Kim ngạch nhập khẩu hng ha tháng 02/2021 ước tính đạt 20,8 tỷ USD, giảm 21,4% so với tháng trước.
Theo như báo cáo tình hình sản xuất công nghiệp và hoạt động thương mại tháng 02 và 2 tháng năm 2021, khu vực kinh tế trong nước đạt 6,75 tỷ USD, giảm 23,9%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 14,05 tỷ USD, giảm 20,1%.
So với cùng kỳ năm trước, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa tháng 2 tăng 10,5%, trong đó khu vực kinh tế trong nước tăng 3,6%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 14,2%.
Tính chung 2 tháng đầu năm 2021, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa ước tính đạt 47,26 tỷ USD, tăng 25,9% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt ,62 tỷ USD, tăng 16%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 31,64 tỷ USD, tăng 31,4%.
Trong tháng 2, nhóm hàng cần nhập khẩu: Kim ngạch nhập khẩu tháng 2 ước đạt 18,37 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm 2020.
2 tháng đầu năm 2020 đạt 41,76 tỷ USD, tăng 26,6%. Trong đó, máy tính, sản phẩm điện tử và linh kiện tiếp tục là mặt hàng có kim ngạch nhập khẩu cao nhất, đạt 10,86 tỷ USD, tăng 23,9% so với cùng kỳ năm 2020.
Những mặt hàng nhập khẩu chính khác cũng đạt mức tăng trưởng cao trong 2 tháng đầu năm 2021 như: Máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng đạt 6,81 tỷ USD, tăng 30,8% so với cùng kỳ năm 2020; Điện thoại các loại và linh kiện đạt 3,64 tỷ USD, tăng 74,6%; Vải các loại đạt 1,86 tỷ USD, tăng 17,6%; Chất dẻo nguyên liệu tăng 21,5%; sắt thép các loại tăng 29,5%...
Tuy nhiên, một số ít mặt hàng có kim ngạch giảm so với 2 tháng năm 2020 như: Dầu thô giảm 35,3%, than đá giảm 16,4%, bông các loại giảm 5,3%...
-Nhóm hàng cần kiểm soát và hạn chế nhập khẩu: 2 tháng đầu năm 2021 cũng tăng nhưng mức tăng trưởng chỉ ở mức 5,5%, đạt 2,73 tỷ USD.
Trong đó, kim ngạch nhập khẩu rau quả tăng 30,7%; chất thơm, mỹ phẩm và chế phẩm vệ sinh tăng 26,8%; xe máy, linh kiện, phụ tùng xe máy tăng 22,6%; đặc biệt bánh kẹo và sản phẩm từ ngũ cốc tăng tới 58,2% do phục vụ nhu cầu người tiêu dùng trong dịp Tết Nguyên đán...
Ở chiều ngược lại, kim ngạch nhập khẩu máy ảnh, máy quay phim và linh kiện giảm 14,5%; nhập khẩu ô tô nguyên chiếc dưới 9 chỗ giảm 13,9% về trị giá.
Về thị trường nhập khẩu: Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước tính đạt 17,2 tỷ USD, tăng 84,7% so với cùng kỳ năm trước; Hàn Quốc đạt 8,4 tỷ USD, tăng 6,7%; thị trường ASEAN đạt 5,5 tỷ USD, tăng 17,2%; Nhật Bản đạt 3,1 tỷ USD, tăng 1,1%; thị trường EU đạt 2,3 tỷ USD, tăng 4,0%; Hoa Kỳ đạt 2,1 tỷ USD, giảm 3,2%.