Tin vắn thế giới ngy 3/6: Hng nghìn bác sĩ Ấn Độ biểu tình đi bắt giữ đạo sư d ng yoga chữa trị COVID-19

Bạch Dương| 03/06/2021 06:35
Theo dõi Báo điện tử Công lý trên

Quốc tế cam kết đng gp thêm 2,4 tỷ USD cho cơ chế COVAX; Vaccine CoviVac của Nga đạt hiệu quả phng bệnh tới hơn 80%; Hng nghìn bác sĩ Ấn Độ biểu tình phản đối d ng yoga điều trị COVID-19… l tin tức thế giới đáng chú ý.

Quốc tế cam kết đóng góp thêm 2,4 tỷ USD cho cơ chế COVAX

Tại hội nghị cấp cao về tài trợ cho cơ chế COVAX do Nhật Bản và Liên minh Toàn cầu về Vaccine và tiêm chủng (GAVI) đồng tổ chức trực tuyến ngày 2/6, chính phủ nhiều nước, các tổ chức quốc tế cùng các nhà tài trợ đã cam kết đóng góp thêm 2,4 tỷ USD cho cơ chế này nhằm phân phối vaccine cho các nước thu nhập thấp và trung bình.

Chủ tịch GAVI Jose Manuel Barroso cho biết với các cam kết mới đạt được tại hội nghị, tổng giá trị đóng góp của quốc tế dành cho COVAX đạt gần 9,6 tỷ USD. Trong khi đó Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide không nêu mức đóng góp cụ thể đạt được trong hội nghị lần này, tuy nhiên cho biết tổng mức đóng góp đã vượt quá mục tiêu 8,3 tỷ USD đề ra ban đầu.

tiem-chung.jpg
Tiêm vaccine phòng COVID-19 của Sinovac (Trung Quốc), vaccine được WHO phê duyệt để sử dụng trong trường hợp khẩn cấp, cho người dân ở thành phố San Juan, Metro Manila, Philippines, ngày 2/6/2021. Ảnh: Reuters

Vaccine CoviVac của Nga đạt hiệu quả phòng bệnh tới hơn 80%

Ngày 2/6, Trung tâm Chumakov của Nga cho biết vaccine CoviVac - loại vaccine ngừa COVID-19 thứ ba của Nga, đạt hiệu quả phòng bệnh tới hơn 80%.

Cũng theo thông báo, năng lực sản xuất vaccine CoviVac của Trung tâm Chumakov cao hơn gấp 6 lần so với kế hoạch sản xuất 10 triệu liều vaccine công bố trước đó.

AstraZeneca cam kết cung cấp 1,8 triệu liều vaccine sản xuất tại Thái Lan

Hãng dược phẩm AstraZeneca ngày 2/6 cam kết sẽ sớm cung cấp cho Thái Lan lô vaccine ngừa COVID-19 đầu tiên được sản xuất tại nước này, gồm 1,8 triệu liều.

Cam kết trên được AstraZeneca và công ty Siam Bioscience của Thái Lan đưa ra trong tuyên bố chung trong bối cảnh dư luận đang lo ngại về nguồn cung vaccine khi nước này đang phải hứng chịu làn sóng bùng phát dịch bệnh nghiêm trọng nhất từ trước đến nay.

Đức bỏ cơ chế ưu tiên tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19

Đức sẽ dỡ bỏ cơ chế ưu tiên tiêm chủng từ ngày 7/6, theo đó toàn bộ công dân nước này từ 12 tuổi trở lên đều sẽ được tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19.

Trong cuộc họp báo ngày 2/6, Bộ trưởng Y tế Đức Jens Spahn đã công bố thông tin trên, đồng thời cho biết quyết định này được đưa ra nhằm đảm bảo tiến độ tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 cho công dân nước này.

Philippines đề nghị Mỹ cấp ít nhất 3 triệu liều vaccine COVID-19 dư thừa

Trả lời phỏng vấn báo chí ngày 2/6, ông Czar Carlito Galvez Jr - người đứng đầu Lực lượng Đặc trách chống COVID-19 của Chính phủ Philippines cho biết, nước này đã đề nghị Mỹ cung cấp từ 3-5 triệu liều vaccine COVID-19 trong tổng số 80 triệu liều mà chính quyền Tổng thống Joe Biden cung cấp cho các nước.

