Đặc phái viên ASEAN về Myanmar ưu tiên giải quyết khủng hoảng nhân đạo; Các biến thể SARS-CoV-2 mới c thể được đặt tên theo chm sao; Chuyên gia hng đầu Trung Quốc cảnh báo nguy cơ xuất hiện biến thể virus mới… l tin tức thế giới đáng chú ý.
Đặc phái viên ASEAN về Myanmar ưu tiên giải quyết khủng hoảng nhân đạo
Theo hãng tin Kyodo, Đặc phái viên của ASEAN về Myanmar mới được bổ nhiệm Erywan Yusof sẽ ưu tiên giải quyết cuộc khủng hoảng nhân đạo đang bùng phát tại quốc gia thành viên này do đại dịch COVID-19.
Là một phần trong sứ mệnh của mình, ông cho biết muốn tiếp xúc và thuyết phục tất cả các bên trong cuộc khủng hoảng chính trị của Myanmar tiến tới đối thoại. Ông nêu rõ: "Những gì chúng tôi muốn là họ bắt đầu đối thoại, ít nhất là bắt đầu".
Malaysia khẳng định tầm quan trọng của sự thống nhất trong ASEAN
Nhân kỷ niệm 54 năm ngày thành lập ASEAN, ngày 8/8, Bộ trưởng Ngoại giao Malaysia Hishammuddin Tun Hussein đã gửi thông điệp khẳng định sự thống nhất của ASEAN đã giúp khối khu vực vượt qua một loạt thách thức, từ khủng hoảng tài chính toàn cầu, biến đổi khí hậu đến thiên tai và đại dịch COVID-19.
Đảng cầm quyền tại Canada bị điều tra về việc sử dụng phần mềm nhận dạng khuôn mặt
Cơ quan giám sát quyền riêng tư của tỉnh bang British Columbia (Canada) đang mở một cuộc điều tra về việc đảng Tự do cầm quyền tại nước này sử dụng công nghệ nhận dạng khuôn mặt trong các cuộc bỏ phiếu chọn ứng cử viên cho cuộc bầu cử tới.
Văn phòng của Giám đốc thông tin và quyền riêng tư tỉnh bang British Columbia, Michael McEvo cho biết cuộc điều tra xuất phát từ những lo ngại về việc đảng Tự do sử dụng nhà cung cấp dịch vụ bên thứ ba để xác minh danh tính tự động. Cuộc điều tra sẽ xem xét liệu việc sử dụng công nghệ nhận dạng khuôn mặt của đảng Tự do có tuân thủ Đạo luật Bảo vệ thông tin cá nhân của tỉnh bang British Columbia hay không.
Các biến thể SARS-CoV-2 mới có thể được đặt tên theo chòm sao
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đang lo ngại số lượng biến thể đáng lo ngại của virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19 có thể vượt quá chữ trong bảng chữ cái Hy Lạp.
Trong cuộc phỏng vấn với tờ Telegraph, bà Maria Van Kerkhove – người phụ trách vấn đề kỹ thuật của WHO – cho biết cơ quan y tế đang tìm kiếm tên gọi mới cho các biến thể đáng lo ngại mới của virus SARS-CoV-2. Theo đó, chúng có thể được đặt tên theo các chòm sao trên trời một khi dùng hết bảng chữ cái Hy Lạp.
Chuyên gia hàng đầu Trung Quốc cảnh báo nguy cơ xuất hiện biến thể virus mới
Bà Thạch Chính Lệ, Phó Giám đốc Viện Virus học Vũ Hán của Trung Quốc, cảnh báo rằng thế giới nên gồng mình sống chung với đại dịch COVID-19 vì có nguy cơ virus sẽ tiếp tục đột biến và lây lan trên toàn cầu.
Theo đài Sputnik (Nga), bà Thạch Chính Lệ - nhà virus học hàng đầu Trung Quốc, người được truyền thông nước này mệnh danh là nữ "người dơi" vì đảm nhiệm công việc nghiên cứu các loại virus xuất hiện ở loài dơi – mới đây đã kêu gọi người dân không nên ngần ngại tiêm vaccine vì sẽ gây nguy cơ xuất hiện biến thể virus mới.
