoặc bị cách chức chỉ trong chưa đầy một tháng.

Thủ tướng Kishida cho biết Nội các của ông dự định sẽ “tập trung vào hàng loạt thách thức chính trị” như các cuộc thảo luận trong kỳ họp bất thường hiện nay của Quốc hội và soạn thảo 3 văn bản quan trọng về quốc phòng trong thời gian từ nay tới cuối năm.

Thủ tướng Hungary tiết lộ thời gian chấp thuận việc Thụy Điển và Phần Lan gia nhập NATO

Phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh Nhóm Visegarad (gồm Ba Lan, Cộng hòa Czech, Slovakia và Hungary) ở Slovakia ngày /11, Thủ tướng Hungary Viktor Orban khẳng định Hungary chắc chắn sẽ chấp thuận việc Thụy Điển và Phần Lan gia nhập NATO vào đầu năm 2023.

Theo ông Orban, Quốc hội Hungary sẽ thông qua các nghị định thư kết nạp hai quốc gia Bắc Âu vào NATO ngay sau khi Chính phủ Hungary phê chuẩn, đồng thời nhấn mạnh Budapest quyết thể hiện sự ủng hộ việc gia nhập nói trên và "Thụy Điển và Phần Lan sẽ không phải chờ đợi một phút nào vì Hungary".

Quan chức Nga và Ukraine gặp nhau tại UAE

Theo Reuters, các đại diện của Nga và Ukraine đã gặp nhau tại Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) vào tuần trước và thảo luận về khả năng trao đổi tù nhân, khơi thông hoạt động xuất khẩu amoniac của Nga sang châu Á và châu Phi thông qua một đường ống của Ukraine.

Cuộc đàm phán do UAE làm trung gian và không có sự tham gia của LHQ, nhằm loại bỏ những trở ngại còn lại trong Sáng kiến trên, vốn đã được gia hạn vào tuần trước song các bên chưa nhất trí về việc xuất khẩu phân bón của Nga.

Người lao động Anh bắt đầu đình công trên diện rộng

Các nhân viên bưu chính, giáo viên và nhân viên các trường đại học trên cả nước Anh đã bắt đầu đình công trong ngày /11 nhằm yêu cầu tăng lương và cảnh báo sẽ có thêm các kế hoạch đình công gây gián đoạn trên diện rộng trong bối cảnh dịp nghỉ lễ Giáng sinh đang đến gần.

Theo đó, trên 70.000 nhân viên các trường đại học tại Anh, giáo viên tại vùng Scotland và nhân viên bưu chính thuộc công ty Royal Mail đã đình công trong bối cảnh mâu thuẫn ngày càng gia tăng khi cả người lao động và các doanh nghiệp đều phải chật vật ứng phó với lạm phát và chi phí leo thang.

Nhà máy đóng tàu Nga vướng kiện tụng với Bộ Quốc phòng

Nhà máy đóng tàu chuyên sản xuất tàu lớp Karakurt cho Hải quân Nga đang đối mặt với khó khăn tiềm ẩn về tài chính sau các vụ kiện mới từ Bộ Quốc phòng và hàng loạt chủ nợ.

Hôm /11, một tòa án trọng tài ở Moscow đã tổ chức phiên xét xử sơ bộ đầu tiên trong vụ kiện chống lại Nhà máy đóng tàu Pella, trong đó bên nguyên là Bộ Quốc phòng Nga đang yêu cầu bồi thường 1,4 tỷ rúp (23,1 triệu USD) với cáo buộc Pella “không thực hiện được các liên hệ cung ứng”.

EP chưa thể thông qua gói hỗ trợ Ukraine trị giá 18 tỷ euro

Ngày /11, Nghị viện châu Âu (EP) đã chấp thuận gói hỗ trợ tài chính của Liên minh châu Âu (EU) dành cho Ukraine trong năm 2023 với trị giá 18 tỷ euro (18,7 tỷ USD). Tuy nhiên, kế hoạch này vẫn chưa được thông qua do vấp phải sự phản đối của Hungary.

Hungary khẳng định nước này không chấp nhận việc EU cùng đi vay để đóng góp cho gói viện trợ Ukraine. Thay vào đó, Budapest có kế hoạch hỗ trợ song phương cho nước này. Hôm 23/11, Hungary cũng thông báo sẽ viện trợ 187 triệu euro (gần 195 triệu USD) cho Ukraine, tương đương 1% số tiền mà EU muốn huy động.    

ttxvn_ukraine.jpg
Cảng hàng hóa ở thành phố Odessa, Ukraine.

Thủ tướng Cuba kêu gọi sử dụng công nghệ thông tin có trách nhiệm

Ngày /11, phát biểu tại Hội thảo An ninh mạng quốc gia lần thứ nhất, Thủ tướng Cuba Manuel Marrero Cruz đã kêu gọi nâng cao nhận thức về rủi ro và khuyến khích sử dụng công nghệ thông tin có trách nhiệm. Sự kiện này nằm trong chương trình nghị sự của Hội nghị lần thứ nhất về An ninh mạng - một chủ đề mà Cuba đặt ưu tiên cao.  

