Xét xử vụ án Ethanol ở Phú Thọ: Các bị cáo phân trần tại ta

Mạnh H ng| 08/03/2021 19:09
Theo dõi Báo điện tử Công lý trên

Chiều nay (8/3), phiên ta xét xử sơ thẩm vụ án “Vi phạm quy định về đầu tư cng trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Dự án Nh máy nhiên liệu sinh học (Ethanol) Phú Thọ - viết tắt l Dự án Ethanol Phú Thọ gây thất thoát hơn 543 tỷ đồng tiếp tục được diễn ra ở phần xét hỏi.

Theo đó, trong phần xét hỏi, HĐXX TAND TP Hà Nội đã yêu cầu cách ly bị cáo Đinh La Thăng để thẩm vấn các bị cáo còn lại.

937cbc8e-6bbd-4f4e-9848-744e7a992e3d(2).jpeg
Các bị cáo tại phiên toà xét xử

Khai báo trước tòa, bị cáo Vũ Thanh Hà - Tổng giám đốc PVB cho biết dự án Ethanol Phú Thọ có tổng mức đầu tư 1.317 tỷ đồng trong đó vốn tự có 30% và 70% phải đi vay. PVB lựa chọn nhà thầu thực hiện dự án theo hình thức chìa khóa trao tay nhưng khi chấm thầu đã thấy các doanh nghiệp dự thầu đều không đạt tiêu chí theo yêu cầu.

Bị cáo Hà khai, trong giai đoạn này, PVB đã nhận được văn bản của Tổng giám đốc PVC (là thành viên thuộc PVN) đề nghị hạ thấp tiêu chí đầu thầu và cho được chỉ định thầu. Sau đó, PVB còn nhận được nhiều văn bản của PVN chỉ đạo phải giao thầu cho liên danh của PVC.

“Ông Đinh La Thăng đã chỉ đạo giao cho PVC và cho liên danh. Bị cáo đã tiếp cận nghị quyết của PVN ưu tiên giao việc cho PVC và lúc đó bị cáo nghĩ rằng chỉ định thầu cho PVC là trách nhiệm”, bị cáo Vũ Thanh Hà khai.

Bị cáo Lê Thành Thái - Trưởng phòng kinh doanh PVB, thành viên tổ thẩm định cho biết thời điểm đó, PVB chỉ định thầu cho liên danh của PVC vì nghĩ PVC chỉ xây dựng các công trình phụ trợ, cấp thoát nước; các hạng mục quan trọng sẽ do nhà thầu nước ngoài trong liên danh phụ trách.

Bị cáo Thái khẳng định đến năm 2013 mới biết liên danh các nhà thầu do PVC đứng đầu không đủ năng lực. Ngoài ra, việc thẩm định hồ sơ thầu của PVC có thiếu sót nhưng bị cáo này lý giải: “Chúng tôi không thể chống lại chủ trương của Tập đoàn PVN, tôi mà nêu vào là xin nghỉ việc luôn. Nếu quá trình thẩm định mà tôi nêu ra yêu cầu bổ sung đồng nghĩa nghỉ việc luôn”.

d877a5-b7ba-4e49-b684-1cd2fdb12a94(1).jpeg
Bị cáo Đinh La Thang cùng các đồng phạm trước toà

Bị cáo Trần Thị Bình - Phó tổng giám đốc PVN khai nhận có tham gia và giữ chức Phó Ban chỉ đạo triển khai dự án nhiên liệu sinh học. Khi tham gia, bị cáo ký công văn gửi PVOil, các cổ đông... trên tư cách Phó tổng giám đốc đề nghị các cổ đông xem xét năng lực và nhu cầu thực tế của dự án để giao thầu cho PVC với hình thức chỉ định thầu theo đúng quy định hiện hành.

Bên cạnh đó, tại cuộc họp có kết luận là PVN có chủ trương chỉ định thầu cho PVC; tiếp đó, PVOil và PVC gửi công văn cho PVB kèm theo văn bản của bị cáo. “Tiếp đó, bị cáo có ký 1 văn bản gửi cho PVC đề nghị giữ chất lượng công nghệ như hồ sơ yêu cầu, không được hạ thấp tiêu chuẩn về công nghệ...”, bị cáo Bình trình bày.

Trần Thị Bình bị cáo buộc biết liên danh nhà thầu không đủ năng lực, kinh nghiệm thực hiện gói thầu TK05 dự án Ethanol Phú Thọ nhưng vẫn thực hiện theo chỉ đạo của Đinh La Thăng để ký văn bản yêu cầu PVC phải có nghị quyết tự nguyện nhận thực hiện gói thầu; đề xuất HĐQT ra quyết định đồng ý chủ trương giao Liên danh nhà thầu PVC/Alfa Laval/Delta-T thực hiện gói thầu TK05 dự án Ethanol Phú Thọ theo hình thức chỉ định thầu trái quy định của pháp luật.

Tuy nhiên, nữ bị cáo cho rằng nội dung truy tố của VKS chưa thỏa đáng. Cụ thể, theo lời trình bày của bị cáo Bình thì bản thân bà không được giao quản lý PVC nên không biết cụ thể năng lực của PVC.

Bị cáo Bình cũng khai thêm, trong quá trình thực hiện dự án, bị cáo có nghe báo cáo hồ sơ đề xuất chưa đạt yêu cầu và có ý kiến nhận định rằng PVC không nghiêm túc nhưng không nhận được báo cáo nào... nên bị cáo nghĩ rằng hợp đồng đã được giải quyết.

Phiên toà sẽ tiếp tục được làm việc trở lại vào 8h sáng ngày mai (9/3).

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Xét xử vụ án Ethanol ở Phú Thọ: Các bị cáo phân trần tại ta