Tiêm kết hợp vaccine Covishield, Covaxin có thể mang lại hiệu quả cao hơn
Hội đồng nghiên cứu y tế Ấn Độ (ICMR) thông báo việc tiêm kết hợp vaccine Covishield và Covaxin, 2 loại vaccine chủ lực trong chương trình tiêm phòng COVID-19 của Ấn Độ, có thể mang lại hiệu quả cao hơn.
Nghiên cứu được thực hiện đối với 18 người ở vùng Siddharth Nagar của bang Uttar Pradesh, được tiêm cả 2 loại vaccine trên. Theo kết quả nghiên cứu, việc tiêm kết hợp giữa vaccine vector virus (Covishield) và vaccine virus bất hoạt toàn phần (Covaxin) không chỉ an toàn mà còn tạo ra khả năng sinh miễn dịch tốt hơn.
Chuyên gia y tế hàng đầu của Mỹ kêu gọi tiêm vaccine nhằm ngăn chặn virus đột biến
Ngày 8/8, Giám đốc Viện Dị ứng và Bệnh truyền nhiễm Quốc gia Mỹ Anthony Fauci đã kêu gọi tiến hành tiêm chủng hàng loạt nhằm ngăn chặn virus SARS-CoV-2 đột biến.
Ông Fauci nhấn mạnh rằng ngay cả những người không thuộc các nhóm nguy cơ chính, còn trẻ và khỏe mạnh, vẫn có thể góp phần tiêu cực vào sự lây lan của virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19 và vì vậy cần phải được tiêm phòng.
Giới chuyên gia Trung Quốc kêu gọi thay đổi cách chống dịch ‘không COVID-19’
Giới chuyên gia y tế Trung Quốc cho rằng chính quyền cần thay đổi cách tiếp cận “không COVID-19” trong bối cảnh nhiều nước trên thế giới bắt đầu mở cửa trở lại.
Phát biểu tại cuộc hội thảo trực tuyến do công ty công nghệ Baidu tổ chức ngày 6/8, ông Liu Guoen, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Y tế Kinh tế tại Đại học Bắc Kinh cho rằng Trung Quốc cần mở những cuộc thảo luận nghiêm túc và có hệ thống để đi tới quyết định có cần điều chỉnh và tối ưu hóa chiến dịch hiện tại hay không. Trong khi đó, ông Zeng Guang, chuyên gia dịch tễ trưởng tại Trung tâm Ngăn ngừa và Kiểm soát Dịch bệnh (CDC) Trung Quốc đồng thuận với luận điểm cần có thay đổi để thiết lập miễn dịch cộng đồng bền vững hơn, từng bước tiến đến chấm dứt cách tiếp cận “không COVID-19”.
Hơn 70% phạm nhân ở Campuchia được tiêm vaccine
Ngày 8/8, truyền thông Campuchia dẫn lời ông Nuth Savana, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục trại giam kiêm người phát ngôn của Tổng cục này, cho biết khoảng 73% trong số khoảng 38.000 phạm nhân đang thi hành án tại các nhà tù của Campuchia đã được tiêm vaccine phòng COVID-19.
Ông Nuth Savana cho rằng việc triển khai tiêm vaccine cho các phạm nhân không chỉ ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh này trong nhà tù mà còn bảo vệ tính mạng phạm nhân và những người xung quanh.
Nhiều người Mỹ nói dối chưa tiêm vaccine để được tiêm mũi thứ 3
Do lo ngại về sự lây lan nhanh chóng của biến thể Delta, nhiều người Mỹ đã nói dối là chưa được tiêm bất kỳ liều vaccine COVID-19 nào để được tiêm mũi tăng cường, dù thực tế chính phủ Mỹ vẫn chưa đưa ra khuyến nghị chính thức về việc tiêm mũi thứ 3.
