Địa vị pháp lý của cng an xã; quyền hạn của cng an xã... l những vấn đề được các đại biểu thảo luận si nổi về dự thảo Luật Cng an xã tại phiên họp thứ 2, Quốc hội kha XIV, diễn ra chiều /8.
Thứ trưởng Bộ công an Lê Quý Vương trình bày dự thảo Luật
Theo Tờ trình do Thứ trưởng Bộ công an Lê Quý Vương trình bày dự thảo Luật công an xã gồm 05 chương, 47 điều. So với Pháp lệnh Công an xã (gồm 05 Chương, 25 Điều), dự thảo Luật đã bổ sung 22 Điều, quy định về nhiệm vụ, quyền hạn, hoạt động của Công an xã và bố trí lực lượng Công an xã; bảo đảm điều kiện hoạt động đối với Công an xã; Quản lý nhà nước về Công an xã.
Nâng Pháp lệnh Công an xã lên thành Luật
Tờ trình dự án Luật do Thượng tướng Lê Quý Vương, Thứ trưởng Bộ Công an nêu rõ: Trong điều kiện hiện nay, tình hình đất nước đã có những thay đổi; trong khi đó các quy định của Pháp lệnh Công an xã (2009-20) về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức, hoạt động và chế độ, chính sách đối với Công an xã đã bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập, chưa đáp ứng được yêu cầu bảo đảm an ninh trật tự ở cơ sở trong tình hình mới. Thực tế đó đòi hỏi phải có một văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực pháp lý cao hơn để quy định đầy đủ, toàn diện về tổ chức, hoạt động của Công an xã, cũng như chế độ, chính sách, bảo đảm các điều kiện hoạt động và những vấn đề khác có liên quan tới lực lượng Công an xã nhằm đáp ứng yêu cầu bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội ở địa bàn cơ sở trong tình hình hiện nay và những năm tiếp theo.
Dự thảo Luật gồm 5 chương, 47 điều. So với Pháp lệnh Công an xã (gồm 5 Chương, 25 Điều), dự thảo Luật đã bổ sung 22 Điều. Về phạm vi điều chỉnh, dự thảo Luật đã bổ sung các quy định mới về vị trí và bảo đảm điều kiện hoạt động đối với Công an xã. Đây là những nội dung quan trọng nhằm xác định rõ vị trí của Công an xã trong việc bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội ở địa bàn cơ sở cũng như bảo đảm các điều kiện về kinh phí, cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện, chế độ, chính sách, đào tạo, bồi dưỡng, huấn luyện…
Việc xây dựng dự thảo Luật tạo cơ sở pháp lý mới đầy đủ, tương xứng hơn trong tổ chức hoạt động, chế độ, chính sách và bảo đảm điều kiện hoạt động đối với Công an xã; đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý hành chính về trật tự xã hội, góp phần phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật ở cơ sở.
Đồng ý với sự cần thiết ban hành luật, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho rằng dự thảo Luật đủ điều kiện để trình ra Kì họp thứ II, Quốc hội khóa XIV. Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, việc nâng từ pháp lệnh lên luật sau tổng kết 07 năm thi hành Pháp lệnh Công an xã (2009-20) là cần thiết, song cần rà soát đảm bảo tính thống nhất đồng bộ giữa những quy định về luật này với các luật có liên quan để tránh chồng chéo.
Giữ nguyên công an xã là lực lượng vũ trang bán chuyên trách
Báo cáo thẩm tra của Ủy ban thường vụ Quốc hội đồng tình với Chính phủ về việc xác định Công an xã là lực lượng vũ trang bán chuyên trách, vì cho rằng, thực tiễn hoạt động của lực lượng Công an xã theo mô hình này đã phát huy tốt vai trò nòng cốt trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn xã, không phát sinh vướng mắc gì lớn. Việc giữ nguyên địa vị pháp lý như vậy sẽ không làm phát sinh tổ chức, biên chế, phù hợp với Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 17/4/20 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.
Tại phiên họp, nhiều ý kiến tán thành quy định của dự thảo Luật, xác định Công an xã là lực lượng vũ trang bán chuyên trách, vì cho rằng thực tiễn hoạt động của lực lượng Công an xã theo mô hình này đã phát huy tốt vai trò nòng cốt trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn xã, không phát sinh vướng mắc gì lớn.
Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển đồng tình với khoản I, Điều 3 của dự thảo Luật quy định công an xã là lực lượng vũ trang bán chuyên trách. Bởi trong thực tế, an ninh là an ninh nhân dân, quốc phòng là quốc phòng toàn dân, ở cấp cơ sở, lực lượng công an xã là nòng cốt cho phong trào giữ vững an ninh. Người công an xã sống cùng dân, nắm tình hình và xử lí các vấn đề xảy ra. Chính quy hóa toàn bộ lực lượng này thì ko phù hợp, không hòa vào với dân.
Theo Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, việc kế thừa pháp lệnh, tiếp tục quy định công an xã là lực lượng vũ trang bán chuyên trách như trong dự thảo là phù hợp vì quy định này không làm tăng biên chế của công chức cơ sở và phù hợp với nguyên tắc không phân cấp cho địa phương đặc biệt là cấp cơ sở những lĩnh vực thuộc quyền quốc phòng, an ninh và ngoại giao. Chúng ta có hơn 11.000 xã, nếu nâng lên thành chính quy thì bộ máy nhà nước sẽ ra sao.
Tuy nhiên, một số ý kiến đề nghị ban soạn thảo cần thể hiện rõ tính chất “vũ trang bán chuyên trách” của lực lượng Công an xã để thể hiện rõ địa vị pháp lý, chức năng, nhiệm vụ của Công an xã, bảo đảm phù hợp với quy định của Luật Công an nhân dân, Luật cán bộ, công chức và Luật tổ chức chính quyền địa phương.
Rà soát lại nhiệm vụ quyền hạn của công an xã
Theo dự thảo Luật công an xã, nhiệm vụ, quyền hạn của Công an xã về cơ bản được kế thừa trên cơ sở các quy định còn phù hợp của Pháp lệnh Công an xã và bổ sung các nhiệm vụ, quyền hạn được quy định trong nhiều đạo luật như Luật cư trú, Luật tố tụng hình sự, Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự, Luật thi hành án hình sự, Luật xử lý vi phạm hành chính, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng cháy và chữa cháy, Luật căn cước công dân, Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự, Pháp lệnh quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ... và phù hợp với yêu cầu thực tiễn trong tổ chức, hoạt động của Công an xã.
Cho ý kiến về vấn đề này, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng Phan Thanh Bình cho rằng, trách nhiệm của công an xã tại dự thảo Luật được quy định quá nhiều. Có 11 điều quy định nhiệm vụ của công an xã bao gồm: nắm tình hình an ninh, trật tự, an toàn xã hội; tiếp nhận, phân loại, xử lý các vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn xã; xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc; phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh chống tội phạm, tệ nạn xã hội và vi phạm pháp luật khác trên địa bàn xã; thực hiện công tác quản lý cư trú, căn cước công dân và các giấy tờ đi lại…Theo Chủ nhiệm Ủy ban, với trách nhiệm nặng nề và cơ chế chính sách không phải biên chế chính quy, liệu có đảm bảo tuyển dụng được lực lượng công an xã đúng tầm để thực hiện được hết nhiệm vụ trên hay không.
Đồng tình với ý kiến trên, Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ cũng cho rằng Ủy ban thẩm tra nên rà soát lại nhiệm vụ quyền hạn của công an xã để đảm bảo tính khả thi của các quy định này. Bởi công an xã là lực lượng bán chuyên trách,việc đào tạo, bồi dưỡng có sự hạn chế nhưng lại có nhiều nhiệm vụ ở mức độ quan trọng, liên quan đến quyền con người, quyền công dân.
Phát biểu kết thúc phiên làm việc, Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ đề nghị ban soạn thảo hoàn chỉnh dự thảo Luật, Ủy ban Quốc phòng và An ninh phối hợp cơ quan soạn thảo và các cơ quan hữu quan thẩm tra chính thức dự thảo Luật để trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến tại Kỳ họp Quốc hội thứ 2 sắp tới.