Tài chính - Ngân hàng

Từ ngày /6, cửa hàng kinh doanh vàng không có hóa đơn điện tử sẽ bị rút giấy phép kinh doanh?

Minh Lý 06/06/20 - 16:07

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 82/NQ-CP ngày 5/6/20 phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 5 năm 20. Trong đó, liên quan đến việc triển khai hóa đơn diện tử, Chính phủ yêu cầu Bộ Tài chính phối hợp với Ngân hàng Nhà nước tăng cường kiểm tra, giám sát, thực hiện nghiêm quy định về hóa đơn điện tử kết nối với cơ quan thuế trong mua, bán vàng. Hoàn thành chậm nhất trước ngày /6.

Theo đó, trong việc quản lý thị trường vàng, Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước tiếp tục thực hiện quyết liệt, nghiêm túc, đầy đủ, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp quản lý thị trường vàng cả trước mắt và lâu dài theo ý kiến chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, lãnh đạo Chính phủ tại các Nghị quyết, Công điện, Chỉ thị và các văn bản có liên quan;

Khắc phục ngay tình trạng chênh lệch cao giữa giá vàng trong nước và giá vàng thế giới, bảo đảm thị trường vàng hoạt động ổn định, hiệu quả, lành mạnh, công khai, minh bạch, đúng quy định pháp luật, không để vàng hóa nền kinh tế và ảnh hưởng đến ổn định kinh tế vĩ mô.

Nghị quyết của Chính phủ nêu rõ: “Quyết liệt triển khai hóa đơn điện tử; kiên quyết rút, thu hồi ngay giấy phép kinh doanh đối với các doanh nghiệp, đơn vị không thực hiện đúng quy định về hóa đơn điện tử kết nối với cơ quan thuế trong hoạt động kinh doanh, mua, bán vàng và xử lý nghiêm theo pháp luật hiện hành”.

thiet-ke-chua-co-ten-20-06-06t3850.585.png
Ảnh minh họa.

Thúc đẩy và phát triển lành mạnh, an toàn, hiệu quả, công khai, minh bạch các thị trường tài chính, chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp; kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm. Khẩn trương xử lý các khó khăn, vướng mắc để đáp ứng các tiêu chí, sớm nâng hạng thị trường chứng khoán từ cận biên lên mới nổi theo lộ trình đề ra.

Chính phủ yêu cầu Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương điều hành chính sách tài khóa mở rộng hợp lý, có trọng tâm, trọng điểm. Phối hợp chặt chẽ với Bộ Giao thông vận tải khẩn trương nghiên cứu, đề xuất việc phát hành thêm 100 nghìn tỷ đồng trái phiếu Chính phủ cho đầu tư các công trình trọng điểm quốc gia theo đúng kết luận của Thường trực Chính phủ tại Thông báo số 231/TB-VPCP ngày 18 tháng 5 năm 20.

Phối hợp chặt chẽ với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tăng cường kiểm tra, giám sát, thực hiện nghiêm quy định về hóa đơn điện tử kết nối với cơ quan thuế trong hoạt động kinh doanh, mua, bán vàng, hoàn thành chậm nhất trước ngày /6/20.

Đồng thời, Bộ Tài chính đẩy mạnh chuyển đổi số trong thu, chi ngân sách Nhà nước, bảo đảm thu đúng, thu đủ, thu kịp thời, mở rộng cơ sở thu và chống thất thu thuế. Nhất là đối với các dịch vụ kinh doanh ăn uống, nhà hàng, thương mại điện tử, kinh doanh trên các nền tảng xuyên biên giới

Trong hoạt động điều hành giá, Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, đơn vị liên quan nắm chắc tình hình thị trường, cân đối cung cầu, giá cả hàng hóa để có giải pháp phù hợp, hiệu quả ổn định thị trường, giá cả. Nhất là đối với các mặt hàng xăng, dầu, hàng hóa thiết yếu, nhà ở và lương thực, thực phẩm.

Đồng thời, nhấn mạnh cần chuẩn bị các phương án giá, lộ trình điều chỉnh giá các mặt hàng, dịch vụ do Nhà nước quản lý, không tăng giá đột ngột, cùng một thời điểm, hạn chế tác động lên lạm phát, bảo đảm kiểm soát lạm phát theo mục tiêu đề ra.

thiet-ke-chua-co-ten-20-06-06t4120.318.png
Ảnh minh họa.

Với Ngân hàng Nhà nước, Chính phủ giao cơ quan này điều hành tỷ giá linh hoạt, chủ động xây dựng các kịch bản, phương án và phản ứng chính sách kịp thời, hiệu quả hơn. Chỉ đạo, khuyến khích các tổ chức tín dụng tiết giảm chi phí, cắt giảm thủ tục hành chính, đẩy mạnh chuyển đổi số để phấn đấu giảm mặt bằng lãi suất cho vay 1 - 2%.

Đồng thời, Ngân hàng Nhà nước phải khẩn trương có giải pháp thiết thực, khả thi, hiệu quả để tháo gỡ vướng mắc, đẩy mạnh giải ngân, trong đó tập trung vào các vấn đề liên quan đến đối tượng vay vốn, lãi suất, quy trình, thủ tục cho vay...

Bộ Xây dựng được giao quyết liệt thúc đẩy tiến độ triển khai gói tín dụng 120.000 tỷ đồng cho vay nhà ở xã hội. Thường xuyên giám sát, đôn đốc các địa phương tập trung thực hiện Đề án Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn nhà ở xã hội giai đoạn 2021-2030, đảm bảo hoàn thành chỉ tiêu xây dựng nhà ở xã hội năm 20 được giao.

“Chủ trì, phối hợp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các bộ, cơ quan liên quan đánh giá tổng thể, toàn diện, đầy đủ các chính sách, chương trình hỗ trợ về nhà ở hiện hành để hoàn thiện các chính sách phù hợp với mục tiêu, đối tượng, sát thực tiễn, đặc trưng, đặc điểm kinh tế - xã hội của các vùng, miền” - Nghị quyết nêu rõ.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Từ ngy /6, cửa hng kinh doanh vng khng c ha đơn điện tử sẽ bị rút giấy phép kinh doanh?