Trưởng ban Tổ chức Trung ương Trương Thị Mai: "Biên chế Ta án cần gắn với thực tiễn v kinh nghiệm quốc tế"

Mai Đỉnh| 13/12/2021 19:40
Theo dõi Báo điện tử Công lý trên

Sáng 13/12, tại H Nội, Đon cng tác của Ban Chỉ đạo Trung ương về quản lý biên chế do Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tổ chức Trung ương Trương Thị Mai lm Trưởng đon, đã c cuộc lm việc với Ban cán sự đảng TANDTC về quản lý biên chế giai đoạn 2016 - 2021 v đề xuất biên chế giai đoạn 2022 - 2026.

Đồng chí Nguyễn Hòa Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Bí thư Ban cán sự đảng, Chánh án TANDTC; các đồng chí Phó Chánh án TANDTC và đại diện các đơn vị trực thuộc TANDTC đã cùng Đoàn công tác trao đổi, thảo luận, tiếp thu các ý kiến đóng góp để triển khai công tác quản lý biên chế trong thời gian tới.

Triển khai tinh giản biên chế đồng bộ từ TANDTC xuống TAND các cấp

Báo cáo tại buổi làm việc, Phó Chánh án TANDTC Nguyễn Trí Tuệ cho biết, trong giai đoạn 2016-2021, Ban cán sự đảng TANDTC đã chỉ đạo tuyên truyền, quán triệt và triển khai thực hiện nghiêm túc các Nghị quyết của Trung ương trong TAND, nhằm nâng cao nhận thức của các cấp ủy, chính quyền, cán bộ, đảng viên, xác định rõ tinh giản biên chế, cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, tinh gọn bộ máy, xây dựng vị trí việc làm là nhiệm vụ chính trị quan trọng trong giai đoạn hiện nay.

quan-ly-bien-che4.jpg
Chánh án TANDTC Nguyễn Hòa Bình và Trưởng ban Tổ chức Trung ương Trương Thị Mai tại buổi làm việc

Căn cứ các Nghị quyết của Trung ương, Ban cán sự đảng TANDTC đã cụ thể hóa thành Nghị quyết, Kế hoạch, để tổ chức thực hiện thống nhất trong các TAND; phân công cho từng thành viên Ban cán sự đảng chỉ đạo các đơn vị, TAND thuộc lĩnh vực, địa bàn phụ trách xây dựng. Theo đó, kết quả tinh giản biên chế (tính đến ngày 30/6/2021): TAND các cấp đã giảm được 1.664 người (đạt tỷ lệ 10,9%).

Qua đánh giá, TANDTC đã thực hiện tốt công tác quản lý biên chế; bố trí, sắp xếp cán bộ, công chức, viên chức hợp lý. Việc xây dựng vị trí việc làm, thực hiện tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức được triển khai đồng bộ từ TANDTC xuống TAND các cấp. Công tác tuyển dụng công chức để bổ sung cho các đơn vị trong TAND đáp ứng nhu cầu nhưng phải gắn với thực hiện chủ trương tinh giản biên chế theo Nghị quyết 39-NQ/TW.

Cùng với đó, TAND đã tập trung chỉ đạo đơn vị chức năng triển khai nghiên cứu, xây dựng và hoàn thiện vị trí việc làm đảm bảo đúng quy định và tiến độ. TAND là một trong những đơn vị trong hệ thống chính trị đã nỗ lực cao, hoàn thiện sớm đề án vị trí việc làm, được Ban Tổ chức Trung ương, Ban Công tác đại biểu Quốc hội ghi nhận.

Tuy nhiên việc thực hiện tinh giản biên chế trong một số trường hợp còn lúng túng, do khó xác định thuộc trường hợp nào để tiến hành thủ tục xét tỉnh giản biên chế cho phù hợp và đảm bảo quyền lợi cho công chức; Cơ cấu chức danh tư pháp chưa hợp lý (nhiều Thẩm phán, ít Thư ký Tòa án) đã gây áp lực cho đội ngũ Thư ký Tòa án; Tổ chức bộ máy, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của một số đơn vị trong TAND còn chồng chéo, trùng lặp; Cơ cấu tổ chức một số đơn vị, Tòa án chưa phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới, nhất là tổ chức các TAND cấp huyện gây dàn trải về biên chế, cơ sở vật chất; tạo thừa, thiếu cục bộ… Mặc dù chất lượng công chức đã được nâng lên, nhưng số lượng công chức có kinh nghiệm chuyên môn sâu, có năng lực giải quyết các vụ án quốc tế, nhất là các chuyên gia đầu ngành vẫn còn hạn chế.

