Năm 20, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa Việt Nam đạt 786,29 tỷ USD, tăng ,4% so với năm trước, trong đó xuất khẩu tăng 14,3%, nhập khẩu tăng 16,7% . Việt Nam đứng thứ 17 trong 20 nền kinh tế có quy mô thương mại lớn nhất thế giới.
Theo Tổng cục Thống kê, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa năm 20 của nước ta sơ bộ đạt 405,53 tỷ USD, tăng 14,3% so với năm trước. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 114,59 tỷ USD, tăng 19,8%, chiếm 28,3% tổng kim ngạch xuất khẩu; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 290,94 tỷ USD, tăng 12,3%, chiếm 71,7%.
Có 37 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm 94,3% tổng kim ngạch xuất khẩu (có 8 mặt hàng xuất khẩu trên 10 tỷ USD, chiếm 69,0%). Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực như điện tử, máy tính và linh kiện; điện thoại và linh kiện; máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác; dệt may; giày dép và gỗ duy trì vị trí dẫn đầu. Điện tử máy tính và linh kiện tiếp tục là nhóm hàng xuất khẩu dẫn đầu về giá trị xuất khẩu, với sự đóng góp lớn của các tập đoàn công nghệ như Samsung, LG, Apple và các công ty sản xuất linh kiện điện tử tại Việt Nam.
Năm 20 ghi nhận nhiều thành tựu trong xuất khẩu nông sản với gạo, cà phê, hạt điều, trái cây. Gạo của Việt Nam đã vượt qua các đối thủ cạnh tranh lớn như Thái Lan, Ấn Độ và đạt được những hợp đồng xuất khẩu lớn, đặc biệt là tại các thị trường châu Á và châu Phi. Trái cây Việt Nam, đặc biệt là các loại như mít, thanh long và xoài đã gia tăng xuất khẩu sang các thị trường khó tính như Mỹ, EU và Nhật Bản, đánh dấu bước tiến lớn trong việc nâng cao chất lượng và tiêu chuẩn sản phẩm. Hàng nông sản vẫn chiếm tỷ trọng đáng kể trong kim ngạch xuất khẩu, với các thị trường tiêu thụ truyền thống như Trung Quốc, Mỹ, EU và Nhật Bản.
Tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam tiếp tục tăng mạnh. Tính chung cả năm 20, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa đạt 380,76 tỷ USD, tăng 16,7% so với năm trước, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 140,11 tỷ USD, tăng 19,5%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 0,65 tỷ USD, tăng ,1%.
Sự gia tăng xuất khẩu chủ yếu đến từ các thị trường lớn như Mỹ, châu Âu (EU), Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc. Đặc biệt, Mỹ vẫn là đối tác xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam với các mặt hàng như điện tử, dệt may, giày dép, và nông sản. Châu Á (bao gồm Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc) vẫn là khu vực tiêu thụ lớn nhất của hàng hóa Việt Nam. Bên cạnh đó, Mỹ và EU cũng là hai thị trường rất quan trọng, đặc biệt là trong các lĩnh vực xuất khẩu nông sản, dệt may, giày dép, và điện tử.
Trung Quốc giữ vững là thị trường có quan hệ thương mại hai chiều lớn nhất, đạt 204,9 tỷ USD, tăng 19,2% so với năm 2023. Trong đó, xuất khẩu đạt 60,6 tỷ USD, giảm 1,1%, nhập khẩu ở vị trí dẫn đầu với kim ngạch đạt 114,3 tỷ USD, tăng 30,4%. Hoa Kỳ đứng ở vị trí thứ 2 với 134,6 tỷ USD, tăng 21,5%; trong đó, xuất khẩu đạt 119,6 tỷ USD, tăng 23,3%; nhập khẩu đạt ,0 tỷ USD, tăng 8,8%.
Như vậy, cán cân thương mại của Việt Nam trong năm 20 tiếp tục duy trì mức xuất siêu cao. Trong đó, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam đã có những bước tiến mạnh mẽ. Theo thống kê, năm 2012 kim ngạch xuất khẩu hàng hóa vượt mốc 100 tỷ USD; năm 2017 (sau 5 năm) vượt mốc 200 tỷ USD; năm 2021 (sau 4 năm) vượt mốc 300 tỷ USD.
Năm 20 ghi nhận nhiều kỷ lục quan trọng đối với hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hóa. Tổng giá trị kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tiến sát mốc 800 tỷ USD, đạt mức kỷ lục 786,29 tỷ USD. Trong đó, xuất khẩu lần đầu tiên vượt qua mốc 400 tỷ USD (sau 3 năm). Đây có thể coi là một cột mốc đáng ghi nhận cho những nỗ lực phát triển thương mại quốc tế của Việt Nam. Những kết quả này đã đưa Việt Nam đứng thứ 17 trong 20 nền kinh tế có quy mô thương mại lớn nhất thế giới.