Kinh tế xã hội 6 tháng đầu năm 20 của tỉnh Vĩnh Phúc tiếp tục chuyển biến và đạt nhiều kết quả tích cực so với cùng kỳ năm 2023 trên nhiều lĩnh vực. Đây là thông tin được ông Nguyễn Văn Thông, Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc cho biết tại buổi họp báo được tổ chức ngày 2/7.
Giải ngân vốn đầu tư công là nhiệm vụ trọng tâm
Trong 6 tháng đầu năm 20, kinh tế của tỉnh Vĩnh Phúc đã vượt qua khó khăn của năm 2023 và đang dần được phục hồi, các hoạt động sản xuất, kinh doanh trên địa bàn có sự khởi sắc ở cả 3 khu vực kinh tế. Tốc độ tăng GRDP ước đạt 6,26%, trong đó khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản ước tăng 1,9%; khu vực công nghiệp - xây dựng ước tăng 9,1%, riêng công nghiệp ước tăng 9,2%; khu vực dịch vụ ước tăng 6,0% và thuế sản phẩm trừ trợ cấp tăng 1,53% so với cùng kỳ năm 2023.
Giải ngân vốn đầu tư công được xác định là một trong những nhiệm vụ chính trị trọng tâm và được Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, UBND tỉnh tập trung lãnh đạo, chỉ đạo sát sao, kịp thời nhiều nhiệm vụ, giải pháp để đẩy nhanh tiến độ phân bổ, thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công năm 20, trong đó vốn kế hoạch năm 20 được giao ngay từ cuối năm 2023.
Tỉnh Vĩnh Phúc đã thành lập Tổ công tác đặc biệt thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công, trong đó phân công nhiệm vụ cụ thể cho các đồng chí lãnh đạo UBND tỉnh chỉ đạo tiến độ thực hiện, giải ngân vốn đầu tư công của các dự án trọng điểm; ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, yêu cầu các chủ đầu tư triển khai xây dựng kế hoạch chi tiết đối với từng dự án; chỉ đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố, các Ban quản lý dự án và các chủ đầu tư tăng cường giám sát, đánh giá đầu tư để kịp thời phát hiện các tồn tại, hạn chế, giải quyết các vấn đề vướng mắc và đề xuất giải pháp xử lý theo quy định.
Do đó, tình hình thực hiện kế hoạch đầu tư công 6 tháng đầu năm 20 của tỉnh đã đạt được một số kết quả quan trọng, nổi bật đó là: Vốn đầu tư công được phân bổ theo đúng các nguyên tắc, tiêu chí, tập trung cho các công trình quyết toán, chuyển tiếp, các công trình thực hiện các Nghị quyết của HĐND tỉnh, hạn chế khởi công công trình mới.
Tổng số vốn kế hoạch năm 20 được giao là 7.776,625 tỷ đồng, đến hết tháng 6/20 cấp tỉnh đã phân bổ chi tiết đạt 98% và cấp huyện, cấp xã đã phân bổ chi tiết đạt 96,3%, số vốn phân bổ sau do các dự án chưa đảm bảo về thủ tục và sẽ được trình phân bổ hết tại kỳ họp HĐND các cấp giữa năm 20.
Công tác quản lý, sử dụng vốn đầu tư công được các chủ đầu tư quan tâm, tiến độ giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công toàn tỉnh ước đạt 2.739 tỷ đồng, bằng 35,2% kế hoạch năm, cao hơn bình quân chung của cả nước (22,34%).
Thu hút đầu tư là động lực quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế
Môi trường đầu tư tiếp tục được quan tâm, chú trọng cải thiện. UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã ban hành Kế hoạch thực hiện chiến lược hợp tác đầu tư nước ngoài giai đoạn 2021- 2030, Đề án thu hút nhà đầu tư chiến lược đến đầu tư tại tỉnh đến năm 2030 và giao các nhiệm vụ cụ thể cho các cơ quan, đơn vị tổ chức triển khai thực hiện.