Nguyên nhân được cho là biên chế được giao cho ngành Tòa án từ năm 2012, đến nay đã gần 10 năm không những không được giao thêm mà còn phải thực hiện tinh giản thêm 10% đã tạo ra áp lực lớn cho ngành Tòa án trong bối cảnh khối lượng công việc ngày càng gia tăng, năm sau tăng hơn năm trước trung bình 8,5%; nhưng vẫn phải đảm bảo các chỉ tiêu của Quốc hội về chất lượng xét xử, giải quyết các vụ, việc và yêu cầu của công tác cải cách tư pháp; Công tác nhận xét, đánh giá cán bộ, công chức, viên chức ở một số đơn vị vẫn chưa đảm bảo thực chất, còn mang tính hình thức, nên việc xét tinh giản biên chế còn khó khăn…

quan-ly-bien-che1.jpg
 Trưởng ban Tổ chức Trung ương Trương Thị Mai phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc.

Tại buổi làm việc, các thành viên trong Đoàn công tác đã trao đổi, làm rõ một số nội dung về thực tế triển khai thực hiện chủ trương tinh giản biên chế trong thời gian qua; những bất cập trong thực hiện Nghị quyết 39-NQ/TW về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; Nghị quyết số 18, 19-NQ/TW về sắp xếp bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn và phát huy hiệu quả; giải pháp tinh giản gắn với cơ cấu lại đội ngũ cán bộ theo hướng nâng cao hiệu lực, hiệu quả.

Để làm rõ các vấn đề tại Tòa án, các Phó Chánh án TANDTC đã trả lời và nêu những khó khăn, vướng mắc khi thực hiện tinh giản biên chế. Đồng thời đề xuất, kiến nghị Ban chỉ đạo Trung ương chỉ đạo rà soát, đánh giá bố trí đủ biên chế theo vị trí việc làm và yêu cầu nhiệm vụ…; chỉ đạo việc giao biên chế và cắt giảm biên chế cần gắn với chức năng, nhiệm vụ, khối lượng công việc, tính chất đặc thù, mức độ phức tạp, nhạy cảm, quy mô, khối lượng công việc của tổ chức, tránh việc “cào bằng”, cắt giảm cơ học đối với tất cả các tổ chức như hiện nay…

Các thành viên Đoàn kiểm tra đều bày tỏ sự nhất trí cao với báo cáo của TANDTC, đồng thời chia sẻ sự khó khăn về biên chế mà hệ thống TAND đang gặp phải trong khi số lượng công việc ngày càng gia tăng nhưng số lượng biên chế không những không được giao thêm mà còn phải thực hiện tinh giản khiến ngành Tòa án gặp phải áp lực rất lớn.

quan-ly-bien-che2.jpg
Chánh án TANDTC Nguyễn Hòa Bình phát biểu tại buổi làm việc

Xác định biên chế cần căn cứ vào đặc thù tổ chức, hoạt động và chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền 

Nêu ý kiến tại buổi làm việc, Chánh án TANDTC Nguyễn Hòa Bình cho biết, để đáp ứng tinh gọn bộ máy, cũng như giải quyết vấn đề về biên chế, thì việc chuyển các hợp đồng 68 sang nguồn lực xã hội hóa có nhiều ưu điểm. Về tổ chức, sau 5 năm vận hành, Luật Tổ chức TAND đã bộc lộ một số bất cập, do đó cần có lộ trình sửa luật.

Sau khi hệ thống TAND giảm 10% lượng biên chế, số lượng thư ký bị sụt giảm, tạo ra áp lực rất lớn với các Thư ký Tòa án. Lấy dẫn chứng, Chánh án Nguyễn Hòa Bình thông tin, qua khảo sát các nước, tất cả các quốc gia có số lượng dân cư tương đương Việt Nam đều có lượng án rất lớn. Do đó, cần đảm bảo số lượng biên chế của hệ thống Tòa án nhằm đáp ứng lượng công việc ngày càng nhiều.

