Sáng 16/12, TAND TPHCM tiếp tục phần xét hỏi người bị hại trong vụ án Cng ty Alibaba. Ta tập trung hỏi các nạn nhân đã đầu tư vo dự án Bu Cạn Riverside của cng ty địa ốc Alibaba. Người bị hại ngỡ ngng với số tiền trục lợi siêu “khủng” trên đất nng nghiệp của Alibaba.
Theo hồ sơ, dự án Bàu Cạn Riverside của Alibaba có tên đầy đủ là Dự án Khu đô thị Bàu Cạn Riverside (xã Bàu Cạn, huyện Long Thành, Đồng Nai).
Cáo trạng của VKSND TPHCM nêu: Năm 2018, Trịnh Minh Pháp ký hợp đồng nhận chuyển nhượng 45 thửa đất (tổng diện tích là 4.469 m2) loại đất trồng cây lâu năm, đất trồng cây hằng năm và đất lúa tại xã Tân Hiệp và xã Bàu Cạn, huyện Long Thành, của ông Nguyễn Thế Phương và bà Đoàn Thị Ánh Hồng. Giá trị ghi trên Hợp đồng chuyển nhượng là 4.490.000.000 đồng, nhưng giá trị chuyển nhượng thực tế hai bên giao dịch là hơn 50 tỷ đồng.
Sau khi Trịnh Minh Pháp hoàn thành cập nhật, sang tên giấy chứng nhận thì lập tức ủy quyền, hợp tác với bị cáo Nguyễn Thái Lực và một số bị cáo khác thuộc nhóm Alibaba, nội dung toàn quyền phân phối nền đất. Dưới bàn tay của nhóm bị cáo Alibaba, khu đất nông nghiệp này được gán thành siêu dự án với cái tên mỹ miều “Bàu Cạn Riverside”.
Cái gọi là “siêu dự án” này được Alibaba giới thiệu diện tích 0.000 m2, được chia thành 1.339 nền, với giá bán từ 2.400.000 đồng/m2. Alibaba quảng cáo khẳng định chắc nịch, dự án đã có pháp lý, đất thổ cư và cam kết sẽ ra giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho khách hàng. Alibaba còn vẽ lên một tương lai màu hồng về tiện ích như nằm trong vùng trọng điểm Đông Nam Bộ, vị trí đắc địa gần sân bay quốc tế Long Thành.
Với chiếc “bánh vẽ” hoàn hảo, Alibaba lập Hợp đồng thỏa thuận chuyển nhượng quyền sử dụng đất, hợp đồng quyền chọn và tiến hành giao dịch, thu tiền khách hàng. Chỉ trong thời gian ngắn hàng ngàn khách hàng sập bẫy tại dự án này.
Quá trình điều tra dự án, Cơ quan công an thu giữ tại Công ty Alibaba: 2.117 hợp đồng có nội dung thỏa thuận chuyển nhượng quyền sử dụng đất, 1.727 Hợp đồng quyền chọn, với tổng diện tích là 2.597,54m2. Alibaba đã thu của khách hàng là 499.991.650.000đ.
Như vậy, với chỉ 1 dự án, Alibaba dùng thủ thuật thâu tóm đất nông nghiệp, khai khống để trốn thuế từ hơn 50 tỷ thành gần 4,5 tỷ rồi bán lại thu về gần 500 tỷ đồng. Dư luận không khỏi ngỡ ngàng về hành vi của tập đoàn siêu lừa này, trong đó người chủ mưu là cựu CEO, bị cáo Nguyễn Thái Luyện.
Cũng từ “siêu dự án” này của Alibaba, nhiều câu chuyện “tiền mất, tật mang” cũng được kể lại tại phiên tòa.
Bà Lại Phước Th. (quận Thủ Đức, TPHCM) được HĐXX gọi, bà bước chân lập cập lên bục rồi cho biết, bản thân đầu tư 571 triệu đồng vào 3 dự án, trong đó có dự án Bàu Cạn Riverside. Bà hy vọng kiếm chút lợi nhuận từ việc hưởng chênh lệch khi bán đi, nhưng không ngờ niềm tin chưa thành hình hài thì tập đoàn Alibaba bị phát giác.
Bà Trần Thị Kim Ch. (ngụ quận 7, TPHCM) vì nghe lời quảng cáo, nên gom tiền tiết kiệm, vay mượn thêm người thân đầu tư 2,186 tỷ vào 7 dự án của Alibaba với hy vọng kiếm lời. Thế rồi lòng bà cũng tan nát khi công an khởi tố cựu CEO Nguyễn Thái Luyện cùng đồng phạm vì hành vi lừa đảo. Mong muốn của bà là được hoàn lại tiền.
Còn chị Lê Thị H. (quận Gò Vấp, TPHCM) nói trong nước mắt, toàn bộ số tiền đầu tư hơn 1,4 tỷ đồng vào Alibaba là khoản vay. Từ ngày ký hợp đồng mua đất, cũng là ngần ấy ngày bà còng lưng trả lãi, kể cả hơn 2 năm dịch bệnh Covid-19. Bà chỉ mong, HĐXX giải quyết nhanh, bà được thu vốn về để giải quyết nợ nần.
Như vậy, Alibaba đã đánh vào tâm lý lòng tham, hướng đến nhóm bị hại là những người “lướt sóng” kiếm lời, là những người sống ở nhiều tỉnh, thành.
Tất cả công đoạn mua vào, bán ra được gầy dựng trên sự giả dối nên thủ tục nhanh, gọn. Người mua sẽ nhận được khoản lợi nhuận tốt nên tin và tái đầu tư, lôi kéo người thân vào để kiếm lời.
Đây cũng là câu trả lời cho lý do vì sao bị cáo Luyện có thể “thâu tóm tâm lý” hàng ngàn người, thu hàng trăm tỷ đồng mỗi dự án trong một thời gian ngắn như vậy.