Việt Nam trải qua kh khăn gì để trở thnh thnh viên của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc?

PV| 12/10/2022 07:32
Theo dõi Báo điện tử Công lý trên

Tối 11/10 theo giờ Việt Nam, Việt Nam đã trúng cử trở thnh thnh viên của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2023-2025. Đại sứ Đặng Hong Giang, Trưởng Phái đon thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc, đã c cuộc trao đổi với báo chí ngay sau khi Việt Nam được tuyên bố trúng cử về những về những thuận lợi v thách thức trong quá trình tham gia ứng cử v đạt được thnh cng.

viet-nam-trai-qua-nhung-kho-khan-gi-de-tro-thanh-thanh-vien-hoi-dong-nhan-quyen-lien-hop-quoc.jpg
Đoàn Việt Nam tham dự phiên họp bỏ phiếu và công bố kết quả thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc

Theo Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc, khó khăn trong bầu cử đối với Việt Nam là rất nhiều, trước tiên là với số lượng ứng cử viên quá đông, riêng trong khu vực châu Á Thái Bình Dương có tới 7 nước tham gia ứng cử.

Quyền con người là một trong ba trụ cột của Liên hợp quốc gồm hòa bình, phát triển và quyền con người, và Hội đồng Nhân quyền là cơ quan chính của Liên hợp quốc để triển khai đường hướng về vấn đề quyền con người. Chính vì vậy các nước hết sức coi trọng, quyết liệt tham gia cơ chế này.

Khó khăn thứ hai là Việt Nam tham gia muộn nhất trong các nước tham gia ứng cử, cũng như trải qua 2 năm đại dịch COVID-19 không có điều kiện tiếp xúc, gặp gỡ, và công tác vận động chỉ được triển khai từ đầu năm 2022.

Khó khăn thứ ba là cách tiếp cận trong vấn đề quyền con người giữa các nước có nhiều khác biệt, và phải đi tìm mẫu số chung để các nước chấp nhận được, để các nước thấy rằng Việt Nam đóng góp được vào nỗ lực chung.

Dù khó khăn, thách thức như vậy, Việt Nam cũng có rất nhiều thuận lợi. Trước hết, Việt Nam là ứng cử viên được 10 quốc gia ASEAN ủng hộ và là ứng cử viên duy nhất của khu vực. Qua đó, có thể thấy rõ vai trò đoàn kết, vai trò nhất trí của ASEAN là hết sức quan trọng.

Thứ hai là sự tín nhiệm của các nước thể hiện ở hai mặt, Sự tín nhiệm về thành tựu phát triển kinh tế của Việt Nam, trong đó luôn luôn lấy con người làm trung tâm, luôn lấy con người làm động lực, mục tiêu của sự phát triển, sự tín nhiệm của cộng đồng quốc tế với những thành tựu của Việt Nam.

Sự tín nhiệm của cộng đồng quốc tế còn thể hiện đối với những đóng góp của Việt Nam trong các cơ chế của Liên hợp quốc, thông qua những đóng góp hết sức có trách nhiệm của Việt Nam vào các cơ chế của Liên hợp quốc trong hai năm qua.

Thứ ba là sự vào cuôc của cả hệ thống chính trị, của các bộ ban ngành, được sự quan tâm sát sao của lãnh đạo cấp cao và sự tham gia trực tiếp của lãnh đao cấp cao trong công tác vận động, trong các cuộc tiếp xúc với các nước; công tác thông tin tuyên truyền cũng được đẩy mạnh trong thời gian qua cũng làm cho dư luận trong nước và dư luận quốc tế hiểu rõ hơn về việc ứng cử của Việt Nam cũng như những cam kết của Việt Nam trong vấn đề đóng góp vào bảo vệ quyền con người của Việt Nam cũng như cho thế giới.

Nhân dịp này, Đại sứ Đặng Hoàng Gia đã gửi lời cảm ơn các bộ, ban, ngành luôn đồng hành cùng bên ngoại giao, với phái đoàn Việt Nam tại Liên hợp quốc cũng như các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài trong vận động ứng cử để Việt Nam trúng cử.

Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc trực thuộc Đại hội đồng Liên hợp quốc được thành lập năm 2006 là cơ chế quan trọng nhất về quyền con người của trong hệ thống Liên hợp quốc, có chương trình nghị sự trải rộng trên 10 đề mục, một mặt bám sát các quan tâm chung của cộng đồng quốc tế về quyền con người, mặt khác cũng phản ánh rõ nét những ưu tiên, chiến lược lớn của các nước và các nhóm nước trong lĩnh vực này.

Hội đồng Nhân quyền có một hệ thống các cơ quan, cơ chế trực thuộc đặc biệt, được quan tâm và tham gia rộng rãi, đầy đủ nhất là Cơ chế Rà soát định kỳ Phổ quát (UPR).

Gồm 47 thành viên có nhiệm kỳ 3 năm, Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc là diễn đàn đối thoại, hợp tác và thúc đẩy cân bằng tất cả các quyền con người, kể cả quyền phát triển; hoạt động trên cơ sở khách quan, hợp tác và đối thoại, trên tinh thần xây dựng, không thiên vị, chọn lọc, chính trị hóa và tiêu chuẩn kép.

Việt Nam luôn tham gia tích cực, có trách nhiệm vào các hoạt động của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc từ khi cơ quan này được thành lập. Trong đó, Việt Nam đã đảm nhiệm thành công vai trò thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2014-2016, góp phần bảo vệ lợi ích quốc gia, nâng cao vị thế, uy tín của đất nước.

Việt Nam tham gia tích cực các hoạt động của Hội đồng Nhân quyền, thúc đẩy các sáng kiến thể hiện dấu ấn, được cộng đồng quốc tế đánh giá cao như tham gia Nhóm Nòng cốt tại Hội đồng Nhân quyền về “Biến đổi khí hậu và quyền con người,” trực tiếp là tác giả một số nghị quyết được Hội đồng Nhân quyền thông qua bằng đồng thuận về ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đối với các nhóm dễ bị tổn thương (phụ nữ, trẻ em...).

Việt Nam cũng tham gia đồng tác giả, đồng bảo trợ hàng chục nghị quyết của Hội đồng Nhân quyền trong giai đoạn này, tập trung vào các lĩnh vực quyền kinh tế, xã hội, văn hoá, bảo vệ các nhóm dễ bị tổn thương, bình đẳng giới, chống phân biệt đối xử, xóa bỏ các biện pháp cấm vận đơn phương ảnh hưởng đến thụ hưởng quyền con người, quyền của nông dân, vấn đề dân chủ hoá đời sống quốc tế và tăng cường đoàn kết quốc tế.

Việt Nam có nhiều đóng góp, làm cầu nối thúc đẩy hợp tác và đối thoại giữa các nước, các nhóm nước nhằm thúc đẩy cách tiếp cận cân bằng, tiến bộ, hướng tới con người của Hội đồng Nhân quyền trên những vấn đề còn khác biệt ví dụ như về quyền sức khoẻ sinh sản, chống bạo hành với phụ nữ, xoá bỏ phân biệt đối xử và bạo lực dựa trên cơ sở bản dạng giới và xu hướng tình dục...

Việt Nam cũng đã thúc đẩy đối thoại trong khuôn khổ Hội đồng Nhân quyền giữa các nước liên quan, các tổ chức khu vực và các cơ chế của Liên hợp quốc về quyền con người nhằm giải quyết những quan tâm cụ thể về các vấn đề liên quan đến nhân quyền, nhân đạo; gắn với việc phối hợp với các nước đang phát triển đấu tranh để bảo đảm Hội đồng Nhân quyền hoạt động đúng nguyên tắc, thủ tục, không chính trị hoá, không can thiệp công việc nội bộ các nước.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Việt Nam trải qua kh khăn gì để trở thnh thnh viên của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc?