Triển khai Nghị quyết của Ban cán sự đảng TANDTC về thực hiện nhiệm vụ cng tác trọng tâm năm 2022

Đ. Việt| 09/01/2022 10:11
Theo dõi Báo điện tử Công lý trên

Tại Hội nghị triển khai cng tác Ta án năm 2022, Thiếu tướng Dương Văn Thăng, Uỷ viên Ban cán sự đảng, Ph Chánh án TANDTC, Chánh án TAQSTW đã quán triệt Nghị quyết của Ban cán sự đảng TANDTC về lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ cng tác trọng tâm năm 2022.

Trình bày tại Hội nghị, Thiếu tướng Dương Văn Thăng, Ủy viên Ban cán sự đảng, Phó Chánh án TANDTC, Chánh án TAQSTW cho biết Nghị quyết gồm 10 nhiệm vụ, giải pháp. Mục tiêu nhằm nâng cao chất lượng xét xử, hoàn thành nhiệm vụ chính trị và các chỉ tiêu công tác cơ bản theo Nghị quyết của Quốc hội; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, nhất là các chức danh tư pháp liêm chính, chuyên nghiệp; xây dựng Tòa án trong sạch, vững mạnh, từng bước hiện đại, bảo vệ công lý, phục vụ nhân dân, phụng sự Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

duong-van-thang.jpg
Thiếu tướng Dương Văn Thăng, Ủy viên Ban cán sự đảng, Phó Chánh án TANDTC, Chánh án TAQSTW. Ảnh Nguyễn Dương

Theo nội dung Nghị quyết, năm 2022 là năm đầu thực hiện Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng. Thành công của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, thành công của cuộc bầu cử Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026, cùng với sự lãnh đạo, chỉ đạo khẩn trương, quyết liệt, đồng bộ của cấp ủy đảng các cấp và chính quyền đã tạo sự phấn khởi, tin tưởng của cán bộ, đảng viên trong việc nỗ lực, chủ động khắc phục mọi khó khăn trong tình hình phức tạp của dịch bệnh Covid-19, phấn đấu hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao.

Một trong những nhiệm vụ, giải pháp đáng chú ý của nghị quyết đặt ra là: Tiếp tục thực hiện tốt Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đảng bộ các cấp; nhất là những văn bản chỉ đạo của Đảng về cải cách tư pháp; đặc biệt chú trọng quán triệt thực hiện các nội dung chỉ đạo của Tổng Bí thư tại Hội nghị toàn quốc các cơ quan nội chính; tiếp tục quán triệt và xây dựng kế hoạch thực hiện nghiêm các kết luận, kế hoạch của Bộ Chính trị về đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống.

Nâng cao chất lượng xét xử các loại vụ án hình sự, dân sự, kinh doanh thương mại, hành chính, lao động, gia đình và người chưa thành niên; hoàn thành các chỉ tiêu của Quốc hội, của TANDTC về công tác giải quyết, xét xử các loại vụ, việc. Bảo đảm xét xử nghiêm minh, đúng pháp luật, không để xảy ra oan, sai, bỏ lọt tội phạm. Làm tốt công tác hòa giải các vụ việc dân sự, nâng cao hơn nữa tỷ lệ hòa giải thành.

Thực hiện tốt các yêu cầu của phiên tòa theo tinh thần cải cách tư pháp; tăng cường tổ chức các phiên tòa rút kinh nghiệm. Đưa ra xét xử kịp thời và nghiêm minh các vụ án liên quan đến phòng chống dịch bệnh Covid-19. Tiếp tục kiên trì thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch; thích ứng an toàn, linh hoạt trong tình hình mới.

Đồng thời chủ động, tích cực thực hiện chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Đưa ra xét xử kịp thời, nghiêm minh, đúng pháp luật, bảo đảm thực hiện tốt các yêu cầu thu hồi tài sản tham nhũng đối với những vụ, việc do Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo.

z3093471307904_335ad84575558352ef9c7d6b01b73c4e.jpg
Các đại biểu tham dự Hội nghị. Ảnh Nguyễn Dương

Đẩy nhanh tiến độ và nâng cao chất lượng giải quyết đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm và xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm. Tiếp tục làm tốt công tác kiểm tra, giám đốc việc xét xử để kịp thời phát hiện, khắc phục, rút kinh nghiệm về những sai sót chuyên môn, nghiệp vụ trong quá trình giải quyết, xét xử các loại vụ, việc.

Bên cạnh đó, cần tích cực, chủ động chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho việc triển khai thi hành Nghị quyết số 33/2021/QH ngày 12/11/2021 của Quốc hội về tổ chức phiên tòa trực tuyến. Đẩy mạnh công tác thông tin, truyền thông để tuyên truyền, phổ biến đến người dân và toàn xã hội về phương thức và ý nghĩa của việc xét xử trực tuyến.

Khẩn trương nghiên cứu các đề án đã được giao nghiên cứu, xây dựng làm cơ sở cho Đề án cải cách tư pháp tại TAND đến năm 2030, định hướng đến năm 2045 đáp ứng yêu cầu xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Chuẩn bị các điều kiện cần thiết để triển khai thi hành ngay sau khi Đề án được Ban Chấp hành Trung ương thông qua.

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động chuyên môn nghiệp vụ và hoạt động quản lý, điều hành; tiếp tục đổi mới thủ tục hành chính - tư pháp, đảm bảo phục vụ tốt hơn nhu cầu xét xử và công khai minh bạch các hoạt động của Tòa án. Phối hợp với các cơ quan liên quan để tích hợp, chia sẻ các dịch vụ công trực tuyến của Tòa án nhân dân trên Cổng dịch vụ công quốc gia. Từng bước xây dựng Tòa án điện tử và đưa vào vận hành Trợ lý ảo, Trung tâm giám sát và điều hành hoạt động của TAND, Trung tâm tư liệu - thư viện điện tử, nền tảng xét xử trực tuyến TAND theo đúng kế hoạch, tiến độ đã đề ra.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Triển khai Nghị quyết của Ban cán sự đảng TANDTC về thực hiện nhiệm vụ cng tác trọng tâm năm 2022