Kế hoạch tiêm vaccine cho người nước ngoài tại CH Czech

Trang tin expats.cz ngày 2/6 dẫn thông báo của Bệnh viện Đại học Thomayer ở thủ đô Praha cho biết, bệnh viện này sẽ triển khai chương trình tiêm vaccine ngừa COVID-19 dành cho người nước ngoài theo hình thức tự trả tiền từ ngày 1/7.

EU, WHO cùng hỗ trợ Campuchia ứng phó với dịch bệnh

Liên minh châu Âu (EU) và Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ngày 2/6 ra tuyên bố chung, thông báo cùng hợp tác hỗ trợ Campuchia sẵn sàng ứng phó với đại dịch COVID-19 cũng như những mối đe dọa y tế trong tương lai.

Tuyên bố chung nêu rõ, EU cho biết sẽ đầu tư tổng cộng 3,5 triệu USD trong vòng 3 năm thông qua WHO để hỗ trợ Chính phủ Campuchia sẵn sàng ứng phó với dịch bệnh COVID-19 và tăng cường hệ thống y tế. Khoản tài trợ này là một phần của chương trình y tế khu vực của EU và WHO nhằm hỗ trợ các nước thành viên ASEAN.

Anh chi 1,4 tỷ bảng để tổ chức dạy thêm miễn phí cho học sinh

Ngày 2/6, Chính phủ Anh công bố kế hoạch chi 1,4 tỷ bảng (1,98 tỷ USD) để tổ chức học thêm miễn phí nhằm giúp học sinh bù đắp những kiến thức thiếu hụt khi việc học tập bị gián đoạn do tác động của đại dịch COVID-19.

Hàng nghìn bác sĩ Ấn Độ biểu tình phản đối dùng yoga điều trị COVID-19

Hàng nghìn bác sĩ khắp Ấn Độ đã tham gia cuộc biểu tình mang tên “Ngày màu Đen” hôm 1/6 để chống lại quan điểm dùng yoga và y học cổ truyền điều trị COVID-19. Người biểu tình giương bảng giấy đen, mặc áo đen có viết, in biểu ngữ đòi bắt giữ Baba Ramdev, đạo sư yoga hàng đầu Ấn Độ - người khẳng định bộ môn này có thể ngăn chặn đại dịch COVID-19.

Những bác sĩ tham gia biểu tình nói rằng chính ông Ramdev đã lợi dụng đại dịch và ảnh hưởng cá nhân để lôi kéo người dân tin mua những sản phẩm của Patanjali Ayurved vốn chưa được kiểm định chất lượng.

babaramdev.jpg
Đạo sư Baba Ramdev là người có nhiều phát ngôn gây tranh cãi về phương pháp chữa trị COVID-19 bằng Yoga và Y học cổ truyền. Ảnh: EPA

EC công bố kế hoạch mới nhằm củng cố mô hình tự do đi lại Schengen

Ngày 2/6, Ủy ban châu Âu (EC) đã công bố kế hoạch mới nhằm tăng cường vai trò và khả năng thích ứng của mô hình Schengen - khu vực đi lại tự do lớn nhất trên thế giới.

Chủ tịch EC Ursula von der Leyen khẳng định kế hoạch này sẽ giúp chứng minh mô hình Schengen bền vững theo thời gian, đảm bảo tự do giao lưu về con người, trao đổi hàng hóa và dịch vụ trong mọi hoàn cảnh, qua đó giúp tái thiết các nền kinh tế trong khu vực và đưa toàn khối trở lại mạnh mẽ hơn.

Thành phố Melbourne (Australia) gia hạn phong tỏa thêm một tuần

Ngày 2/6, chính quyền thành phố Melbourne, bang Victoria thông báo gia hạn lệnh phong tỏa tại thành phố lớn thứ hai này của Australia thêm 7 ngày trong nỗ lực chặn đứng một ổ dịch với hàng trăm ca mắc COVID-19 tại đây.

Anh đẩy nhanh tiến trình xin gia nhập CPTPP

Vương quốc Anh hoan nghênh việc các nước thành viên sáng lập Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) bắt đầu tiến trình xem xét đơn xin gia nhập của quốc gia này.

Trong thông cáo báo chí, Bộ trưởng Thương mại Quốc tế Anh Liz Truss cho biết việc trở thành thành viên của CPTTP là một cơ hội rất lớn đối với Anh, giúp chuyển trọng tâm kinh tế của Anh ra khỏi châu Âu, hướng tới các khu vực đang phát triển nhanh hơn trên thế giới và giúp nước này tiếp cận sâu hơn với các thị trường tiêu dùng rộng lớn ở châu Á - Thái Bình Dương.

Lãnh đạo Nga, Philippines điện đàm thảo luận về quan hệ song phương

Theo Điện Kremlin, trong cuộc điện đàm ngày 2/6, Tổng thống Nga Vladimir Putin và người đồng cấp Philippines Rodrigo Duterte đã thảo luận về các vấn đề mà hai bên cùng quan tâm, trong đó có cách đối phó dịch COVID-19 và việc cung cấp vaccine của Nga cho quốc gia Đông Nam Á này.

Trung Quốc phản bác cáo buộc của Malaysia về ‘xâm phạm không phận’

Trung Quốc ngày 2/6 phủ nhận cáo buộc của Malaysia về “hoạt động đáng ngờ” của máy bay Trung Quốc.

Phát biểu tại cuộc họp báo ngày 2/6 ở Bắc Kinh, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân cho rằng đây là hoạt động huấn luyện thông thường của Không quân Trung Quốc và không nhằm vào bất kỳ một nước nào. Ông Uông Văn Bân khẳng định trong thời gian bay huấn luyện, máy bay Trung Quốc tuân thủ luật pháp quốc tế và không xâm phạm không phận nước khác.

060221-tq-malaysia.jpg
Chiến đấu cơ của Malaysia bay áp sát một máy bay Trung Quốc (màu trắng) hôm 31/5. Ảnh: Reuters

ILO: Tác động của đại dịch đến thị trường lao động còn tiếp diễn đến năm 2023

Theo đánh giá được công bố ngày 2/6 của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), cuộc khủng hoảng thị trường lao động do đại dịch COVID-19 gây ra còn lâu mới kết thúc với tăng trưởng việc làm sẽ không đủ để bù đắp cho những thiệt hại, và tình trạng này ít nhất còn tiếp diễn đến năm 2023.

Báo cáo của ILO cho biết tỷ lệ thất nghiệp toàn cầu dự kiến sẽ ở mức 6,3%, tương đương 220 triệu người trong năm nay, và giảm xuống còn 5,7% (tương đương) 205 triệu người vào năm 2022, vượt mức 187 triệu người vào năm 2019.

Trung Quốc tiếp tục thử nghiệm đồng nhân dân tệ kỹ thuật số

Theo thông tin trên website của chính quyền thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc, thành phố này sẽ phát hành xổ số vào tháng Sáu, trao thưởng là ví điện tử miễn phí có 200 nhân dân tệ điện tử - eCNY (31,34 USD) cho người thắng cuộc, một thử nghiệm khác với đồng tiền này.

Những người muốn mua vé số có thể đăng ký từ ngày 6/6. Người thắng cuộc sẽ được công bố vài ngày sau và sẽ phải chi tiền thưởng trước ngày 20/6.

Mỹ tạm ngừng trả đũa 6 nước đánh thuế các công ty công nghệ

Ngày 2/6, Chính phủ Mỹ thông báo ngừng áp dụng trong vòng 6 tháng mọi loại thuế đáp trả trừng phạt nhằm vào Anh, Ấn Độ, Áo, Italy, Tây Ban Nha và Thổ Nhĩ Kỳ, trong bối cảnh nước này đang tìm giải pháp cho những tranh cãi về việc áp thuế dịch vụ kỹ thuật số.

