ĐBQH Phạm Xuân Thường: Tách trách nhiệm của Ta án trong cng tác thi hnh án dân sự l cắt khúc tố tụng

Mai Thoa (thực hiện)| 19/11/2014 06:00
Theo dõi Báo điện tử Công lý trên

Tại nghị trường Quốc hội, khi gp ý vo Dự thảo Luật THADS (sửa đổi), đại biểu Phạm Xuân Thường đã c những ý kiến đng gp rất xác đáng v tâm huyết với việc, lm thế no để khắc phục tình trạng án dân sự đang tồn đọng như hiện nay?

Ý kiến đóng góp của Đại biểu Phạm Xuân Thường (Thái Bình) được nhiều đại biểu và người dân đồng tình, ủng hộ. Bên lề Quốc hội, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với ông những nội dung xoay quanh vấn đề này.

PV: Ông đánh giá như thế nào về Dự thảo Luật Thi hành án dân sự trình Quốc hội vừa qua?

ĐB Phạm Xuân Thường: Tôi cho rằng, nhiều nội dung sửa đổi của Luật không phù hợp, như: Việc mở rộng đối tượng và số tiền miễn, giảm thi hành án hay bỏ nội dung trả lại đơn thi hành án sẽ làm khó khăn hơn nhiều cho Cơ quan thi hành án dân sự và làm tăng thêm số lượng án tồn đọng với con số hàng chục nghìn vụ mỗi năm...

Thứ nhất, đó là việc đề nghị Quốc hội bỏ Điều 61 quy định điều kiện miễn, giảm thi hành án đối với khoản thu cho ngân sách Nhà nước. Quy định này không giải quyết được tận gốc lý do làm lượng án tồn đọng phải xét miễn, giảm. Đó chỉ là giải pháp tạm thời, thay vào đó để giải quyết cơ bản số án xét miễn giảm hàng năm, tôi đề nghị Quốc hội sớm sửa ngay các quy định của pháp luật hình sự, bỏ tiền án phí hình sự, bỏ tiền phạt các vụ án ma túy.

PV: Ông có thể cho biết lý do vì sao lại đề xuất như vậy không?

ĐB Phạm Xuân Thường: Việc xác định tội phạm là trách nhiệm của Nhà nước, tại sao lại bắt người phạm tội phải nộp tiền án phí hình sự khi họ đã nộp thuế để Nhà nước làm công việc đó. Với 200.000 đồng đối với một bị án thì liệu số tiền trên có bù đắp được chi phí của Nhà nước đã bỏ ra cho hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án hay không? Nhiều tử tù đã thi hành án tử hình mà số tiền án phí, tiền phạt vẫn còn đó vì họ có tài sản chung với gia đình nhưng không tách ra được nên vẫn là loại việc có điều kiện thi hành? Vì vậy, án phí hình sự là bất hợp lý, là không phù hợp.

ĐBQH Phạm Xuân Thường: Tách trách nhiệm của Tòa án trong công tác thi hành án dân sự là cắt khúc tố tụng

Đại biểu Phạm Xuân Thưởng

Bên cạnh đó, theo báo cáo của Cơ quan thi hành án dân sự thì số việc tồn đọng hiện nay chủ yếu là án phí và tiền phạt thu cho ngân sách Nhà nước. Người phải thi hành án hầu hết là người phạm các tội về ma túy, án dài 10, 20 năm, chung thân, thậm chí đã tử hình hoặc là những người nghiện ma túy, phạm tội. Cả hai đối tượng này hiện tại và trong tương lai đều không có khả năng thi hành hoặc có khả năng cũng chẳng ai tự nguyện mang nộp án phí sau khi ra tù cho cơ quan thi hành án. Số tiền án phí rất ít, cưỡng chế thi hành án thì không đáng. Vì vậy, các cơ quan thi hành án đành phải tuân thủ theo quy định, thụ lý rồi tiến hành xác minh một năm hai lần, để rồi khi đủ thời gian 5 - 10 năm sau theo quy định là xét miễn, giảm.

Tòa án cứ buộc, cứ phạt, vì luật đã quy định; Cơ quan thi hành án cứ xác minh, đôn đốc, thu không được bao nhiêu đến khi đủ điều kiện thì tổ chức xét miễn, giảm và kết thúc thi hành án. Vòng luẩn quẩn này không thể chấm dứt được nếu không có sự thay đổi căn bản cách nhìn nhận về quy định này.

PV: Như vậy, có phải việc bỏ án phí hình sự là sẽ mất đi một khoản thu rất lớn cho ngân sách Nhà nước hay không, thưa ông?

ĐB Phạm Xuân Thường: Không phải như vậy mà là ngược lại. Thực chất, bỏ án phí hình sự, tức là bỏ một khoản thu rất nhỏ có thể thu được nhưng lại giảm đáng kể lượng việc phải giải quyết, lượng việc tồn và theo lý thuyết, có thể giảm được khoảng 20% cán bộ thi hành án dân sự hiện nay. Tôi xin chứng minh như sau: Năm 2014, toàn ngành TAND xét xử 148.519 bị cáo phạm tội hình sự và buộc họ phải nộp án phí số tiền gần 32 tỷ đồng. Theo đó, các Cơ quan thi hành án dân sự phải thụ lý 148.519 việc thi hành án phí hình sự. Cũng năm 2014, toàn ngành thi hành án dân sự thụ lý, thi hành 779.298 việc, với số cán bộ hiện có của ngành là 9.891 người, như vậy, mỗi cán bộ thi hành án một năm phải thi hành 78 việc. Nếu lấy số 148.519 việc thi hành án phí hình sự chia cho 78 việc thì số người cơ quan thi hành án cần để thi hành số việc đó là 1.967, người tức là gần 2.000 người.

Vậy, việc bỏ 32 tỷ đồng trên giấy mà chủ yếu là không thu được để giảm tới 148.519 việc và khoảng gần 2.000 biên chế. Việc này có nên làm không?

PV: Vậy nội dung lớn thứ 2 mà ông muốn đề nghị sửa đổi trong Dự thảo Luật là gì?

ĐB Phạm Xuân Thường: Vấn đề lớn nữa mà tôi đề cập đến là đề nghị Quốc hội giao lại công tác thi hành án dân sự cho Tòa án như trước năm 1994. Tại kỳ họp thứ 7, Chính phủ đưa nội dung chuyển TAND ra quyết định thi hành án, chứng tỏ Chính phủ biết rõ tách trách nhiệm của Tòa án ra khỏi thi hành án thì công tác thi hành án đạt hiệu quả thấp. Bởi vì, xét xử, thi hành án vốn là hai nội dung thống nhất của một quá trình tố tụng, công tác thi hành án được khởi động ngay từ khi thụ lý như thu dự phí và diễn ra trong suốt quá trình thi hành án như giao nhận tang vật, thực hiện biện pháp khẩn cấp tạm thời, bồi thường tính mạng, sức khỏe, đưa người lao động trở lại làm việc... xác minh, cưỡng chế, miễn, giảm, kết thúc thi hành án.

Do vậy, tách trách nhiệm của Tòa án tức là cắt khúc tố tụng, thiếu sự phối hợp chặt chẽ giữa Toà án và Cơ quan thi hành án dân sự, thi hành án kém hiệu quả và án tồn đọng sẽ tăng lên.

PV: Vậy theo ông, việc trả lại chức năng này cho Tòa án thì có lợi như thế nào?

ĐB Phạm Xuân Thường: Trước hết, công tác thi hành án dân sự do Tòa án thực hiện nên kết hợp hài hòa, gắn trách nhiệm của cán bộ Tòa án với công tác thi hành án dân sự. Công việc của hai cơ quan nay giao cho một cơ quan đương nhiên sẽ đơn giản hơn rất nhiều, các vụ án sẽ được giải quyết nhanh gọn hơn, đảm bảo thời gian và đảm bảo được hiệu quả.

Thứ nữa, công tác thi hành án sẽ được bổ sung một đội quân tinh nhuệ khoảng 7.000 - 8.000 người, đó là các Chánh án, Phó Chánh án, Thẩm phán, Thư ký, cán bộ thi hành án hình sự từ Tòa án mà Nhà nước không phải tăng biên chế, không phải chi phí ngân sách. Ngược lại, TAND cũng được bổ sung một nguồn nhân lực chất lượng cao, đó là các Chấp hành viên, Thẩm tra viên, Thư ký Thi hành án, mà không phải lo đào tạo, bồi dưỡng. Việc này không những không làm tăng biên chế mà còn có thể cắt giảm số người làm công tác thi hành án. Ví dụ, trước năm 1994, mỗi Tòa án huyện có một cán bộ làm công tác thi hành án cả hình sự và dân sự (thực chất là cả cơ quan Tòa án phải làm công tác thi hành án chứ không chỉ có một người phân công chuyên trách). Tòa án tỉnh có một phòng thi hành án có từ 3 - 5 người làm công tác thi hành án. Toàn quốc lúc đó có khoảng 1.000 người làm thi hành án chuyên trách, vì ta có hơn 600 huyện và 64 tỉnh, thành phố.

 Trước năm 1994, hệ thống Tòa án xét xử mỗi năm bình quân 50.000 - 60.000 vụ. Công tác thi hành án khi đó rất thuận lợi, không vướng mắc gì, nhưng tôi không hiểu tại sao Quốc hội khi đó lại chuyển giao công tác thi hành án dân sự cho Chính phủ.

Đến nay, mỗi huyện có một Chi cục thi hành án dân sự, Chi cục thi hành án bố trí từ 10-12 biên chế, một người làm công tác thi hành án hình sự ở Tòa án, như vậy có khoảng 11-13 người/đơn vị cấp huyện. Còn ở tỉnh có Cục Thi hành án dân sự bố trí từ 25-40 người, Tòa án tỉnh cũng phải bố trí 1-2 người làm công tác thi hành án hình sự. Số người làm công tác thi hành án dân sự hiện nay gồm 9.891 người và khoảng gần 1.000 người làm công tác thi hành án hình sự, tổng cộng gần 11.000 người. Số vụ việc tòa xét xử như năm 2014 là 385.000 vụ việc, như vậy án Tòa xét xử tăng so với năm 1994 khoảng 7 lần, người làm công tác thi hành án tăng khoảng 11 lần nhưng công tác thi hành án dân sự không hiệu quả như chúng ta mong muốn, chứng tỏ mô hình quản lý không phù hợp. Theo tôi, nếu kết hợp bỏ cả án phí hình sự, bỏ cả án phạt tiền các tội phạm ma túy và trả lại công tác thi hành án dân sự cho Tòa án thì việc giảm 20-30% người làm công tác thi hành án là hoàn toàn có cơ sở.

PV: Trân trọng cảm ơn ông!

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
ĐBQH Phạm Xuân Thường: Tách trách nhiệm của Ta án trong cng tác thi hnh án dân sự l cắt khúc tố tụng