Các tài sản, khoản tiền có giá trị lớn của Trương Mỹ Lan và những người liên quan đã được phong tỏa nhằm ưu tiên thi hành án cho các bị hại liên quan đến hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong việc phát hành trái phiếu.
Mới đây, TAND TP.HCM ban hành thông báo đưa ra xét xử vụ án Trương Mỹ Lan và đồng phạm giai đoạn 2 bị VKSNDTC truy tố về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, “Rửa tiền” và “Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới”. Vụ án này được mở vào ngày 19/9/20, dự kiến kết thúc vào ngày 19/10/20.
Theo thông báo, các bị hại (danh sách bị hại tại phụ lục 1A, 1B, 1C, 1D, 1E, 1F); người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan (danh sách người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan tại phụ lục 2,3, 4) theo dõi thông tin về ngày, giờ xét xử vụ án và cập nhật diễn biến vụ án trên Trang thông tin điện tử của TAND TP.HCM tại địa chỉ: https://hochiminhcity.toaan.gov.vn.
Tòa án sẽ tiến hành xét xử vắng mặt bị hại, đương sự theo quy định tại Điều 62; Điều 65 và Điều 292 Bộ luật Tố tụng hình sự và đảm bảo quyền, lợi ích của các bị hại, đương sự theo đúng quy định của pháp luật.
Việc xét xử vắng mặt các bị hại, đương sự không gây ảnh hưởng đến việc giải quyết vụ án và không ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của các bị hại, đương sự.
Trước khi diễn ra phiên tòa này, nhiều người quan tâm là quyền lợi chính đáng của những nhà đầu tư trái phiếu bị chiếm đoạt tài sản sẽ được giải quyết như thế nào khi bị cáo Lan bị áp dụng hình phạt cao nhất là tử hình.
Theo cáo trạng thể hiện, có rất nhiều tài sản của bị cáo Trương Mỹ Lan hoặc có liên quan đến bị cáo Lan bị kê biên, phong tỏa có giá trị rất lớn.
Theo đó, cơ quan điều tra cũng đã kê biên nhiều bất động sản khác có giá trị lớn của Trương Mỹ Lan và những người có liên quan, cũng như phong tỏa, ngăn chặn giao dịch số tiền nằm trong tài khoản của các bị cáo và những người khác.
Tại bản án sơ thẩm vụ Vạn Thịnh Phát giai đoạn 1, Tòa buộc nhiều cá nhân, tổ chức phải có nghĩa vụ nộp lại hoặc hoàn trả cho bị cáo Lan tiền mặt và giá trị tài sản, tổng cộng khoảng 21.000 tỷ đồng.
Các tài sản, khoản tiền mà HĐXX xác định để khắc phục, đảm bảo nghĩa vụ cho bị cáo Trương Mỹ Lan trong toàn bộ vụ án là bao gồm vụ án ở giai đoạn 1 và các vụ án của các giai đoạn tiếp theo; ưu tiên thi hành án cho các bị hại liên quan đến hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong việc phát hành trái phiếu.
Bên cạnh đó, còn có hàng trăm tỷ đồng được gia đình bị cáo Lan cùng Tập đoàn Vạn Thịnh Phát nộp để khắc phục thay cho bị cáo Lan.
Như vậy, những người bị hại trong vụ án Trương Mỹ Lan giai đoạn 2 hoàn toàn có thể hy vọng về việc được đền bù thiệt hại.
Trước đó vào 28/8/20, TAND TP.HCM công bố danh sách 35.8 bị hại, TAND TP.HCM cho biết, trong trường hợp những bị hại này cần cung cấp thêm tài liệu, chứng từ cho Tòa án thì gửi qua đường bưu điện đến TAND TP.HCM để HĐXX xem xét.
Đối với các cá nhân sở hữu trái phiếu nhưng không thuộc 6 mã trái phiếu sau: QT2018.12.01; ADC 2018.09; ADC 2018.09.01; ADC 2019.01; SET.H2025; SNW-2018.10 do Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư An Đông; Công ty Cổ phần đầu tư Sunny World; Công ty Cổ phần đầu tư Quang Thuận và Công ty Cổ phần dịch vụ và thương mại TPHCM (Setra) phát hành thì không nằm trong phạm vi xét xử đối với vụ án này.
“Thông báo này thay cho giấy triệu tập và được đăng trên báo hàng ngày của Trung ương trong 03 số liên tiếp và phát sóng trên Đài phát thanh hoặc Đài truyền hình của Trung ương 03 lần lần trong 03 ngày liên tiếp và đăng công khai trên Tranh thông tin điện tử Toà án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh https://hochiminhcity.toaan.gov.vn” thông báo nêu.
Hiện tại, các cơ quan tố tụng đã và đang phối hợp chặt chẽ, đồng bộ, quyết liệt với những cơ quan có thẩm quyền khác để thu hồi triệt để tài sản của các bị cáo, nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng của bị hại, của nhà đầu tư.