Đời sống

Bài 3: Cao Bằng điểm đến, kết nối và phát triển của các nhà đầu tư

12/03/20 06:30

Với quyết tâm biến khó khăn thành lợi thế để vươn lên, lãnh đạo tỉnh Cao Bằng kêu gọi các nhà đầu tư, cơ quan, tổ chức quốc tế đến với Cao Bằng để chia sẻ và có những đóng góp hợp tác với Cao Bằng để cùng phát triển, trên cơ sở 2 bên cùng có lợi.

cv-01.png
cv-01-2-.png

Với quyết tâm biến khó khăn thành lợi thế để vươn lên, lãnh đạo tỉnh Cao Bằng kêu gọi các nhà đầu tư, cơ quan, tổ chức quốc tế đến với Cao Bằng để chia sẻ và có những đóng góp hợp tác với Cao Bằng để cùng phát triển, trên cơ sở 2 bên cùng có lợi. Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Xuân Ánh khẳng định, Cao Bằng sẽ hỗ trợ tối đa các nhà đầu tư, doanh nghiệp và tổ chức đến khảo sát các lĩnh vực mà tỉnh đang tập trung kêu gọi đầu tư như phát triển nông nghiệp công nghệ cao, du lịch, kinh tế biên mậu, qua đó thu hút được nhiều nguồn lực để phát huy tiềm năng, lợi thế của tỉnh, nâng cao năng lực phối hợp, triển khai các cam kết đã ký trên cơ sở phát triển bền vững, giúp Cao Bằng trở thành điểm đến kết nối và phát triển.


tit1.png

Thực hiện Nghị quyết ban hành chương trình hành động của Chính phủ giai đoạn 2022- 2026, thực hiện Chỉ thị số /CT-TW ngày 10/8/2022 của Ban Bí thư về công tác ngoại giao kinh tế phục vụ đất nước đến năm 2030; Chương trình số 09-CTr/TU ngày 11/11/2021 của Tỉnh ủy Cao Bằng về xây dựng và đổi mới cơ chế, chính sách nhằm cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, thu hút các nhà đầu tư chiến lược, Ủy Ban nhân dân tỉnh Cao Bằng phối hợp với Bộ Ngoại giao tổ chức.

Với phương châm hành động “Đoàn kết, kỷ cương, trách nhiệm, bản lĩnh, sáng tạo, hiệu quả”, tỉnh Cao Bằng tập trung chỉ đạo, điều hành đúng hướng, quyết liệt, thống nhất, kịp thời, linh hoạt, tổ chức triển khai có hiệu quả các chỉ thị, nghị quyết, kết luận, chương trình, đề án của Trung ương, của tỉnh. Trọng tâm là nghị quyết của Chính phủ về phát triển KT - XH, cải thiện môi trường đầu tư và phục hồi kinh tế sau đại dịch; các chương trình mục tiêu quốc gia; 3 chương trình trọng tâm, 3 nội dung đột phá thực hiện nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX... Nhờ đó, tình hình KT - XH năm 2023 của tỉnh được duy trì ổn định, tăng trưởng và đạt những kết quả quan trọng.

cv-01-3-.png

Về tiềm năng, lợi thế, Cao Bằng với vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên đặc thù, là tỉnh có nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế, trong đó có nhiều tiềm năng đang được khai thác có hiệu quả và đóng góp lớn trong tăng trưởng GRDP của tỉnh, bên cạnh đó, còn nhiều tiềm năng đang là lực hấp dẫn để thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước, như: du lịch, phát triển nông, lâm nghiệp, kinh tế cửa khẩu và các lợi thế về tài nguyên khoáng sản khác.

Đoàn chuyên gia khảo sát, đánh giá công tác xây dựng, phát triển CVĐC Non nước Cao Bằng; lựa chọn bổ sung điểm di sản trên tuyến trải nghiệm số 5 của CVĐC. Cập nhật tiến độ triển khai các hoạt động xây dựng và phát triển CVĐC Non nước Cao Bằng theo khuyến nghị của chuyên gia.

