Vụ án AIC: Cựu Bí thư tỉnh Đồng Nai ni gì về việc nhờ ai để xin được vốn từ Trung ương?

Mạnh H ng| 23/12/2022 20:11
Theo dõi Báo điện tử Công lý trên

Khi dự án thiếu vốn, cựu Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai Trần Đình Thnh gọi điện nhờ Nguyễn Thị Thanh Nhn nhờ “xin vốn Trung ương” v Nhn nhận lời. Tiếp đ, bị cáo Trần Đình Thnh yêu cầu cấp dưới tạo điều kiện cho Cng ty AIC trúng thầu vì đây l doanh nghiệp c khả năng v uy tín, c nhiều mối quan hệ với Trung ương v c cng xin vốn cho tỉnh Đồng Nai.

aic-167176473471013335089.jpeg
Cựu Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai Trần Đình Thành và Đinh Quốc Thái, cựu Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai 

Lãnh đạo tỉnh Đồng Nai làm để xin được vốn từ Trung ương?

Chiều 23/12, phiên toà xét xử sơ thẩm TAND TP Hà Nội tiếp tục xét hỏi các bị cáo trong vụ án xảy ra tại Công ty AIC các đơn vị liên quan. Quá trình điều tra xác định, sau khi Nguyễn Thị Thanh Nhàn (Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty AIC) đồng ý giúp tỉnh Đồng Nai xin vốn Trung ương, lãnh đạo tỉnh Đồng Nai họp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và dự án tại tỉnh được tăng 754 tỷ đồng. Công ty AIC của Nguyễn Thị Thanh Nhàn được tạo điều kiện trúng thầu vì lãnh đạo công ty có công.

Theo dự án được phê duyệt năm 2006, tổng mức đầu tư 889 tỷ đồng, không bao gồm phần thiết bị y tế chuyên môn. Tháng 7/2010, dự án được thay đổi, bổ sung phần thiết bị y tế 754 tỷ đồng, nâng tổng đầu tư lên 1.904 tỷ đồng. Sau các lần điều chỉnh, dự án có 16 gói thầu thiết bị y tế chuyên môn trị giá 654 tỷ đồng và nhóm Công ty AIC trúng toàn bộ 16 gói với giá cao hơn nhiều so với thực tế.

Năm 2010, khi dự án thiếu vốn, bị cáo Trần Đình Thành, khi đó là Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai gọi điện nhờ Nguyễn Thị Thanh Nhàn nhờ “xin vốn Trung ương” và Nhàn nhận lời.

aic-7-1671781191858459416039.jpeg
Bị cáo Hoàng Thị Thúy Nga - Phó Tổng Giám đốc AIC

Tiếp đó, bị cáo Trần Đình Thành yêu cầu cấp dưới tạo điều kiện cho Công ty AIC trúng thầu vì đây là doanh nghiệp có khả năng và uy tín, có nhiều mối quan hệ với Trung ương và có công xin vốn cho tỉnh Đồng Nai.

Tại tòa, bị cáo Trần Đình Thành khai, đã gọi điện cho bị cáo Nhàn thông báo, dự án bệnh viện thiếu vốn và mong Nhàn “góp cho tỉnh Đồng Nai một tiếng nói”. Theo lời khai của bị cáo Trần Đình Thành, “Nguyễn Thị Thanh Nhàn có thể thuyết phục bộ, ngành Trung ương ủng hộ vốn cho các địa phương. Còn bộ, ngành nào thì tôi không biết”.

Cáo trạng xác định, năm 2010, đoàn công tác của tỉnh Đồng Nai làm việc với Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư nên dự án được tăng 30% tổng mức đầu tư.

Bị cáo Trần Đình Thành chỉ đạo bị cáo Đinh Quốc Thái (cựu Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai) và bị cáo Bồ Ngọc Thu (cựu Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Đồng Nai) phải nhanh chóng triển khai, bổ sung chi phí thiết bị y tế vào dự án.

Tháng 7/2010, bị cáo Đinh Quốc Thái ký quyết định phê duyệt lại dự án, bổ sung phần đầu tư thiết bị y tế chuyên môn khi không có tài liệu, thẩm định của cơ quan chuyên môn về danh mục và giá thiết bị y tế, không thông qua Hội đồng nhân dân tỉnh Đồng Nai trước khi phê duyệt.

Khai trước Tòa, bị cáo Đinh Quốc Thái cho biết, Nguyễn Thị Thanh Nhàn đã hỗ trợ, giúp UBND tỉnh Đồng Nai xin tăng vốn dự án và bị cáo Nhàn còn quen với bị cáo Trần Đình Thành nên đã tạo điều kiện cho Công ty AIC trúng thầu.

aic-8-167178132898413365803.jpeg
Các bị cáo khai trước HĐXX

Cũng theo lời khai của bị cáo Đinh Quốc Thái, bị cáo không trực tiếp họp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, nhưng bị cáo được bị cáo Bồ Ngọc Thu báo cáo. Sau đó, bị cáo Đinh Quốc Thái đã chỉ đạo các đơn vị phải chuẩn bị hồ sơ cho dự án bệnh viện theo “ý của Bí thư Thành”.

Tại phiên tòa, bị cáo Bồ Ngọc Thu thừa nhận, sau cuộc họp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư thì tỉnh Đồng Nai được bổ sung phần thiết bị vào dự án bệnh viện để tăng tổng mức đầu tư.

Hội đồng xét xử hỏi: “Việc bổ sung như vậy có xin ý kiến Hội đồng nhân dân tỉnh Đồng Nai hay không?”, bị cáo Thu cho hay, việc này không phải thẩm quyền của mình.

Bị cáo Thu khai: “Do thời gian ngắn, bị cáo có gặp bị cáo Đinh Quốc Thái xin ý kiến và được nói, nếu như trình Hội đồng nhân dân lấy ý kiến theo đúng quy định sẽ cần thời gian dài, không đủ thời gian gửi Bộ để đăng ký vốn cho các năm sau. Bị cáo Đinh Quốc Thái nói, việc đi xin vốn là quan trọng, lãnh đạo tỉnh đã xin và được Bộ đồng ý rồi phải tập trung giải quyết hồ sơ. Do vậy, bị cáo làm hồ sơ gửi UBND tỉnh. Còn trình Hội đồng nhân dân tỉnh là thẩm quyền của UBND tỉnh”.

Kết quả điều tra xác định, bị cáo Bồ Ngọc Thu đã bỏ qua các bước thẩm định và ký tờ trình để bị cáo Đinh Quốc Thái ký quyết định phê duyệt lại dự án, bổ sung thêm phần đầu tư thiết bị với số tiền 754 tỷ đồng, nâng mức tổng đầu tư lên 1.904 tỷ đồng dù không có hồ sơ thuyết minh, không đưa ra cơ sở xác định danh mục thiết bị, xác định số lượng, đơn giá theo quy định.

Trong vụ án, việc các bộ, ngành phân bổ vốn ngân sách Trung ương cho dự án ở tỉnh Đồng Nai vượt mức quy định được cơ quan điều tra tách ra thành vụ án riêng để điều tra, xử lý trong giai đoạn sau.

AIC đồng ý bồi thường toàn bộ hậu quả vụ án

Tại Tòa, đại diện UBND tỉnh Đồng Nai có đề nghị AIC và các cá nhân gây thiệt hại bồi thường 2 tỉ đồng. Số tiền này Viện KSNDTC xác định là thiệt hại trong vụ án.

Trả lời thẩm vấn tại Tòa, đại diện của Công ty AIC cho hay, việc Tòa xác định Công ty AIC là bị đơn trong vụ án là chính xác. Về nguyên tắc, bên nào gây thiệt hại thì sẽ phải bồi thường.

16591328-70f9-42a8-8082-935acf5a416f.jpeg
Các bị cáo tại phiên tòa xét xử

Quá trình điều tra, cơ quan điều tra đã phong toả 4 tài khoản của AIC tại Ngân hàng với số tiền hơn 107 tỉ đồng để đảm bảo bồi thường cho chủ đầu tư. AIC đã chấp nhận bồi thường toàn bộ thiệt hại, thì đồng nghĩa với việc các bị cáo là cựu nhân viên Công ty AIC không phải bồi thường nữa.

Theo đó, đại diện Công ty AIC đề nghị HĐXX xem xét các thành tích đóng góp của các cựu nhân viên này khi lượng hình.

Trước ý kiến của đại diện Công ty AIC, vị chủ toạ phiên toà hỏi các bị cáo: Liên quan đến phần trách nhiệm dân sự, gia đình các bị cáo đã nộp tiền khắc phục hậu quả. Nay phía Công ty AIC cho biết sẽ đền bù toàn bộ thiệt hại, vậy các bị cáo có ý kiến gì không?

Trả lời câu hỏi trên của vị chủ toạ phiên toà, nhiều bị cáo cho biết vẫn tự nguyện khắc phục hậu quả.

Trong vụ án sai phạm xảy ra tại Dự án xây dựng Bệnh viện Đồng Nai và các đơn vị liên quan, quá trình điều tra vụ án, Cơ quan điều tra đã phong toả hơn 107 tỉ đồng là số dư 4 tài khoản của Công ty AIC mở tại ngân hàng.

Cơ quan điều tra cũng đã kê biên 1 nhà biệt thự có diện tích 357m2 tại số 99 phố Trần Hưng Đạo (Hà Nội) của Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Công ty AIC nhờ người thân đứng tên.

Tháng 7, Cơ quan điều tra đã ra lệnh kê biên đối với 1 biệt thự diện tích 453m2 tại số 21 phố Nguyễn Huy Tự (Hà Nội). Cơ quan điều tra cũng ra lệnh kê biên đối với tài sản là 6 căn hộ chung cư tại chung cư Pacific Place ở 83B phố Lý Thường Kiệt, Hà Nội.

Tháng 9, Cơ quan điều tra Bộ Công an tiếp tục kê biên 1 thửa đất diện tích 4,065m2 thuộc dự án đấu giá quyền sử dụng đất ở quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội.

Theo cáo buộc, do được dàn cựu lãnh đạo tỉnh Đồng Nai ưu ái, Công ty AIC trúng 16 gói thầu trang thiết bị y tế và xây lắp (2 gói thầu xây lắp và 14/17 gói thầu thiết bị) tại dự án với tổng số tiền hơn 665,7 tỉ đồng, qua đó hưởng lợi trái pháp luật hơn 148 tỉ đồng, gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng tài sản nhà nước.

Phiên toà sẽ tiếp tục được làm việc trở lại vào 8h sáng ngày mai (/12).

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Vụ án AIC: Cựu Bí thư tỉnh Đồng Nai ni gì về việc nhờ ai để xin được vốn từ Trung ương?