Vietcombank c ng ngnh Ngân hng quyết liệt hiện thực ha “mục tiêu kép”

PV| 31/05/2021 14:00
Theo dõi Báo điện tử Công lý trên

Ngay từ đầu năm 2021, dịch bệnh Covid-19 ở Việt Nam diễn biến phức tạp trở lại, ngnh Ngân hng trong đ c Vietcombank, đã v đang quyết liệt triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm hiện thực ha “mục tiêu kép”, gp phần phục hồi hoạt động sản xuất, kinh doanh cho doanh nghiệp v người dân



Tòa nhà Vietcombank. (Nguồn: VCB)

Là một trong số những ngân hàng thương mại lớn với hệ thống mạng lưới rộng khắp, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) đã luôn tiên phong trong việc ứng dụng khoa học công nghệ và hiện đại hóa ngân hàng nhằm đáp ứng nhu cầu quản trị trong hoạt động.

Và để thấy được vai trò và hiệu quả của quản trị rủi ro, nhất là trong trạng thái bình thường mới, phóng viên đã có cuộc trao đổi ngắn với Lãnh đạo Vietcombank xung quanh vấn đề này.

Vietcombank đã xây dựng các kịch bản liên quan đến rủi ro như thế nào để đảm bảo hoạt động khi dịch Covid – 19 xảy ra liên tục với những chủng mới?

Cũng đã bước sang năm thứ hai của mùa dịch và ngay từ năm 2020, Vietcombank đã thành lập Ban Chỉ đạo Ứng phó Khẩn cấp Dịch cúm Corona (Gọi tắt là Ban chỉ đạo Covid-19) với chức năng phê duyệt nguyên tắc xây dựng và phê duyệt kế hoạch dự phòng ứng phó khẩn cấp Covid-19 (bao gồm kế hoạch dự phòng về y tế, nhân sự, truyền thông).

Đầu tiên, để đảm bảo môi trường làm việc an toàn cho cán bộ, khách hàng đến giao dịch, như phun khử trùng, lau khử trùng, đặt nước sát khuẩn, duy trì nhiệt độ, quy định về hạn chế đi lại, hạn chế tụ tập đông người, đánh giá mức độ rủi ro và nghiêm túc thực hiện các biện pháp cách ly, xét nghiệm đối với ca nhiễm bệnh/nghi ngờ nhiễm bệnh Covid-19.

Bên cạnh đó, xây dựng các kế hoạch làm việc từ xa, làm việc theo ca, làm việc tại địa điểm dự phòng. Các kế hoạch này đã được kích hoạt một cách phù hợp với diễn biến dịch bệnh, tuân thủ các quy định của Chính phủ về giãn cách xã hội.

Dù đây mới lần triển khai đầu tiên, song làm việc tại địa điểm dự phòng hay từ xa, cũng như làm việc theo ca đã được các đơn vị triển khai nghiêm túc, có hiệu quả, đảm bảo được cả mục tiêu duy trì hoạt động liên tục và hoàn thành các chỉ tiêu kinh doanh của Vietcombank.

Mặt khác, tổ chức truyền thông nội bộ thường xuyên, liên tục bằng nhiều hình thức đến các đơn vị trong toàn hệ thống về việc sẵn sàng và chủ động phòng ngừa dịch bệnh. Phổ biến kiến thức phòng ngừa dịch bệnh và ứng xử khi phát hiện nguy cơ lây nhiễm, các thông tin cập nhật về Covid-19 của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Tổ chức cho tất cả cán bộ nhân viên trên toàn hệ thống ký cam kết tuân thủ pháp luật và các quy định của cơ quan nhà nước trong công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19. Truyền thông cảnh báo rủi ro đối với khách hàng về các thủ đoạn lừa đảo, gian lận của các đối tượng xấu lợi dụng dịch Covid-19 để chiếm đoạt tài sản của khách hàng trong tài khoản và thẻ thanh toán.

Các phương án ứng phó trên đã được phổ biến thường xuyên, liên tục đến tất cả các đơn vị và người lao động để chủ động ứng phó, kịp thời và hiệu quả khi phát sinh tình huống có cán bộ/người liên quan nghi nhiễm, bảo đảm duy trì hoạt động kinh doanh liên tục của toàn hệ thống.



Khách hàng giao dịch tại một phòng giao dịch của Vietcombank. (Nguồn: VCB)

Vừa qua, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã ban hành Thông tư 03/2021/TT-NHNN trên cơ sở sửa đổi Thông tư 01 nhằm tiếp tục hỗ trợ các khách hàng bị ảnh hưởng bởi Covid – 19. Liệu đây có phải là một hành lang pháp lý quan trọng để Vietcombank tiếp tục chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp và người dân?

Sự bùng phát bất ngờ của đại dịch Covid-19 trong năm 2020 đã gây đình trệ sản xuất của hầu hết các ngành kinh tế, tác động mạnh mẽ dẫn đến suy giảm nhu cầu tiêu dùng, thương mại toàn cầu, tạo áp lực cho hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp.

Trước bối cảnh đó, NHNN đã chủ động triển khai đồng bộ nhiều giải pháp tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, trong đó tiêu biểu là việc kịp thời ban hành Thông tư 01 ngay trong tháng 03/2020 hướng dẫn việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ đối với các khách hàng chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19.

Trước diễn biến phức tạp, khó lường của dịch Covid-19 trong năm 2021, NHNN đã ban hành Thông tư 03/2021/TT-NHNN ngày 02/04/2021 (hiệu lực từ ngày 17/05/2021), theo đó mở rộng đối tượng khách hàng được phép cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ.

Đây được đánh giá là động thái tích cực, giảm áp lực tài chính đối với các doanh nghiệp vay vốn sản xuất, hỗ trợ doanh nghiệp từng bước phục hồi hoạt động kinh doanh sau dịch Covid-19.

Trên cơ sở quy định tại Thông tư 03/2021/TT-NHNN, Vietcombank đã kịp thời ban hành văn bản nội bộ hướng dẫn các Chi nhánh trên toàn hệ thống triển khai cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ đối với các khách hàng chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19, trong đó cập nhật các nội dung sửa đổi, bổ sung tại Thông tư 03 so với Thông tư 01 trước đây (số dư nợ được xem xét cơ cấu giữ nguyên nhóm nợ, thời gian cơ cấu lại thời hạn trả nợ, nguyên tắc phân loại nợ và giữ nguyên nhóm nợ, nguyên tắc trích lập dự phòng rủi ro...).

Cùng với việc kịp thời triển khai Thông tư 03, Vietcombank đã tiên phong trong giảm lãi suất để hỗ trợ doanh nghiệp và người dân tiếp cận vốn dễ dàng, nhanh chóng phục hồi sản xuất kinh doanh. Riêng trong năm 2020, Vietcombank đã có 5 lần điều chỉnh giảm lãi suất để chia sẻ, hỗ trợ doanh nghiệp và người dân bị ảnh hưởng bởi dịch COVID – 19 và thiên tai với tổng mức chia sẻ 3.700 tỷ đồng lợi nhuận của ngân hàng.

Vietcombank đánh giá thế nào về quy định trích lập dự phòng với lộ trình 3 năm tại Thông tư 03? Theo Ông/Bà, những điều chỉnh đó sẽ tạo thuận lợi gì cho Vietcombank và các TCTD nói chung?

Bên cạnh tác động tích cực trong việc hỗ trợ duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, không thể phủ nhận những nguy cơ tiềm tàng đối với các ngân hàng khi chưa thực hiện ghi nhận nợ xấu đối với các khách hàng cơ cấu theo Thông tư 01.

Theo số liệu công bố của NHNN tại website chính thức, tỷ lệ nợ xấu của toàn ngành ngân hàng năm 2020 ở mức trên 1,8%, tăng nhẹ so với cuối năm 2019 (nợ xấu ở mức 1,63%). Cũng theo số liệu tổng hợp của NHNN, tính đến ngày 25/12/2020, toàn ngành đã thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ theo Thông tư 01 cho khoảng 270.000 khách hàng với dư nợ 355.000 tỷ đồng (tương ứng khoảng 4% tổng dư nợ hiện tại của ngành ngân hàng).

Đây là khó khăn, thách thức lớn cho ngành ngân hàng trong việc kiểm soát chất lượng danh mục các khoản cơ cấu nợ theo Thông tư 01, hạn chế tối đa nợ xấu mới phát sinh thời gian tới.

Để đảm bảo đủ nguồn dự phòng bù đắp rủi ro đối với nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ, ngày 02/04/2021, NHNN đã ban hành Thông tư 03/2021/TT-NHNN yêu cầu các ngân hàng thực hiện trích lập dự phòng cụ thể đối với toàn bộ dư nợ của khách hàng được cơ cấu thời hạn trả nợ theo Thông tư 01 căn cứ nhóm nợ thực tế của khách hàng (không áp dụng quy định giữ nguyên nhóm nợ).

Để giãn áp lực tài chính cho các ngân hàng, giúp các ngân hàng có dư địa từ thu nhập giữ lại thúc đẩy cho vay nền kinh tế, NHNN bổ sung quy định cho phép thực hiện phân bổ giá trị trích lập dự phòng cụ thể trong tối đa 3 năm.

Đây được đánh giá là đông thái quyết liệt của NHNN tại thời điểm hiện tại nhằm mục tiêu xây dựng có lộ trình bước đệm dự phòng, đảm bảo an toàn vốn của các ngân hàng trước những nguy cơ bất lợi có thể xảy ra trong bối cảnh dịch bệnh có thể ảnh hưởng một thời gian dài.

Trên cơ sở danh mục khách hàng cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ hiện tại, đồng thời căn cứ khả năng tài chính của ngân hàng, Vietcombank sẽ xem xét thực hiện trích lập toàn bộ dự phòng cụ thể theo quy định của Thông tư 03 ngay trong năm 2021, thay vì phân bổ trích lập trong 3 năm tới.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Vietcombank c ng ngnh Ngân hng quyết liệt hiện thực ha “mục tiêu kép”