Khảo sát các điểm di sản địa chất, di sản văn hóa, di sản tự nhiên, cơ sở lưu trú, dịch vụ, cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch dự kiến đưa vào tuyến trải nghiệm kết nối CVĐC Non nước Cao Bằng và CVĐC Cao nguyên đá Đồng Văn (Hà Giang) trên địa bàn huyện Hà Quảng; đánh giá chi tiết lựa chọn các điểm để xây dựng tuyến du lịch trải nghiệm.

Tuyến trải nghiệm phía tây, “Khám phá Phja Oắc - vùng núi của những đổi thay”; Tuyến phía Bắc - “Hành trình về nguồn cội” và một số điểm trên tuyến du lịch trải nghiệm kết nối CVĐC toàn cầu UNESCO Non nước Cao Bằng và CVĐC toàn cầu UNESCO Cao nguyên đá Đồng Văn (Hà Giang); Tuyến phía Đông - “Trải nghiệm văn hóa bản địa ở xứ sở thần tiên”; Mở rộng tuyến trải nghiệm thứ 4, Công viên địa chất (CVĐC) toàn cầu UNESCO Non nước Cao Bằng từ địa phận thành phố Cao Bằng - Thạch An - Quảng Hòa với tên gọi “Một thời hoa lửa”, tôn vinh thêm nhiều giá trị di sản địa chất, cảnh quan đặc sắc, lịch sử hào hùng và văn hóa bản địa độc đáo.

cv-01-7-.png

Về tiềm năng phát triển lĩnh vực nông nghiệp, Cao Bằng có diện tích đất tự nhiên 672.472 ha, trong đó, đất sản xuất nông nghiệp 110.663ha (chiếm 16,51% diện tích đất tự nhiên); đất lâm nghiệp 512.383ha (chiếm 76,47% diện tích đất tự nhiên), là điều kiện thuận lợi để phát triển nông, lâm nghiệp. Chính vì vậy, trong những năm gần đây, Cao Bằng luôn xác định nông - lâm nghiệp là một trong những trụ cột của nền kinh tế và đã đẩy mạnh thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng tập trung phát triển sản phẩm nông nghiệp.

Định hướng chung trong thời gian tới, tỉnh tiếp tục đẩy mạnh phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa gắn với thị trường; phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng tổng hợp, đa giá trị, đánh giá hiệu quả theo thu nhập của người sản xuất; chú trọng xây dựng các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, quy mô lớn theo tiêu chuẩn, hình thành các vùng nguyên liệu đáp ứng yêu cầu của chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP); định hướng thị trường, xúc tiến thương mại đối với các sản phẩm nông sản của tỉnh đối với các thị trường lớn như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và một số nước Châu Âu…

tit1-2-.png

Giai đoạn 2021-2025, tỉnh đã triển khai thực hiện chương trình đột phá phát triển kinh tế cửa khẩu và Đề án tổng thể phát triển kinh tế cửa khẩu tỉnh Cao Bằng nhiệm kỳ 2021-2025 với các giải pháp như sau: Hoàn thiện cơ sở pháp lý tạo thuận lợi cho hoạt động thương mại biên giới; Tập trung nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng cửa khẩu, hạ tầng giao thông trọng tâm là tuyến cao tốc Đồng Đăng (tỉnh Lạng Sơn) - Trà Lĩnh (tỉnh Cao Bằng), để sớm hình thành tuyến đường bộ quốc tế kết nối giữa ASEAN và các tỉnh Tây Nam Trung Quốc thông qua cửa khẩu Trà Lĩnh - Cao Bằng; Đẩy mạnh công tác thông tin thị trường; nâng cao chất lượng hàng nông sản xuất khẩu. Tăng cường hợp tác xúc tiến thương mại với các nước; duy trì mối quan hệ hữu nghị, thúc đẩy hợp tác phát triển chính sách thương mại biên giới, thu hút đầu tư, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp...

tk-3dcaotoc-dongdang-tralinh2020cau2-3-17038472598921853780339.jpg

Ngày 10/10/2022, Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng đã ban hành Quyết định số 1452/QĐ-UBND Ban hành danh mục dự án kêu gọi, thu hút đầu tư trên địa bàn tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2022-2025 với 102 dự án trong các lĩnh vực phát triển đô thị, giao thông, kinh tế cửa khẩu, nông nghiệp, công nghiệp, thương mại, du lịch, dịch vụ… Đặc biệt là các dự án chủ lực như: Dự án đầu tư xây dựng tuyến cao tốc Đồng Đăng (tỉnh Lạng Sơn) - Trà Lĩnh (tỉnh Cao Bằng), Dự án cảng cạn ICD khu trung chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu nông sản tại khu vực cửa khẩu Trà Lĩnh; Dự án sân bay Cao Bằng…

Tỉnh Cao Bằng đang rất quyết tâm, quyết liệt để thực hiện các giải pháp xây dựng và đổi mới cơ chế, chính sách nhằm cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, thu hút các nhà đầu tư chiến lược. Song ngoài sự nỗ lực của tỉnh, tỉnh mong được sự lãnh đạo, chỉ đạo, hỗ trợ, giúp đỡ của các cơ quan Trung ương và các địa phương; các cơ quan báo chí, cộng đồng doanh nghiệp trong và ngoài nước để đạt được các mục tiêu đã đề ra.

Cao Bằng cam kết tiếp tục cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư, đồng hành cùng cộng đồng doanh nghiệp; tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp và người dân phát triển sản xuất kinh doanh, đồng thời khai thác hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của tỉnh, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhanh và bền vững.

Thứ trưởng Ngoại giao Hà Kim Ngọc khẳng định, Cao Bằng hoàn toàn có thể trở thành lựa chọn ưu tiên của các đối tác quốc tế trong thời gian tới, với những định hướng, tầm nhìn chiến lược và lựa chọn các ngành, lĩnh vực ưu tiên phát triển mang tính đột phá, tương xứng với những tiềm năng của mình.

Thứ trưởng Ngoại giao cũng bày tỏ mong muốn Cao Bằng sẽ chủ động kết nối, thu hút nhiều hơn nữa nguồn lực bên ngoài để phát triển kinh tế-xã hội một cách bền vững, với khát vọng vì một Cao Bằng phát triển với phương châm nội lực là cơ bản, chiến lược lâu dài, ngoại lực là quan trọng cho đột phá.

Trong thời gian tới, Bộ Ngoại giao sẽ tăng cường hỗ trợ tối đa các cơ quan đại diện, các tổ chức quốc tế, nhà đầu tư, doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp, tổ chức phi chính phủ nước ngoài có nhu cầu đầu tư vào Cao Bằng, trọng tâm là đầu tư vào các lĩnh vực mà tỉnh có nhu cầu như du lịch, thương mại, nông nghiệp công nghệ cao, kinh tế cửa khẩu, công nghiệp khai khoáng, vận chuyển…

dd.jpg
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ khởi công Dự án đầu tư tuyến cao tốc Đồng Đăng (Lạng Sơn) - Trà Lĩnh (Cao Bằng)
vna_potal_hoi_nghi_chu_tich_ubnd_tinh_cao_bang_doi_thoai_voi_nong_dan_nam_2023_stand.jpg
38f269537093a4cdfd82-918.jpg
Thứ trưởng Ngoại giao Hà Kim Ngọc khẳng định, Cao Bằng hoàn toàn có thể trở thành lựa chọn ưu tiên của các đối tác quốc tế trong thời gian tới

Bộ Ngoại giao cũng sẽ tiếp tục phát huy vai trò cầu nối, tạo nhiều diễn đàn, không gian để các địa phương, doanh nghiệp Việt Nam và đối tác quốc tế gặp gỡ, trao đổi, kết nối, tiến đến hợp tác thiết thực và hiệu quả, đặc biệt là những địa phương có nhiều tiềm năng nhưng chưa được khai phá, chưa được các nhà đầu tư, đối tác nước ngoài biết đến nhiều như Cao Bằng.