Chính phủ Nhật Bản giữ nguyên đánh giá về kinh tế trong nước dù lạm phát tăng cao

Ngày /11, Văn phòng Nội các Nhật Bản đã công bố báo cáo đánh giá tình hình kinh tế trong nước tháng 11/2022, trong đó giữ nguyên nhận định rằng nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới đang phục hồi vừa phải bất chấp việc lạm phát tăng cao. Đây là tháng thứ 5 liên tiếp, Chính phủ Nhật Bản giữ nguyên nhận định về nền kinh tế trong báo cáo hằng tháng.    

Số lượng người di cư ròng tới Anh cao kỷ lục

Ngày /11, Văn phòng Thống kê Quốc gia Anh (ONS) công bố số liệu cho thấy số người di cư ròng đến Anh trong năm tính đến tháng 6/2022 đã tăng lên mức cao kỷ lục 504.000 người.

Theo ONS, trong năm tính đến tháng 6/2022, đã có gần 1,1 triệu người nhập cảnh dài hạn vào Anh, trong đó 704.000 người đến từ các nước ngoài EU, tăng 379.000 so với một năm trước. Cũng trong khoảng thời gian này đã có 560.000 người, trong đó hơn 50% là công dân EU, xuất cảnh dài hạn khỏi Anh.

Giải cứu 483 người di cư ngoài khơi Hy Lạp

Ngày /11, lực lượng bảo vệ bờ biển của Hy Lạp cho biết 483 người di cư được giải cứu ngoài khơi đảo Crete đã tạm thời được chuyển sang một chiếc phà để chờ thực hiện các thủ tục tiếp theo.

Người phát ngôn của lực lượng bảo vệ bờ biển Hy Lạp xác nhận có tổng cộng 483 người di cư là công dân các nước Syria, Ai Cập, Pakistan, Palestine và Sudan. Những người di cư này, trong đó có 128 trẻ em trai và 9 trẻ em gái, có mặt trên chiếc thuyền đánh cá vô chủ đã phát tín hiệu cấp cứu vào tối 21/11 khi thuyền đang di chuyển về phía Tây Nam đảo Crete.

Vaccine ngừa COVID-19 đầu tiên phát triển tại Nhật Bản đề nghị được cấp phép

Ngày /11, công ty dược phẩm Shionogi của Nhật Bản cho biết đã đề nghị Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản (MHLW) cấp phép cho vaccine ngừa COVID-19 của công ty này, đánh dấu việc xin cấp phép cho vaccine ngừa COVID-19 đầu tiên được phát triển ở Nhật Bản.

Công ty Shionogi có trụ sở ở Osaka cho biết loại vaccine nói trên của công ty được sản xuất theo công nghệ protein tái tổ hợp, giống loại vaccine do hãng dược Novavax phát triển và khác các loại vaccine RNA do các hãng Pfizer/BioNTech hay Moderna phát triển.

shionogi-070222.jpg
Biểu tượng của công ty dược phẩm Shionogi & Co. Ảnh: Shionogi

Cảnh báo tỷ lệ tiêm mũi vaccine tăng cường ngừa COVID-19 ở EU 'đáng thất vọng'

Cơ quan quản lý dược phẩm châu Âu (EMA) cảnh báo tỷ lệ tiêm mũi vaccine tăng cường ngừa COVID-19 tại EU đang “đáng thất vọng” trong khi khả năng bảo vệ chống lại bệnh nặng khi nhiễm virus SARS-CoV-2 có thể giảm dần trong mùa đông tới.

Cụ thể, tỷ lệ trung bình tiêm mũi tăng cường trong EU chỉ là 29% ở các nhóm được cho là có nguy cơ cao nhất như người cao tuổi và người có hệ miễn dịch kém.

Trung Quốc ghi nhận số ca mắc COVID-19 cao kỷ lục sau khi nới lỏng biện pháp phòng dịch

Số ca mắc COVID-19 hàng ngày ở Trung Quốc đã tăng lên mức kỷ lục, khi nhiều địa phương phải vật lộn với làn sóng bùng phát virus mới sau khi nới lỏng một số biện pháp phòng dịch.

Theo báo Bưu điện Hoa Nam buổi sáng, Uỷ ban Y tế Quốc gia Trung Quốc đã ghi nhận 31.444 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 trong cộng đồng vào sáng ngày /11, trong đó 27.517 ca không có triệu chứng. Con số này đã vượt mức ca mắc cao nhất từng được ghi nhận trước đây – với trên 29.000 ca vào giữa tháng 4 khi Thượng Hải áp lệnh phong toả nghiêm ngặt.

Nỗ lực giải cứu nhanh nhất sau trận động đất ở Indonesia

Ngày /11, Tổng thống Indonesia Joko Widodo đã lần thứ 2 thị sát khu vực vừa xảy ra động đất đầu tuần này ở tỉnh Tây Java và chỉ thị lực lượng chức năng phân phối hàng viện trợ cũng như tiếp tục nỗ lực giải cứu nhanh nhất có thể.

Tổng thống Widodo cho biết địa hình tại khu vực thiên tai gồ ghề và dốc trong khi người dân địa phương đang thiếu nước ngọt và nơi trú ẩn tạm thời. Ông cũng cảnh báo cần thận trọng vì trời vẫn còn mưa và khả năng còn xuất hiện dư chấn.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Tin vắn thế giới ngy 25/11: Vaccine COVID-19 đầu tiên phát triển tại Nhật Bản đề nghị được cấp phép