Ban Chỉ đạo Trung ương về quản lý biên chế lm việc với Ban Cán sự đảng Bộ LĐ-TB&XH

Mai Đỉnh| 01/12/2021 07:18
Theo dõi Báo điện tử Công lý trên

Chiều 30/11, Ban chỉ đạo Trung ương về quản lý biên chế do đồng chí Nguyễn Ha Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chánh án TANDTC lm trưởng đon đã c buổi lm việc với Ban Cán sự đảng Bộ LĐ-TB&XH về quản lý biên chế giai đoạn 2016 -2021 v đề xuất biên chế giai đoạn 2022 – 2026 của Bộ.

Tham gia Đoàn công tác có Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Trọng Thừa, cùng lãnh đạo các cơ quan chức năng của TANDTC, Ban Nội chính Trung ương.

Tiếp và làm việc với đoàn công tác về phía Bộ LĐ-TB&XH có đồng chí Đào Ngọc Dung, Ủy viên BCH trung ương Đảng, Bí thư ban cán sự đảng, Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH; các đồng chí Thứ trưởng cùng đại diện lãnh đạo các đơn vị trực thuộc Bộ LĐ-TB&XH.

Phát biểu tại buổi làm việc, đồng chí Nguyễn Hòa Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chánh án TANDTC cho biết, theo quy định mới của Trung ương, việc quản lý và quyết định biên chế do Bộ Chính trị trực tiếp chỉ đạo. Để tham mưu cho Bộ Chính trị quyết định những vấn đề về biên chế, cán bộ, Bộ Chính trị đã thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương về quản lý biên chế.

Ban Chỉ đạo cũng tổ chức các đoàn công tác đi các địa phương; bộ, ngành Trung ương để khảo sát công tác quản lý biên chế. Với tinh thần đoàn là cơ quan khảo sát, đoàn sẽ nắng nghe chuyên sâu những ý kiến các của đơn vị, cũng như các khó khăn về thực hiện biên chế, hay những vấn đề đạt và chưa đạt được, đặc biệt là những kiến nghị.

chanh-an-lam-viec-bldtbxh.jpg
Đồng chí Nguyễn Hòa Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chánh án TANDTC phát biểu tại cuộc làm việc với Ban Chỉ đạo Trung ương về quản lý biên chế tại Bộ LĐ-TB&XH

Theo đồng chí Chánh án, Trung ương đã có Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị Trung ương 6 Khóa XII; Bộ Chính trị cũng đã có Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 17/4/20. Tinh thần của các chủ trương này đã đề ra một loạt các giải pháp để tinh giản biên chế; sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; nâng cao chất lượng cán bộ…Sau khi sắp xếp, tinh giản biên chế, cả nước sẽ thực hiện việc cải cách chế độ tiền lương.

Chánh án Nguyễn Hòa Bình cho rằng việc thực hiện các Chỉ thị, Nghị quyết này được Bộ LĐ-TB&XH thực hiện tốt, xuất hiện nhiều điểm sáng. Đúng tinh thần của Nghị quyết số 39-NQ/TW giảm biên chế nhưng kết hợp với tăng chất lượng. Nếu chỉ giảm đơn thuần mà không làm cho chất lượng đội ngũ cán bộ tốt hơn thì không đúng với Nghị quyết của Đảng.

Bên cạnh quản lý tốt biên chế, đồng chí Nguyễn Hòa Bình cũng đánh giá cao nỗ lực của Bộ LĐ-TB&XH trong thực hiện các nhiệm vụ chính trị. Thời gian vừa qua là một giai đoạn hết sức khó khăn do tác động của dịch Covid-19 khiến kinh tế đất nước suy giảm, công nhân thất nghiệp và nhiều vấn đề xã hội nảy sinh. Nhưng đây cũng là một phép thử đối với Bộ LĐ-TB&XH. Bộ LĐ-TB&XH đã thực hiện đầy đủ trách nhiệm các chính sách xã hội, đặc biệt các chính sách lao động, người có công và các đối tượng yếu thế. Bộ đã tham mưu Chính phủ ban hành nhiều chính sách an sinh hỗ trợ người dân trong bối cảnh dịch bệnh.

Ngoài ra, thực hiện chủ trương của Nghị quyết Trung ương 4 về xây dựng chỉnh đốn đảng và phát triển kinh tế xã hội thích ứng an toàn và linh hoạt phục hồi kinh tế, Bộ LĐ-TB&XH cũng đã chủ trì nhiều đề án liên quan đến người lao động như dạy nghề, việc làm. Các đề án được thực hiện đã góp phần quan trọng trong thực hiện an sinh xã hội, hỗ trợ người yếu thế.