Các hoạt động quảng bá, giới thiệu về môi trường, chính sách, tiềm năng và cơ hội đầu tư của tỉnh được đẩy mạnh triển khai thông qua việc phối hợp tuyên truyền trên các báo, tạp chí, kênh truyền hình của Trung ương và của tỉnh; gửi tài liệu xúc tiến đầu tư tới các nhà đầu tư và đại sứ quán Việt Nam tại các nước; tổ chức chương trình không gian triển lãm, quảng bá, giới thiệu về tiềm năng, cơ hội kết nối giữa Hà Nội và các tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ - Kết nối cùng phát triển - “Link to Grow” tại Vĩnh Phúc…
Các hoạt động xúc tiến đầu tư được đẩy mạnh, trong đó triển khai các nội dung hợp tác với tỉnh Chungcheongbuk (Hàn Quốc), tỉnh Pernik (Bungari), vùng Toscana (Italia), ký Bản ghi nhớ hợp tác đầu tư với Công ty TNHH Signetics, lãnh đạo tỉnh đã tiếp và làm việc với nhiều tập đoàn, doanh nghiệp đến tìm hiểu chính sách đầu tư, thủ tục đầu tư tại tỉnh như: Tập đoàn Young Poong, Quỹ đầu tư META, Công ty Grandway Singapore.
Qua đó, thu hút vốn đầu tư vốn FDI 6 tháng đầu năm đạt kết quả cao với tổng số vốn ước đạt 435,8 triệu USD, tăng 28% so với cùng kỳ và vượt mục tiêu kế hoạch năm (mục tiêu năm 20 thu hút 400 triệu USD), trong đó có 209,9 triệu USD vốn đầu tư vào lĩnh vực sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học, đây là động lực quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế, đặc biệt trong giai đoạn nền kinh tế đang gặp nhiều thách thức như hiện nay.
Số lượng doanh nghiệp đăng ký thành lập mới 6 tháng đầu năm ước đạt 740 doanh nghiệp với tổng số vốn đăng ký là 7.500 tỷ đồng. Số doanh quay trở lại hoạt động sản xuất, kinh doanh là 265 doanh nghiệp, tăng ,6% so với cùng kỳ, đưa tổng số doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động ước đạt 1.005 doanh nghiệp.
Hoạt động xuất nhập khẩu trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đạt tốc độ tăng trưởng cao, đóng góp chủ yếu từ nhóm ngành máy vi tính, hàng điện tử và linh kiện và nhóm máy móc, thiết bị và phụ tùng.
Kim ngạch xuất khẩu ước đạt 9.636,6 triệu USD, tăng 47,5% so với cùng kỳ, trong đó nhóm hàng điện tử và linh kiện điện tử chiếm tỷ trọng lớn nhất (47,4%) ghi nhận mức tăng 2,4 lần so với cùng kỳ năm trước; nhóm máy móc, thiết bị và phụ tùng (chiếm 16,6%) tăng 28,3%; nhóm gỗ và sản phẩm từ gỗ tăng ,2%.
Kim ngạch nhập khẩu ước đạt 8.426,3 triệu USD, tăng 25,88% so cùng kỳ. Trong đó nhóm hàng điện tử và linh kiện điện tử tăng 31,96% so với cùng kỳ, chiếm 57,9% tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa; nhóm hàng máy móc, thiết bị và phụ tùng tăng 6,5% (chiếm 12,8%).
Nhằm tiếp tục phát triển kinh tế xã hội theo đúng định hướng của những tháng cuối năm 20, Tỉnh Vĩnh Phúc tiếp tục thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp kế hoạch cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, nhà đầu tư tìm kiếm cơ hội đầu tư, đẩy mạnh hoạt động sản xuất, kinh doanh đóng góp vào tăng trưởng, thu ngân sách, giải quyết việc làm, gia tăng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh.