Ban Chỉ đạo xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở thành phố Hà Nội vừa có kế hoạch tổ chức Cuộc thi tìm hiểu “Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở” trên địa bàn Hà Nội năm 20.
Danh nghĩa tổ chức Cuộc thi tìm hiểu “Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở” trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 20 là Ban Chỉ đạo xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở thành phố Hà Nội. Đơn vị chủ trì là Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội.
Cuộc thi nhằm nâng cao hiểu biết và ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên, công chức, viên chức, người lao động, chiến sĩ trong lực lượng vũ trang và nhân dân Thủ đô trong thực hiện pháp luật dân chủ ở cơ sở; phát huy vai trò, nâng cao năng lực lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền, nhất là người đứng đầu trong triển khai thực hiện dân chủ ở cơ sở.
Có hai hình thức thi gồm: Thi trực tuyến và sân khấu hóa.
Đối tượng tham gia cuộc thi trực tuyến: Công dân Việt Nam từ đủ 18 tuổi trở lên, đang sinh sống, làm việc và học tập trên địa bàn thành phố. Phần thi trắc nghiệm trực tuyến diễn ra trong thời gian 4 tuần trên môi trường mạng internet. Mỗi thí sinh có 1 lượt thi mỗi tuần, ở mỗi lượt thi, thí sinh trả lời các câu hỏi dạng trắc nghiệm và câu hỏi tự luận.
Đối tượng tham gia cuộc thi sân khấu hóa: Ủy ban MTTQ Việt Nam các quận, huyện, thị xã mỗi đơn vị thành lập 1 đội thi từ 5 đến 7 thành viên chính thức và các thành viên hỗ trợ. Thành viên chính thức gồm có: Cán bộ, công chức cấp xã, trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố, cán bộ Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp xã, thành viên Ban công tác Mặt trận, đại diện tổ chức thành viên của Mặt trận, Ban Thanh tra nhân dân, Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng,...
Hình thức thi sân khấu hóa cấp thành phố được tổ chức qua 2 vòng sơ khảo và chung khảo. Vòng thi sơ khảo tổ chức thi theo cụm thi đua, mỗi cụm chọn 2 đội (1 đội đạt giải Nhất và 1 đội đạt giải Nhì) tham gia vòng thi chung khảo.
Vòng thi chung khảo gồm 10 đội được chọn từ vòng thi sơ khảo. Nội dung thi bao gồm 3 phần: Phần thi chào hỏi, mỗi đội dự thi tự giới thiệu về đội của mình, khái quát những đặc điểm nổi bật của địa phương, đơn vị trong thực hiện dân chủ ở cơ sở (thời gian tối đa của mỗi đội là 5 phút); phần thi kiến thức, các đội thi tham gia trả lời câu hỏi trắc nghiệm (thời gian tối đa của các đội là 20 phút); phần thi kỹ năng (thời gian tối đa của mỗi đội là 10 phút).
Phần thi trực tuyến sẽ bắt đầu từ 8h ngày 1/9 và kết thúc trước h ngày 30/9. Từ ngày 1/10 đến 30/11 sẽ triển khai cuộc thi bằng hình thức sân khấu hóa.
Về giải thưởng thi trực tuyến: Giải cá nhân có 1 giải Nhất, 2 giải Nhì, 5 giải Ba, 20 giải Khuyến khích; giải tập thể có 1 giải Nhất, 2 giải Nhì, 3 giải Ba, 10 giải Khuyến khích. Giải thưởng thi sân khấu hóa gồm: Vòng sơ khảo có 1 giải Nhất, 1 giải Nhì, 1 giải Ba và các giải Khuyến khích; vòng chung khảo có 1 giải Nhất, 2 giải Nhì, 3 giải Ba, 4 giải khuyến khích.