Chủ tịch UBND Hoàng Xuân Ánh khẳng định, tỉnh sẽ hỗ trợ tối đa các nhà đầu tư, doanh nghiệp và tổ chức đến khảo sát các lĩnh vực mà tỉnh đang tập trung kêu gọi đầu tư như phát triển nông nghiệp công nghệ cao, du lịch, kinh tế biên mậu...

Với quyết tâm biến khó khăn thành lợi thế để vươn lên, lãnh đạo tỉnh Cao Bằng kêu gọi các nhà đầu tư, cơ quan, tổ chức quốc tế đến với Cao Bằng để chia sẻ và có những đóng góp hợp tác với Cao Bằng để cùng phát triển, trên cơ sở 2 bên cùng có lợi.

Chủ tịch UBND tỉnh Cao Bằng Hoàng Xuân Ánh khẳng định, tỉnh sẽ hỗ trợ tối đa các nhà đầu tư, doanh nghiệp và tổ chức đến khảo sát các lĩnh vực mà tỉnh đang tập trung kêu gọi đầu tư như phát triển nông nghiệp công nghệ cao, du lịch, kinh tế biên mậu... Qua đó, thu hút được nhiều nguồn lực để phát huy tiềm năng, lợi thế của tỉnh, nâng cao năng lực phối hợp, triển khai các cam kết đã ký trên cơ sở phát triển bền vững, giúp Cao Bằng trở thành điểm đến kết nối và phát triển.

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Hà Kim Ngọc cho biết, tại hội nghị “Giới thiệu Cao Bằng” tại Hà Nội, thể hiện quyết tâm mong muốn quyết tâm hợp tác, phát triển mạnh mẽ hơn nữa của tỉnh Cao Bằng trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển mà Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX đã đề ra. Ông Hà Kim Ngọc cũng bày tỏ tin tưởng rằng, với dư địa phát triển dồi dào và định hướng đúng đắn của lãnh đạo tỉnh, Cao Bằng hoàn toàn có thể trở thành lựa chọn ưu tiên của các đối tác quốc tế trong thời gian tới.

Lãnh đạo UBND tỉnh Cao Bằng cũng đã ký Bản ghi nhớ hợp tác với Hiệp hội doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam (KOCHAM).

cv-01-4-.png

Ông Hong Sun, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam (KoCham) đánh giá cao tính hấp dẫn của Cao Bằng về vẻ đẹp tự nhiên, tiềm năng về phát triển kinh tế cửa khẩu và thế mạnh trong nông lâm nghiệp.

Để thu hút nhiều nhà đầu tư và quảng bá du lịch, phát triển nông nghiệp hiệu quả hơn, ông Hong Sun khuyến nghị Cao Bằng cần tiếp tục liên hệ, xúc tiến tiếp xúc các nhà đầu tư, trong khi các cơ quan trong tỉnh cần tích cực thăm dò, hợp tác với các công ty chuyên về vấn đề này để xúc tiến đầu tư vào Cao Bằng.

Với điều kiện tự nhiên thuận lợi, mặc dù địa lý xa và giao thông chưa thuận lợi, nhưng với phong cảnh đặc sắc, ông Hong Sun cho rằng, Cao Bằng có thể thu hút khách du lịch Hàn Quốc.

Để thu hút nhiều nhà đầu tư và quảng bá du lịch, phát triển nông nghiệp hiệu quả hơn, ông Hong Sun khuyến nghị Cao Bằng cần tiếp tục liên hệ, xúc tiến tiếp xúc các nhà đầu tư, trong khi các cơ quan trong tỉnh cần tích cực thăm dò, hợp tác với các công ty chuyên về vấn đề này để xúc tiến đầu tư vào Cao Bằng.

