C một thực tế l các doanh nghiệp vừa v nhỏ (SME) Việt Nam dường như vẫn “thờ ơ” v đứng ngoi nền kinh tế số. Nhưng để tăng sức cạnh tranh v c thương hiệu trên thương trường, họ cần thay đổi v thích ứng với thời cuộc.
Trong hội thảo “Nhận thức về an toàn thông tin cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam” do Đại học RMIT và Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam (VNISA) phối hợp cùng Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam (VINASME) tổ chức mới đây, VINASME cho biết, có tới 70% doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam đang đứng ngoài nền kinh tế số và chỉ có khoảng 20% đang chập chững tìm hiểu.
Theo ông Nguyễn Văn Thân - Chủ tịch VINASME, nhận thức về kinh tế số và hành động của các doanh nghiệp còn tương đối chậm chạp, chưa đồng đều và thiếu thống nhất. Do đó việc phổ biến và hỗ trợ cho các doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào nền kinh tế số là hết sức cần thiết và cấp bách. Đây là nhiệm vụ sống còn. Ông cũng nhấn mạnh rằng, nhận thức về an toàn thông tin là một khía cạnh trong vận hành nền kinh tế số.
Chính vì lơ là kinh tế số nên nhiều DN cảm thấy không có khả năng để bảo vệ DN mình khỏi các sự cố an toàn thông tin, mặc dù nhiều chủ DN đã nhận thức được rằng trách nhiệm về rủi ro an ninh mạng, an toàn thông tin thuộc về chính DN họ.
Hơn nữa, những cảnh báo mới đây về an ninh mạng trong năm 2022 cho thấy sẽ tiếp tục gia tăng xu hướng tấn công chuỗi cung ứng (supply chain attack) bằng mã độc, nhắm vào các tổ chức và doanh nghiệp (DN) trên toàn cầu.
Do đó, nhiều SME càng lo sợ sẽ bị phá sản, mất thông tin khách hàng vào tay những kẻ xấu sau các cuộc tấn công bằng mã độc tống tiền ransomware.
Tại hội thảo, Giảng viên cấp cao Đại học RMIT - Tiến sĩ Phạm Công Hiệp nhận định: “Sự hiểu biết về các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ sẵn sàng an toàn thông tin là rất quan trọng để chúng ta có thể đưa ra các giải pháp phù hợp cho doanh nghiệp nhằm giải quyết tình trạng an toàn thông tin chưa cao hiện nay của hầu hết doanh nghiệp nhỏ và vừa”.
Ngoài ra, các chuyên gia đều cho rằng: Trong bối cảnh chuyển đổi số, các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam nên hướng tới cải thiện hạ tầng, năng lực và văn hóa về an toàn thông tin trên không gian mạng.
Để đưa ra các giải pháp thúc đẩy chuyển đổi số trong doanh nghiệp SME, trước đó, tại Diễn đàn “Tiếp cận mới về chuyển đổi số Doanh nghiệp - Hiểu đúng, để làm trúng”, TS. Lương Minh Huân, Viện trưởng Viện Phát triển doanh nghiệp, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) từng cho rằng, nên cho phép doanh nghiệp truy cập thông tin trên nền tảng các giải pháp kỹ thuật hiện có; tạo thêm cơ hội kết nối kinh doanh với các nhà cung cấp giải pháp kỹ thuật số; đảm bảo hài hoà các quy tắc và quy định về công nghệ số trong khu vực ASEAN.
Bên cạnh đó, hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực nội bộ doanh nghiệp; minh bạch hoá các quy tắc và quy định về quản lý dữ liệu cá nhân, doanh nghiệp; hỗ trợ tài chính trong việc ứng dụng công nghệ số; hỗ trợ chuỗi cung ứng linh hoạt, minh bạch hơn; xây dựng các quy tắc, quy định để thúc đẩy việc kinh doanh không dùng giấy tờ.
Thực tế, dẫu như khảo sát của VINASME về mức độ đứng ngoài nền kinh tế số của nhiều DN nhỏ và vừa, hay những rủi ro từ các cuộc tấn công mạng vào chuỗi cung ứng và DN là rất đáng báo động nhưng, không vì vậy mà các DN nhỏ và vừa không tự tin và lạc quan về chuyển đổi số cũng như gia tăng nhu cầu chuyển đổi ngành nghề hay DN của họ vào không gian số.