Tin vắn thế giới ngy 9/2: Omicron c thể tồn tại lâu hơn trên bề mặt nhựa v da người

Bạch Dương| 09/02/2022 08:34
Theo dõi Báo điện tử Công lý trên

Omicron c thể tồn tại lâu hơn trên bề mặt nhựa v da người; Hy Lạp hủy chứng nhận tiêm phng của nhiều người chưa tiêm mũi tăng cường; Nhiều tỉnh, thnh của Nhật Bản yêu cầu gia hạn các biện pháp hạn chế… l tin tức thế giới đáng chú ý.

Omicron có thể tồn tại lâu hơn trên bề mặt nhựa và da người

Một nghiên cứu mới đây do các nhà khoa học Nhật Bản thực hiện cho thấy biến thể Omicron có thể tồn tại lâu hơn trên bề mặt đồ nhựa và da người so với các biến thể khác, song các loại chất khử trùng đều có hiệu quả đối với các loại biến thể của SARS-CoV-2.

Các nhà nghiên cứu cho biết, so với phiên bản gốc, các biến thể sau này có thời gian tồn tại trên da và nhựa lâu gấp đôi. Đáng chú ý là biến thể Omicron có thể tồn tại trên nhựa trong 193,5 giờ và trên da là 21,1 giờ, cho thấy đây là một trong những yếu tố làm tăng khả năng lây lan của biến thể này.

omicron-8222o.jpg
Hình ảnh của Omicron, loại biến thể nguy hiểm mới của virus SARS-CoV-2 được phát hiện tại Nam Phi, do các nhà khoa học thuộc Bệnh viện Nhi khoa Bambino Gesu tại Italy công bố ngày 27/11/2021. Ảnh: Sputnik

WHO: Đại dịch COVID-19 tiếp tục gây gián đoạn các dịch vụ y tế cơ bản ở nhiều nước

Theo kết quả khảo sát mới được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố ngày 7/2, hầu hết trong tổng số 194 quốc gia thành viên tổ chức này đều ghi nhận tình trạng gián đoạn các dịch vụ y tế cơ bản, trong đó có chương trình tiêm chủng và điều trị các bệnh truyền nhiễm như HIV/AIDS trong thời gian đại dịch COVID-19 hoành hành.

Khảo sát về tác động của đại dịch COVID-19 được WHO thực hiện trong thời gian từ tháng 11-12/2021. Kết quả cho thấy có đến 92% trong số 129 quốc gia thành viên WHO được khảo sát ghi nhận tình trạng gián đoạn các dịch vụ y tế cơ bản như tiêm phòng hay điều trị HIV/AIDS trong giai đoạn trên.

Hy Lạp hủy chứng nhận tiêm phòng của nhiều người chưa tiêm mũi tăng cường

Chính phủ Hy Lạp thông báo giấy chứng nhận tiêm vaccine phòng COVID-19 của 3.000 người dân chưa tiêm mũi tăng cường sẽ chính thức hết hiệu lực.

Tổng Thư ký Cơ quan Chăm sóc sức khỏe ban đầu thuộc Bộ Y tế Hy Lạp, ông Marios Themistocleous, cho biết giấy chứng nhận tiêm phòng sẽ có hiệu lực trở lại khi những người thuộc diện nói trên tiêm mũi vaccine tăng cường.

Tổng thống Hàn Quốc yêu cầu đảm bảo quyền bầu cử cho bệnh nhân COVID-19

Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in ngày 8/2 kêu gọi áp dụng các biện pháp nhằm đảm bảo quyền bỏ phiếu cho bệnh nhân COVID-19 và những người đang phải cách ly trong cuộc bầu cử tổng thống sắp tới.

Khánh thành nhà máy sản xuất vaccine phòng COVID-19 ở Bỉ

Ngày 7/2, Công ty Univercells đã khánh thành nhà máy sản xuất vaccine ngừa COVID-19 ở thành phố Chaleroi, Bỉ với sự tham dự của Thủ tướng nước này, ông Alexander De Croo.

Nhà máy này được hoàn thành sau 18 tháng xây dựng và có năng lực sản xuất 0 triệu liều vaccine mỗi năm theo công nghệ vector virus. Nhà máy mới rộng 3.000 m2 trong đó 900 m2 dành cho sản xuất vaccine. Univercells tập trung sản xuất các loại vaccine thế hệ thứ hai và được điều chỉnh để ngăn chặn các biến thể mới của virus SARS-CoV-2.

Lợi nhuận của Pfizer tăng mạnh nhờ vaccine và thuốc điều trị COVID-19

Ngày 8/2, hãng dược Pfizer của Mỹ dự báo vaccine phòng COVID-19 do hãng sản xuất sẽ mang về khoản doanh thu 32 tỷ USD trong năm 2022 trong khi lợi nhuận hằng năm tăng gấp đôi, lên tới 22 tỷ USD.

Brunei kêu gọi người dân tiêm mũi vaccine tăng cường

Bộ Y tế Brunei kêu gọi người dân tiêm mũi vaccine tăng cường ngừa COVID-19 càng sớm càng tốt và tuân thủ các quy định phòng chống dịch trong bối cảnh quốc gia này đang bị cuốn trong làn sóng dịch COVID-19 thứ ba với số ca mắc mới trong cộng đồng gia tăng nhanh chóng.

Tính đến ngày 6/2, đã có tới 94,9% dân số Brunei tiêm ít nhất 1 mũi vaccine ngừa COVID-19 và 94% đã tiêm 2 mũi vaccine và 42,4% đã tiêm mũi thứ ba. Tổng số ca nhiễm COVID-19 của nước này kể từ khi dịch bùng phát là 18.2 ca, trong đó 102 ca tử vong.

Nhiều tỉnh, thành của Nhật Bản yêu cầu gia hạn các biện pháp hạn chế

Thủ đô Tokyo và 12 tỉnh khác của Nhật Bản, những khu vực đang trong tình trạng gần như khẩn cấp vì COVID-19, ngày 8/2 đã yêu cầu Chính phủ gia hạn các biện pháp hạn chế dự kiến hết hạn vào cuối tuần này, để ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh.

Phát biểu tại cuộc họp báo, Chánh Văn phòng Nội các Nhật Bản Hirokazu Matsuno cho biết Chính phủ nước này sẽ ngay lập tức xem xét những yêu cầu trên. Những yêu cầu này do chính quyền thủ đô Tokyo và 3 tỉnh lân cận là Saitama, Chiba, Kanagawa, cùng với các tỉnh khác gồm Gunma, Niitaga, Gifu, Aichi, Mie, Kagawa, Nagasaki, Kumamoto và Miyazaki, đệ trình.

nhat-ban-japan.jpg
Nhiều tỉnh, thành của Nhật Bản yêu cầu gia hạn các biện pháp hạn chế

Hong Kong thực hiện giãn cách nghiêm ngặt nhất kể từ đầu dịch

Phát biểu với báo giới chiều 8/2, Trưởng đặc khu Lâm Trịnh Nguyệt Nga cho biết từ ngày 10 - /2, đặc khu này sẽ đóng cửa các đền chùa và tiệm làm tóc.

“Thẻ thông hành vaccine” sẽ được triển khai từ ngày /2 và địa điểm áp dụng sẽ tăng lên thành 23 địa điểm, theo đó, chỉ những người đã tiêm ít nhất 1 mũi vaccine ngừa COVID-19 mới được đến các địa điểm như đền chùa, tiệm làm tóc, trung tâm mua sắm, cửa hàng bách hóa, siêu thị, chợ...

Thủ tướng Campuchia kêu gọi người dân nâng cao cảnh giác với COVID-19

Tối 8/2, Thủ tướng Hun Sen đã kêu gọi người dân Campuchia nâng cao cảnh giác và tăng cường thực hiện nghiêm ngặt biện pháp “3 Bảo vệ - 3 Không”, giảm thiểu các hoạt động tụ tập đông người để phòng, chống dịch bệnh COVID-19.

Indonesia chưa hạn chế hoạt động cộng đồng dù ca mắc mới tăng vọt

Giới chức Indonesia ngày 8/2 cho biết chính phủ nước này chưa “kéo phanh gấp” bằng cách áp dụng lệnh hạn chế các hoạt động cộng đồng (PPKM) khẩn cấp dù số ca nhiễm biến thể Omicron đang tăng vọt.

Malaysia dự kiến mở cửa biên giới vào tháng 3

Hội đồng Phục hồi Quốc gia (NRC) của Malaysia ngày 8/2 cho biết, cơ quan này đã đề nghị mở cửa trở lại hoàn toàn các cửa khẩu biên giới quốc tế. Theo đó, người nhập cảnh không phải trải qua bất kỳ quy định cách ly nào. Thời điểm dự kiến sớm nhất là từ ngày 1/3 tới.