Phía Hàn Quốc cũng bày tỏ, sẽ giúp Cao Bằng kết nối với các trung tâm nghiên cứu phát triển nông nghiệp của Hàn Quốc để hợp tác và tìm ra sản phẩm thích hợp của Cao Bằng, hướng tới xuất khẩu sang thị trường Hàn Quốc.

tit1-3-.png

Như chúng ta đã biết, trong quá trình hoạt động cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn dành cho Đảng bộ và Nhân dân các dân tộc tỉnh Cao Bằng những tình cảm đặc biệt. Tình cảm đặc biệt với Đảng bộ và Nhân dân các dân tộc không chỉ thể hiện trong những năm tháng hoạt động ở Cao Bằng, mà suốt cả cuộc đời của Người. Những lời căn dặn, chỉ bảo của Người thể hiện tính nhân văn sâu sắc, là bài học, là động lực để Đảng bộ và Nhân dân phấn đấu, xây dựng Cao Bằng trở thành tỉnh giàu mạnh, văn minh.

Mùa xuân năm 1961, trong lần trở lại thăm Cao Bằng, trong buổi nói chuyện với các cán bộ lãnh đạo của tỉnh, Bác hỏi

"- Cao Bằng giờ có dám phấn đấu để không ai cao bằng mình không?

Đồng chí Hồng Kỳ, Bí thư Tỉnh ủy, đứng dậy nhìn các cộng sự của mình, rồi thưa rằng:

- Dạ, phong trào cả tỉnh đang nhiều mặt yếu, Bác dạy thế cao quá, Cao Bằng khó lòng đạt được.

Sau vài giây suy nghĩ, Bác hỏi:

- Vậy thì, Cao Bằng chí ít cũng phải phấn đấu để cao bằng người ta.

Đó là yêu cầu tối thiểu, đồng chí Hồng Kỳ thay mặt Đảng bộ hứa sẽ quyết tâm thực hiện bằng được lời Bác dạy".
(trích Tư tưởng Hồ Chí Minh với việc xây dựng con người xã hội chủ nghĩa ở Cao Bằng, kỷ yếu hội thảo Bác Hồ với Cao Bằng - 1994).

Thực tế, mỗi người dân Cao Bằng đều giữ trong tim lời dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh bằng tình cảm thiêng liêng như tình cảm Bác Hồ dành cho miền quê cội nguồn cách mạng. Trong suốt nhiều năm, trải qua nhiều đời lãnh đạo, tỉnh Cao Bằng đều đồng lòng, quyết tâm, xây dựng phát triển Cao Bằng, Nhân dân được no đủ và làm giàu trên chính mảnh đất của mình.

Thực tế, mỗi người dân Cao Bằng đều giữ trong tim lời dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh bằng tình cảm thiêng liêng như tình cảm Bác Hồ dành cho miền quê cội nguồn cách mạng.

Với các tiềm năng, lợi thế nổi bật đó, Đại hội Đảng bộ tỉnh Cao Bằng khóa XIX nhiệm kỳ 2020-2025 đã xác định 03 nội dung đột phá gồm:

- Phát triển du lịch - dịch vụ bền vững, đưa du lịch - dịch vụ Cao Bằng trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, xây dựng Cao Bằng trở thành trung tâm du lịch của các tỉnh khu vực Trung du, miền núi phía Bắc.

- Phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa đặc hữu gắn với chế biến nhằm xây dựng thương hiệu, tăng sức cạnh tranh của các sản phẩm nông nghiệp, hướng đến xuất khẩu ra thị trường trong và ngoài nước.

- Phát triển kinh tế cửa khẩu nhằm khai thác và phát huy tối đa lợi thế đường biên giới với nhiều cặp cửa khẩu thông thương với Trung Quốc.

Tính thời điểm hiện tại, tỉnh Cao Bằng đang phấn đấu trở thành tỉnh phát triển khá trong khu vực, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và bền vững. Đồng thời tạo sự chuyển biến mạnh về chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của từng ngành, từng sản phẩm; kết hợp hài hòa giữa phát triển kinh tế, phát triển xã hội và bảo vệ môi trường; khai thác và phát huy tiềm năng, lợi thế của tỉnh trên tất cả các lĩnh vực.