Trước đó, theo các văn bản do USTR công bố, nhiều mặt hàng nhập khẩu vào Mỹ từ Anh, Italy, Tây Ban Nha, Thổ Nhĩ Kỳ, Ấn Độ và Áo có thể bị đánh thuế đến 25% mỗi năm.

CEO Boeing đối mặt với tình huống 'tiến thoái lưỡng nan'

Theo một số nguồn tin, Giám đốc điều hành (CEO) hãng chế tạo máy bay Boeing (Mỹ), Dave Calhoun, đang đối mặt với tình huống “tiến thoái lưỡng nan” trong nỗ lực thúc đẩy doanh số bán hàng.

Theo Agency Partners và các nhà phân tích khác, thị phần của Boeing trên thị trường máy bay phản lực với một lối đi ở giữa đã giảm từ khoảng 50% trong thập niên trước xuống còn khoảng 35% sau vụ cấm bay của mẫu 737 MAX. Trong khi đó, mẫu A321neo một lối đi của Airbus đã giúp hãng này nhận được các đơn đặt hàng trị giá hàng tỷ USD, nhờ sự bùng nổ của phân khúc này trên thị trường gần đây.

Hàn Quốc: Giá tiêu dùng tăng nhanh nhất trong hơn chín năm

Cơ quan Thống kê Hàn Quốc ngày 2/6 cho biết, giá tiêu dùng của nước này trong tháng 5/2021 đã tăng với tốc độ nhanh nhất trong hơn chín năm do giá các sản phẩm dầu và nông sản tăng, cho thấy áp lực lạm phát đang gia tăng trong bối cảnh nền kinh tế phục hồi.

Chỉ số giá tiêu dùng trong tháng 5/2021 của nước này đã tăng 2,6% so với cùng kỳ năm ngoái, cao hơn mức tăng 2,3% so với cùng kỳ năm ngoái của tháng 4/2021, ghi dấu mức tăng nhanh nhất kể từ tháng 4/2012. Lạm phát cơ bản, không bao gồm biến động của giá thực phẩm và giá dầu, trong tháng 5/2021 đã tăng 1,2% so với cùng kỳ năm trước.

Indonesia tạm ngừng trục vớt tàu ngầm gặp nạn KRI Nanggala 402

Ngày 2/6, Hải quân Indonesia thông báo đã tạm ngừng nỗ lực trục vớt tàu ngầm KRI Nanggala 402 gặp nạn ở biển Bali hồi tháng 4 vừa qua. Vụ tai nạn đã khiến toàn bộ 53 thành viên thủy thủ đoàn thiệt mạng.

Người phát ngôn của Hải quân Indonesia Julius Widjojono cho biết lý do đưa đến quyết định ngừng trục vớt tàu ngầm là lực lượng cứu hộ không tìm thấy phần thân tàu - mục tiêu chính của nỗ lực trục vớt lần này nhằm trục vớt thi thể của các thủy thủ.

Cháy nổ lớn tại nhà máy lọc dầu ở miền Nam Iran

Ngày 2/6, các quan chức Iran cho biết cháy nổ lớn đã xảy ra tại một nhà máy lọc dầu ở miền Nam nước Cộng hòa Hồi giáo này

Hãng thông tấn bán chính thức Tasnim cho biết Nhà máy lọc dầu Tehran (Nhà máy Tondgouyan) của Iran đã phải ngừng hoạt động, sau một vụ rò rỉ khí đốt gây hỏa hoạn nghiêm trọng tại cơ sở này.

Indonesia cảnh báo nguy cơ động đất gây sóng thần tại tỉnh Đông Java

Ngày 2/6, Cơ quan Khí tượng, Khí hậu và Địa vật lý Indonesia đã cảnh báo về nguy cơ xảy ra động đất có độ lớn hơn 7, kích hoạt sóng thần cao tới 29 mét dọc bờ biển phía Nam của tỉnh Đông Java.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Tin vắn thế giới ngy 3/6: Hng nghìn bác sĩ Ấn Độ biểu tình đi bắt giữ đạo sư d ng yoga chữa trị COVID-19