Các bang của Đức dần nới lỏng các biện pháp phòng dịch

Các quan chức bang Bavaria ở vùng Đông Nam nước Đức cho biết chính quyền bang chuẩn bị dỡ bỏ lệnh giới nghiêm ban đêm áp dụng với các nhà hàng và nới lỏng hạn chế với các sự kiện thể thao và văn hóa. Người phát ngôn của chính quyền bang Brandenburg, gần thủ đô Berlin, cho biết bang sẽ nới lỏng các hạn chế trong lĩnh vực bán lẻ và có thể cho phép những người chưa tiêm vaccine được vào các cửa hàng với điều kiện phải đeo khẩu trang. Chính quyền các khu vực khác như Saxony và Scheleswig-Holstein đã thông báo nới lỏng các biện pháp phòng dịch COVID-19 vào tuần trước.

Italy nới lỏng các quy định phòng, chống dịch bệnh

Italy từ ngày 7/2 đã bắt đầu thực thi các quy định phòng, chống dịch bệnh COVID-19 mới trong trường học, đảm bảo rằng nhiều học sinh được đến trường hơn, đồng thời tiến thêm một bước tới sự trở lại trạng thái bình thường sau khi số ca nhiễm mới có xu hướng giảm dần.

Hàn Quốc chuyển hướng sang hệ thống phòng dịch thông thường

Chính phủ Hàn Quốc đang xem xét phương án ứng phó với dịch COVID-19 giống như ứng phó với cúm mùa nhằm đảm bảo hệ thống y tế có thể xử lý ngay cả khi số ca mắc tăng.

Trong bối cảnh số ca mắc mới COVID-19 do biến thể Omicron đang tăng vọt lên trên 30.000 ca/ngày, Hàn Quốc đã quyết định dừng công thức “3T” áp dụng ban đầu (xét nghiệm, truy tìm và điều trị) sang áp dụng một hệ thống quản lý kiểm dịch và truy vết tiếp xúc đơn giản hơn nhiều.

Nhiều bang tại Mỹ bỏ quy định đeo khẩu trang tại trường học

Ngày 7/2, Thống đốc bang New Jersey Phil Murphy đã ra thông báo về việc bỏ quy định đeo khẩu trang bắt buộc tại trường học từ ngày 7/3 tới. Trong khi đó, Thống đốc bang Delaware John Carney cho biết các quy định về đeo khẩu trang ở các trường công lập và tư thục từ bậc tiểu học và trung học cũng như các cơ sở chăm sóc trẻ em sẽ hết hạn vào cuối tháng 3 tới.

EU dỡ bỏ các hạn chế đối với Burundi

Hội đồng châu Âu ngày 8/2 đã bãi bỏ quyết định đưa ra vào năm 2016 nhằm áp đặt các biện pháp đối với Burundi như ngừng hỗ trợ tài chính và giải ngân quỹ vì lợi ích trực tiếp của chính quyền hoặc các tổ chức ở quốc gia này. Do đó, việc bãi bỏ quyết định này sẽ cho phép Liên minh châu Âu (EU) khởi động lại hợp tác với Burundi.

Yêu cầu bồi thường 230 triệu USD cho nạn nhân vụ xả súng tại bang Texas

Một thẩm phán liên bang Mỹ ngày 7/2 đã ra phán quyết yêu cầu Lực lượng Không quân nước này phải đền bù 230 triệu USD cho những người sống sót và thân nhân các nạn nhân trong vụ xả súng năm 2017 ở bang Texas. Phán quyết được đưa ra trong vụ kiện dân sự giữa thân nhân các nạn nhân với Chính phủ Mỹ.

Bỉ bắt giữ 13 nghi can khủng bố

Ngày 8/2, cảnh sát Bỉ đã bắt giữ 13 đối tượng bị tình nghi có liên quan đến một nhóm cực đoan trong một chiến dịch truy quét khủng bố diễn ra tại thành phố cảng Antwerp.

Cơ quan công tố liên bang cho biết trên 100 cảnh sát Bỉ đã khám xét nhiều địa điểm trên khắp thành phố Antwerp. Đây là một phần trong cuộc điều tra mở rộng của nhà chức trách nhằm ngăn chặn các phần tử khủng bố ẩn náu trong nước.

Colombia: Ít nhất 8 người thiệt mạng do lở đất

Ngày 8/2, ít nhất 8 người đã thiệt mạng do lở đất ở thị trấn Pereira, miền Trung Colombia. Chính quyền địa phương cho biết lực lượng cứu hộ đang tích cực tìm kiếm những người sống sót.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Tin vắn thế giới ngy 9/2: Omicron c thể tồn tại lâu hơn trên bề mặt nhựa v da người