Với mục tiêu tạo lập môi trường đầu tư, kinh doanh thông thoáng, cởi mở, hấp dẫn và đảm bảo an toàn cho nhà đầu tư, tỉnh Cao Bằng đã ban hành Chương trình trọng tâm “Xây dựng và đổi mới cơ chế, chính sách nhằm cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, thu hút các nhà đầu tư chiến lược”; và một số chính sách ưu đãi đầu tư như: chính sách đặc thù hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; chính sách hỗ trợ phát triển nông lâm nghiệp; chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, liên kết và tiêu thụ sản phẩm… Đặc biệt, đối với các chính sách hiện hành của Trung ương, Cao Bằng đang được hưởng các mức ưu đãi cao nhất theo quy định của pháp luật.

Năm 2023 là năm giữa nhiệm kỳ, năm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong thực hiện các nhiệm vụ phát triển KT-XH của tỉnh giai đoạn 2021 - 2025. Trong điều kiện thực hiện nhiệm vụ có nhiều khó khăn, thách thức, tỉnh Cao Bằng đã bám sát chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Bộ, ngành Trung ương, cùng với sự quyết tâm lãnh đạo, điều hành linh hoạt của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh và các cấp, các ngành, sự đồng lòng của người dân và doanh nghiệp, kết quả tình hình KT-XH năm 2023 của tỉnh tiếp tục ổn định và đạt được những kết quả khá toàn diện trên các lĩnh vực. Năm 2023, tỉnh Cao Bằng ước đạt và vượt Kế hoạch 12/17 chỉ tiêu phát triển KT-XH; tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) ước tính tăng 2,%; GRDP bình quân đầu người đạt 41,5 triệu đồng.

Ông Hoàng Xuân Ánh - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Cao Bằng đã chia sẻ: “Điểm sáng trong phát triển KT-XH của tỉnh năm 2023 là sự phục hồi tốt của khu vực dịch vụ, có thể khẳng định đây là lĩnh vực đã hoàn toàn vượt qua khó khăn sau giai đoạn đại dịch Covid-19, là lĩnh vực duy nhất có mức tăng cao hơn so với mức tăng của cùng kỳ năm 2022. Trong mức tăng chung của nền kinh tế, khu vực dịch vụ tăng 6,61% (tăng 0,5 điểm phần trăm so với mức tăng của năm 2022).

Cao Bằng có quy mô nền kinh tế trên 10.000 tỷ đồng, tỉnh duy trì nhịp độ tăng trưởng dương với tốc độ tăng trưởng GRDP năm 2023 là 2,%. Giá trị sản xuất công nghiệp ước đạt 6.700 tỷ đồng. Một trong bước ngoặt cho sự phát triển kinh tế biên mậu Cao Bằng năm 2023 là cặp cửa khẩu Trà Lĩnh (Việt Nam) - Long Bang (Trung Quốc) trở thành cửa khẩu quốc tế đầu tiên trên tuyến biên giới dài hơn 330km tại Cao Bằng.

Cùng với Dự án tuyến cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh khởi công ngay đầu năm 20, sẽ góp phần hiện thực hóa mục tiêu đưa Cao Bằng trở thành cửa ngõ quan trọng, để đưa hàng hóa từ các khu vực phía Tây, Tây Nam Trung Quốc qua Việt Nam đi các nước ASEAN và ngược lại. Có thể nói, đây là dự án có tính chất, ý nghĩa rất quan trọng của tỉnh và là ước vọng nhiều đời nay của Nhân dân các dân tộc tỉnh Cao Bằng.

Dự án hoàn thành sẽ tạo sự phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh và giữ vững chủ quyền biên giới quốc gia. Cùng với việc nâng cấp Cửa khẩu quốc tế Trà Lĩnh, tuyến cao tốc này được kỳ vọng sẽ là huyết mạch giao thông, giúp Cao Bằng trở thành cửa ngõ của các loại hàng hóa trong nước cũng như nước ngoài qua cảng Hải Phòng sang Trung Quốc và hàng hóa từ các địa phương phía Tây, Tây Nam Trung Quốc sang Việt Nam và đi các nước ASEAN.

cv-01-8-.png

Về lĩnh vực du lịch, tỉnh Cao Bằng xác định là một trong ba đột phá chiến lược, với mục tiêu từng bước đưa du lịch Cao Bằng trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, xây dựng tỉnh Cao Bằng trở thành trung tâm du lịch của các tỉnh khu vực trung du, miền núi phía Bắc mà Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020-2025 xác định.