Báo cáo với đoàn công tác, Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung nêu rõ, Bộ LĐ-TB&XH là cơ quan đặc thù, quản lý đa lĩnh vực (14 lĩnh vực). Tất cả chính sách của ngành phục vụ phần đông là đối tượng yếu thế, khó khăn và những đối tượng nhạy cảm. Có những lĩnh vực, vấn đề cần phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ, ngành hoặc địa phương khác rất lớn.

Bộ trưởng dẫn chứng, lĩnh vực giảm nghèo do Bộ phụ trách nhưng không thể trực tiếp làm được. Hay vừa qua lực lượng lao động thiếu do Covid -19, về quản lý nhà nước thì là trách nhiệm của Bộ nhưng tại địa bàn là do các địa phương. Một số lĩnh vực khác Bộ là cơ quan xây dựng chính sách nhưng tổ chức thực hiện chính sách là do các địa phương cụ thể là Nghị quyết số 68/NQ-CP. 

Theo Bộ trưởng Đào Ngọc Dung, mục tiêu chúng ta hướng tới an sinh xã hội toàn dân, nâng cao mặt bằng an sinh, phúc lợi xã hội. “Nhưng muốn đạt được mục tiêu mọi người dân có quyền tham gia và thụ hưởng chính sách thì lực lượng làm công tác an sinh phải ổn định mới có thể làm tốt nhiệm vụ.

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nhấn mạnh, thời gian tới, tinh thần sắp xếp, tổ chức bộ máy của Bộ LĐ-TB&XH là sẽ tự chủ, tự chủ càng sớm càng tốt. Đồng thời, Bộ sẽ tiếp tục kiện toàn cơ cấu tổ chức theo hướng giảm cấp trung gian, tinh gọn bộ máy bên trong các đơn vị thuộc Bộ; chuyển đổi mô hình 01 Cục thành Vụ và giảm 03 đầu mối thuộc Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp; sắp xếp, sáp nhập các phòng chuyên môn có nhiệm vụ tương đồng, giảm tối đa phòng hỗ trợ, phục vụ dự kiến giảm 18/76 phòng (tương ứng giảm 23,7%) tại các đơn vị quản lý nhà nước thuộc Bộ.

Thay mặt Đoàn Khảo sát, đồng chí Nguyễn Hòa Bình đánh giá cao công tác chuẩn bị cho buổi làm việc của Bộ LĐ-TB&XH, đã bám sát hướng dẫn, kế hoạch khảo sát của Ban Chỉ đạo; thông tin trong báo cáo dày dặn, phong phú, đúng yêu cầu đề ra. Về các chương trình, nhiệm vụ đặt ra Bộ đã có các Chương trình, kế hoạch cụ thể. Nhiều văn bản điều chỉnh của Bộ và tham mưu cho Chính phủ thể hiện rõ tinh thần quyết liệt đổi mới trong công tác chỉ đạo của lãnh đạo Bộ. Về tinh giảm biên chế và sắp xếp bộ máy trong khu vực sự nghiệp của Bộ đã giảm rất mạnh cả về đầu mối và biên chế.

Đặc biệt việc chuyển đổi hưởng lương từ ngân sách sang tự chủ rất cao. Cơ cấu đội ngũ cán bộ hợp lý khoa học, chất lượng nâng lên đúng tinh thần chủ trương của Đảng. Trên cơ sở báo cáo về công tác quản lý biên chế năm 2016-2021 của Bộ LĐ-TB&XH, đồng chí Nguyễn Hòa Bình đề nghị Bộ LĐ-TB&XH đưa ra những kiến nghị với Bộ Chính trị, Chính phủ, Ban Tổ chức Trung ương để kịp thời tháo gỡ những vấn đề còn vướng mắc, trên tinh thần thực hiện nghiêm các chủ trương của Trung ương, Bộ Chính trị về biên chế và tổ chức cán bộ cũng như sát với tình hình thực tiễn đơn vị; yêu cầu đặt ra là gọn bộ máy nhưng chất lượng phải tinh, hiệu quả tốt.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Ban Chỉ đạo Trung ương về quản lý biên chế lm việc với Ban Cán sự đảng Bộ LĐ-TB&XH