L một trong 42 quốc gia c thể sản xuất vắc xin trên thế giới, hiện nay Việt Nam cũng đang thúc đẩy nhanh quá trình nghiên cứu vắc xin để c vắc xin “made in Viet Nam” cho người Việt Nam.
Ngày 30/9, tại hội thảo giới thiệu vắc xin phòng chống Covid-19 tại Việt Nam, Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, Việt Nam là một trong 92 quốc gia tham gia Chương trình “Giải pháp tiếp cận vắc xin Covid-19 toàn cầu” (COVAX Facility) và được GAVI COVAX AMC cam kết hỗ trợ.
“Với mục tiêu cung ứng 2 tỷ liều vắc xin cho các quốc gia vào cuối năm 2021 cho khoảng 20% dân số của các quốc gia thành viên của COVAX Facility, Việt Nam sẽ có cơ hội được tiếp cận và được cung ứng sớm các vắc xin trong danh mục của COVAX AMC”, Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long nhấn mạnh.
Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long phát biểu tại hội thảo.
Là một trong 42 quốc gia có thể sản xuất vắc xin trên thế giới, hiện nay Việt Nam cũng đang thúc đẩy nhanh quá trình nghiên cứu vắc xin để có vắc xin "made in Viet Nam" cho người Việt Nam. Bộ Y tế đã chỉ đạo các nhà sản xuất trong nước tăng cường các hoạt động nghiên cứu sản xuất vắc xin.
Hiện nay, Việt Nam có 4 đơn vị sản xuất vắc xin Covid-19 là: Viện Vắc xin và sinh phẩm y tế (IVAC), Công ty TNHH một thành viên Vắc xin và sinh phẩm số 1 (VABIOTECH), Trung tâm Nghiên cứu sản xuất vắc xin và sinh phẩm y tế (POLYVAC), Công ty TNHH Công nghệ sinh học Dược NANOGEN.
Các đơn vị này đang nỗ lực, tập trung các nguồn lực nghiên cứu, sản xuất vắc xin phòng Covid-19. Dự kiến, trong năm 2021 sẽ có ít nhất một nhà sản xuất tiến hành thử nghiệm vắc xin lâm sàng giai đoạn II, III tại Việt Nam.
Ngoài các nguồn vắc xin nêu trên, Việt Nam cũng đang tích cực tìm kiếm các nguồn vắc xin khác thông qua tiếp cận, trao đổi trực tiếp với các nhà sản xuất nước ngoài. Mặt khác, Bộ Y tế cũng chuẩn bị các căn cứ pháp lý để thúc đẩy các thủ tục thử nghiệm, cấp phép đăng ký lưu hành đối với vắc xin Covid-19.
Bộ Y tế yêu cầu các đơn vị rút ngắn toàn bộ quy trình hành chính. Tuy nhiên, các quy trình về chuyên môn, khoa học thì phải tuân thủ tuyệt đối, để đạt được mục tiêu vừa sớm có vắc xin, vừa bảo đảm được chất lượng, hiệu quả của vắc xin.
Toàn cảnh hội thảo.
Tại hội thảo, ông Dominic Raab - Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao và Phát triển Anh nhấn mạnh: “Việc hợp tác giữa các nhà khoa học của Anh và Việt Nam sẽ bảo vệ công dân của hai nước, đồng thời ngăn chặn làn sóng thứ hai của dịch bệnh trên toàn cầu đang đe dọa đến tất cả chúng ta. Vương quốc Anh đang nỗ lực góp phần vào công cuộc đẩy lùi đại dịch Covid-19 trên toàn thế giới”.
Vương quốc Anh đã cam kết hỗ trợ 50 triệu bảng để hỗ trợ các nước ASEAN ứng phó với Covid-19. Khoản đóng góp này bao gồm cả 6,3 triệu bảng mới được cam kết để củng cố hệ thống y tế và phục hồi kinh tế trong khu vực ASEAN.
Theo thông tin của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đến ngày /9, có 187 loại vắc xin Covid-19 đang triển khai nghiên cứu trên toàn thế giới, trong đó có 38 vắc xin đang trong quá trình thử nghiệm lâm sàng (9 vắc xin thử nghiệm lâm sàng giai đoạn III; 3 vắc xin trong giai đoạn II; 26 loại đang triển khai hoặc chuẩn bị triển khai giai đoạn I), 149 loại đang trong quá trình nghiên cứu tiền lâm sàng.