Sau khi báo chí phản ánh về tình hình khai thác gỗ trái phép với quy m lớn trên địa bn huyện Tu mơ Rng v huyện Đăk T của tỉnh Kon Tum, đon cng tác đã vo kiểm tra hiện trạng.
Theo đó, tại huyện Đăk Tô, từ ngày 28/2-1/3, đoàn kiểm tra liên ngành bao gồm: Đại diện Cục kiểm lâm (ông Hoàng Văn Hương, ông Đỗ Hữu Dũng – Kiểm lâm viên đội kiểm lâm đặc nhiệm); Đại diện Chi cục Kiểm lâm vùng IV ông Nguyễn Minh Phùng (Đội trưởng), Đoàn Tam Điệp (Đội phó), Trần Anh Tú (Kiểm lâm viên); Đại diện Chi cục kiểm tỉnh Kon Tum ông Phạm Dục Tú (Cán bộ phòng TTPC) cùng đại diện Hạt kiểm lâm Đăk Tô (ông Nguyễn Tấn Phát – Hạt trưởng) và đơn vị chủ rừng là ông Nguyễn Thành Chung – Giám đốc Công ty TNHH – MTV Lâm nghiệp Đăk Tô, đã đi kiểm tra các địa điểm mà cơ quan báo chí đã thông tin.
Gỗ bị đốn hạ trái phép tại lâm phần do công ty Lâm nghiệp Đăk Tô, huyện Đăk Tô quản lý (Ảnh: Bá Tứ)
Cụ thể: Đoàn kiểm tra liên ngành đã tiến hành kiểm tra tại lô 2, khoảnh 1, Tiểu khu 278 lâm phần của Công ty TNHH MTV lâm nghiệp Đăk Tô quản lý phát hiện 3 gốc cây bị chặt hạ và đã được công ty này kiểm tra, đánh số lập biên bản.
Đoàn kiểm tra tiếp tục kiểm tra mở rộng tại các vị trí tọa độ thuộc các khoảnh 7, 9 tiểu khu 277 và khoảnh 12, tiểu khu 276, phát hiện 34 gốc cây bị cưa hạ (các gốc chặt còn mới) có đường kính từ 20cm – 110cm và 23 lóng, hộp gỗ có khối lượng 13,298 m3 (trong đó gỗ tròn 14 lóng có khối lượng 9,817 m3, 9 hộp gỗ xẻ có khối lượng 3,481 m3), chủng loại từ nhóm III đến nhóm VIII… Đây được xác định là số gỗ mới khai thác từ 1-5 tháng. Đặc biệt, có một số gốc cây chặt hạ không còn gỗ tại hiện trường, số còn lại chủ yếu bị sâu thối, bọng. Tại thời điểm kiểm tra, đoàn kiểm tra không phát hiện có người tại hiện trường rừng bị khai thác gỗ, không có người đến nhận là chủ của số gỗ đã kiểm tra. Đặc biệt, không phát hiện ra đối tượng khai thác.
Trụ sở Công ty TNHH – MTV Lâm nghiệp Đăk Tô là đơn vị chủ rừng nơi xảy vụ khai thác gỗ trái phép.
* Từ ngày 2-3/3 tại huyện Tu Mơ Rông, đoàn kiểm tra liên ngành gồm: Đại diện Cục kiểm lâm ông Hoàng Văn Hương; Đại diện Chi cục Kiểm lâm vùng IV ông Trần Anh Tú cùng đại diện Chi cục Kiêm lâm Kon Tum; Đại diện Hạt kiểm lâm huyện Tu Mơ Rông và chính quyền địa phương xã Đăk Na nơi xảy ra nạn phá rừng đã đi kiểm tra và lập biên bản bước đầu.
Theo biên bản kiểm tra hiện trường thì: đoàn kiểm tại lô 35, khoảnh 8 và lô 46, khoảnh 9, tiểu khu 206, phát hiện tại hiện trường có 7 gốc cây bị chặt hạ với số lượng 11 lóng, hộp có khối lượng đo đếm được 8,371 m3; chủng loại Kháo, Sao Cát, Dầu, Dẻ trắng thuộc nhóm III đến nhóm VII. Tất cả các cây bị chặt hạ bằng cưa xăng, dấu vết gốc chặt còn mới, tại hiện trường không có dấu vết phương tiện xe cơ giới và cũng không truy ra được đối tượng khai thác.
Biên bản kiểm tra, xác minh của đoàn kiểm tra liên ngành tại huyện Tu Mơ Rông.
Theo nguồn tin riêng của Công lý, một phần diện tích phát hiện ra gỗ bị đốn hạ trái phép (thuộc lâm phần do Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Đăk Tô quản lý) nằm trong diện tích số gỗ tang vật vi phạm trong năm 2018 mà Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Đăk Tô được giao quản lý. Điều đặc biệt là sau khi công ty cho xe vào kéo 4m3 gỗ tang vật vi phạm từ rừng về, không hiểu vì lý do gì mà trên xe lại có thêm khoảng 84m3 gỗ không rõ nguồn gốc. Sự vụ này đến nay đang được các cơ quan chức năng vào cuộc làm rõ.
Nạn phá rừng vẫn hoành hành trên địa bàn tỉnh Kon Tum, nhưng dường như rất nhiều vụ việc sau khi báo chí phản ánh thì cơ quan chức năng mới vào cuộc kiểm tra và xử lý. Điều đặc biệt là, các đối tượng khai thác phần nào đó luôn là một ẩn số trong sự vụ.