Nhấn mạnh về những điều bất hợp lý, Chánh án Nguyễn Hòa Bình cho biết, theo chỉ tiêu biên chế Quốc hội giao cho ngành Tòa án vào năm 2012 là .000 biên chế, số lượng án mà Tòa án phải thụ lý là 300.000 vụ, việc. Đến năm 2021, số lượng án tăng lên gần 700.000 vụ, việc, mà vẫn phải giảm xuống còn 14.000 biên chế (10%). Điều này đã dẫn đến một số bật cấp của Luật và quy định của ngành...

Chánh án TANDTC Nguyễn Hòa Bình đề nghị Ban Tổ chức Trung ương và Bộ Nội vụ đề xuất với Đảng, Chính phủ xem xét giao biên chế giai giai đoạn 2022 - 2026 cho Tòa án trên cơ sở: quy mô dân số; quy mô phát triển kinh tế - xã hội; số lượng vị trí việc làm, tình hình vi phạm và tội phạm; số lượng, tính chất phức tạp của các vụ việc thuộc thẩm quyền giải quyết; mức độ hiện đại hóa về trang thiết bị, phương tiện làm việc và ứng dụng CNTT; chức năng, nhiệm vụ tăng thêm mà pháp luật giao cho Tòa án...

Biên chế Tòa án cần gắn với thực tiễn và kinh nghiệm quốc tế

Phát biểu kết luận buổi làm việc, Trưởng ban Tổ chức Trung ương Trương Thị Mai đánh giá cao những kết quả đạt được của Ban cán sự đảng, lãnh đạo TANDTC, đơn vị đã tiến hành thực hiện nghiêm túc đường lối, chủ trương của Đảng, đặc biệt vấn đề liên quan đến tổ chức bộ máy, nhiệm vụ chính trị.

Đồng chí Trương Thị Mai cho rằng, Báo cáo hôm nay thể hiện những nỗ lực, cố gắng, quyết tâm của TANDTC trong việc triển khai các giải pháp hiệu quả nhằm quản lý, sử dụng và tinh giản biên chế của cơ quan, đơn vị từ TANDTC xuống TAND các cấp theo đúng tinh thần chỉ đạo của Nghị quyết 39-NQ/TW về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; Nghị quyết 18-NQ/TW về một số vấn đề tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; Nghị quyết 19-NQ/TW về việc tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả họat động của các đơn vị sự nghiệp công lập…

quan-ly-bien-che3.jpg
Quang cảnh buổi làm việc

Đánh giá kết quả cụ thể, Trưởng ban Tổ chức Trung ương nhấn mạnh, Tòa án đã ban hành các quyết định phân bổ biên chế từ 2013, đến nay không tăng mà còn giảm tích cực hơn 10%, theo đúng yêu cầu, chủ trương của Đảng. Bên cạnh đó, ngành Tòa án đã nỗ lực đổi mới, sáp nhập các đơn vị và có sự quan tâm trong xây dựng đội ngũ cán bộ gắn với thực tiễn, ban hành nhiều Án lệ để tạo thuận lợi cho công tác xét xử, tăng cường ứng dụng CNTT.

Đồng chí Trương Thị Mai lưu ý, trong thời gian tới, TANDTC cần quan tâm phân tích, đánh giá việc khó giảm biên chế do thiếu nhân lực làm chuyên môn hay không, hoàn thiện việc xây dựng khung vị trí việc làm gắn với yêu cầu công việc. Trưởng ban Tổ chức Trung ương nhấn mạnh, cần nâng cao chất lượng đào tạo đội ngũ cán bộ ngành Tòa án, đặc biệt cần gắn với thực tiễn cũng như kinh nghiệm quốc tế, để chuẩn bị tốt cho việc giải quyết các vụ việc có yếu tố nước ngoài.

Trên các cơ sở đó, Trưởng ban Tổ chức Trung ương Trương Thị Mai đề nghị, trước trách nhiệm với Đảng, Nhà nước giao phó, TANDTC tiếp tục đánh giá sâu sắc những kết quả đạt được để nghiên cứu việc sắp xếp tinh gọn, nâng cao hiệu lực, hiệu quả của tổ chức bộ máy.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Trưởng ban Tổ chức Trung ương Trương Thị Mai: "Biên chế Ta án cần gắn với thực tiễn v kinh nghiệm quốc tế"