Sở Y tế TP.HCM vừa thống nhất việc triển khai thực hiện Nghị quyết 30/NQ-CP v Nghị định 07/2023/NĐ-CP của Chính phủ ban hnh về mua sắm trang thiết bị, ha chất, vật tư y tế nhằm tránh tình trạng mỗi cơ sở y tế hiểu theo cách khác nhau.
PGS.TS.BS Tăng Chí Thượng - Giám đốc Sở Y tế TP.HCM cho biết, Nghị quyết 30 và Nghị định 07 là cơ sở pháp lý để Sở Y tế TP hạ quyết tâm không để thiếu vật tư, thiết bị y tế trong công tác chăm sóc điều trị người bệnh tại các bệnh viện.
"Nghị quyết 30 và Nghị định 07 vừa được ban hành trước mắt giải quyết vướng mắc nhưng lo lắng mỗi nơi hiểu mỗi kiểu và vận dụng khác nhau nên Sở Y tế vừa có cuộc họp với các cơ sở y tế trực thuộc để lắng nghe, thống nhất hướng giải quyết.
Bên cạnh đó, trong quá trình triển khai thực hiện cũng có group Zalo để các bệnh viện kịp thời phản ánh vướng mắc. Đồng thời, cũng có tổ theo dõi diễn biến của các đơn vị khi thực hiện mua sắm thiết bị, vật tư, hóa chất nhằm tiếp tục để có hướng thống nhất hoặc sẽ tiếp tục kiến nghị nếu phát sinh để công tác chăm sóc người bệnh không bị gián đoạn", ông Thượng nói.
Nghị quyết 30 đã giải quyết cơ bản việc thiếu trang thiết bị y tế hiện nay tại các cơ sở khám chữa bệnh. Ảnh minh họa
Sở Y tế cũng sẽ tổ chức tập huấn cho các đơn vị nhằm thống nhất cách làm đồng thời còn có tổ công tác theo dõi, lắng nghe và kịp thời báo cáo cho lãnh đạo TP và Bộ Y tế để có hướng giải quyết.
"Chúng ta phải hiểu nghị quyết là giải quyết và có giá trị ngay khi ban hành, trong đó Nghị quyết 30 hay Nghị định 07 là giải quyết vướng mắc trong công tác chăm sóc người bệnh ở các cơ sở y tế công lập, đặc biệt là mua sắm trang thiết bị, vật tư, hóa chất. Do đó, kỳ vọng về lâu dài Bộ Y tế và các bệnh viện sẽ có những đóng góp để xây dựng luật cho phù hợp theo đặc thù của ngành y tế", ông Thượng chia sẻ.
Theo đại biểu Quốc hội Phạm Khánh Phong Lan, Nghị định 07 và Nghị quyết 30 của Chính phủ chỉ mang tính tạm thời, "chữa cháy". Các bộ, ngành không riêng ngành y tế phải sửa các luật theo hướng thoáng hơn, cụ thể là Luật Đấu thầu, các nghị định, thông tư về mua sắm...
Để giải quyết tận gốc vấn đề, cần sự tham gia trách nhiệm hơn nữa của Bộ Tài chính và Bộ Kế hoạch - Đầu tư, do đây là vấn đề kinh tế y tế chứ không chỉ là chuyên môn y tế. Trong sửa đổi Luật Đấu thầu sắp tới, nên có một quy định riêng cho thuốc và trang thiết bị y tế.
Ông Nguyễn Minh Lợi - Vụ trưởng Vụ Trang thiết bị và Công trình y tế (Bộ Y tế): Lấp khoảng trống về pháp lý trong thực hiện đấu thầu Nghị định 07/2023/NĐ-CP đã giải quyết vấn đề rất thiết yếu cho các bệnh viện. Những gói thầu đã trúng thầu thì có thể nhập khẩu được ngay và đáp ứng nhu cầu cho các bệnh viện đang bị thiếu. Còn Nghị quyết 30/NQ-CP đã sửa đổi khoản 4 của Nghị quyết 144/NQ-CP ngày 5/11/2022 của Chính phủ, cho phép tiếp tục thanh toán chi phí KCB BHYT đối với các dịch vụ kỹ thuật thực hiện bằng máy do nhà thầu cung cấp sau khi trúng thầu vật tư, hóa chất theo kết quả lựa chọn nhà thầu được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của Luật Đấu thầu. Tại Nghị quyết 30/NQ-CP có quy định: Với các hợp đồng được ký trước ngày 5/11/2022 sẽ tiếp tục thực hiện theo thời hạn của hợp đồng; còn với các hợp đồng được ký từ ngày 5/11/2022 sẽ được tiếp tục thực hiện đến khi có văn bản quy phạm pháp luật quy định về vấn đề này (không còn thời hạn đến 5/11/2023), bao gồm cả các hợp đồng được ký theo hình thức mua sắm trực tiếp. Quy định trên nhằm lấp khoảng thời gian trống về mặt pháp lý trong thực hiện vấn đề này từ sau ngày 5/11/2023 đến khi Luật Khám chữa bệnh sửa đổi có hiệu lực và có các văn bản hướng dẫn theo quy định. |