Các chuyên gia y tế cho rằng chỉ nên xem xét việc tiêm mũi vaccine thứ 3 cho những người có hệ miễn dịch suy yếu. Cố vấn y tế của Tổng thống Joe Biden, Anthony Fauci, cho biết trong cuộc họp báo tại Nhà Trắng hôm 5/8 rằng các chính phủ đang gấp rút thực hiện việc tiêm mũi tăng cường cho những người dễ bị tổn thương, nhưng chưa đưa ra ngày chính xác.
Malaysia nới lỏng hạn chế với người đã tiêm phòng đầy đủ
Ngày 8/8, Thủ tướng Malaysia Muhyiddin Yassin đã công bố nhiều biện pháp nới lỏng đối với những người đã hoàn thành tiêm vaccine ngừa COVID-19, có hiệu lực từ ngày 10/8.
Thủ tướng Muhyiddin cho biết những người trở về từ nước ngoài nếu đã tiêm chủng đầy đủ có thể cách ly tại nhà với điều kiện họ có nhà ở Malaysia, những cặp vợ chồng có thể đi lại giữa các bang để thăm nhau và các bậc phụ huynh có thể đi thăm con dưới 18 tuổi. Bên cạnh đó, những người đã hoàn thành tiêm chủng còn được phép cầu nguyện ở các địa điểm thờ tự, vào nhà hàng ăn uống...
Thêm 8 tỉnh tại Nhật Bản siết chặt các biện pháp phòng, chống dịch
Ngày 8/8, thêm 8 tỉnh tại Nhật Bản đã siết chặt các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19. Theo đó, các nhà hàng phải cắt giảm thời gian mở cửa và ngừng phục vụ đồ uống có cồn.
Như vậy, tính tới nay, có tất cả 13 tỉnh, thành tại Nhật Bản đang áp đặt các biện pháp nghiêm ngặt nhằm ngăn chặn sự lây lan của virus SARS-CoV-2, đặc biệt là biến thể Delta. Trong khi đó, thủ đô Tokyo và 5 tỉnh khác cũng đang phải áp đặt biệt pháp mạnh hơn là tình trạng khẩn cấp.
Brunei áp đặt các biện pháp hạn chế nghiêm ngặt lần đầu tiên sau hơn 1 năm
Chính phủ Brunei đã áp đặt các biện pháp hạn chế nghiêm ngặt nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch COVID-19 sau khi ghi nhận các ca mắc trong cộng đồng trong hơn 1 năm.
Trong thông báo ngày 7/8, Bộ Y tế Brunei cho biết nước này đã ghi nhận 8 ca mắc COVID-19, trong đó có 7 ca lây nhiễm trong cộng đồng. Đây là các ca nhiễm trong cộng đồng đầu tiên kể từ ngày 6/5/2020.
Khởi động Sáng kiến Xanh ASEAN
Nhân kỷ niệm 54 năm thành lập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á, Trung tâm Đa dạng Sinh học ASEAN (ACB) phối hợp với Ban Thư ký ASEAN đã khởi động Sáng kiến Xanh ASEAN (AGI) nhằm tăng cường các nỗ lực phục hồi và trồng ít nhất 10 triệu cây bản địa trong 10 năm tới.
Cháy rừng ở California khiến nhiều người mất tích
Nhà chức trách Mỹ ngày 7/8 thông báo đang tìm kiếm 5 người mất tích trong vụ cháy rừng Dixie xảy ra ở bang California của nước này. Đây là vụ cháy rừng lớn thứ 3 trong lịch sử tại bang California.
Ban bố tình trạng khẩn cấp do cháy rừng tại vùng Sicily, Italy
Ngày 7/8, chính quyền vùng Sicily của Italy đã ban bố tình trạng khẩn cấp và khủng hoảng trong 6 tháng do cháy rừng lan rộng tại hòn đảo này từ cuối tháng trước.
Trong thông báo trên Facebook, Chủ tịch vùng Sicily - ông Nello Musumeci, giải thích quyết định ban bố tình trạng khẩn cấp được đưa ra dựa trên dự báo nhiệt độ cao và điều kiện thời tiết bất thường sẽ tiếp tục gây rủi ro cho khu vực trong những tuần tới.