Trong năm 2023, tỉnh thực hiện tốt công tác xúc tiến thương mại, thực hiện đồng bộ các giải pháp tuyên truyền, quảng bá xúc tiến du lịch, hệ thống các cơ sở lưu trú du lịch được đầu tư, chất lượng các dịch vụ được nâng lên làm thay đổi diện mạo du lịch của tỉnh. Tỉnh tổ chức thực hiện thành công các sự kiện du lịch, như: triển khai ứng dụng Cổng du lịch thông minh tỉnh Cao Bằng; tổ chức Lễ vận hành thí điểm cho du khách qua lại Khu cảnh quan thác Bản Giốc (Việt Nam) - Đức Thiên (Trung Quốc), Lễ hội du lịch thác Bản Giốc năm 2023, Tuần Văn hóa, Thể thao, Du lịch năm 2023, Hội chợ xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP tỉnh Cao Bằng năm 2023, Hội nghị “Giới thiệu Cao Bằng” và Ngày hội du lịch non nước Cao Bằng tại Hà Nội; Lễ công bố Tuyến du lịch trải nghiệm Công viên địa chất “Một thời hoa lửa”…

Tỉnh Cao Bằng đã hoàn thành lập Quy hoạch tỉnh Cao Bằng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1486/QĐ-TTg ngày /11/2023) và tổ chức Lễ Công bố Quy hoạch tỉnh; chỉ đạo tiếp tục đẩy nhanh tiến độ thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến dự án đầu tư xây dựng tuyến đường bộ cao tốc Đồng Đăng (Lạng Sơn) - Trà Lĩnh (Cao Bằng) và tổ chức Lễ Khởi công Dự án vào ngày 01/01/20.

Công tác đối ngoại và kinh tế cửa khẩu đạt được nhiều kết quả nổi bật, điển hình: Chỉ đạo tổ chức Hội đàm giữa 02 huyện Hà Quảng (Cao Bằng) và Nà Po (Quảng Tây, Trung Quốc) về xây dựng đường chuyên dụng vận chuyển hàng hóa qua cửa khẩu Sóc Giang (Việt Nam ) - Bình Mãng (Trung Quốc). Chỉ đạo tổ chức thành công Hội đàm với Đoàn đại biểu Cục thương vụ thành phố Bách Sắc, Quảng Tây (Trung Quốc), thống nhất nhận thức chung trong việc nâng cấp cửa khẩu, đầu tư hạ tầng cửa khẩu; tổ chức Diễn đàn doanh nghiệp, hợp tác xã, nhà đầu tư và xúc tiến đầu tư trong địa bàn Khu kinh tế năm 2023 với chủ đề “Khơi thông dòng chảy - Hợp tác tin cậy - Đồng hành phát triển”; hoàn thành thủ tục và tổ chức Lễ công bố cửa khẩu quốc tế Trà Lĩnh (Việt Nam) - Long Bang (Trung Quốc) vào ngày 28/12/2023; mở song phương cặp cửa khẩu và chuẩn bị thủ tục nâng cấp cửa khẩu Lý Vạn (Việt Nam) - Thạc Long (Trung Quốc) lên cửa khẩu quốc tế.

Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu qua địa bàn năm 2023 đạt 738,35 triệu USD, vượt ,7% so với kế hoạch. Quyết liệt chỉ đạo công tác thu ngân sách nhà nước. Công tác thu hồi nợ đọng, cưỡng chế nợ thuế được tổ chức thực hiện tốt, so với thời điểm ngày 31/12/2022, tổng số nợ thuế giảm 45,4%, trong đó riêng nợ khó thu giảm 19%.

Năm 20, tỉnh tập trung thực hiện tốt các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm về phát triển KT - XH. Trọng tâm là ổn định và phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp theo hướng nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp và tăng năng suất, nâng cao giá trị sản phẩm. Quan tâm phát huy các giá trị văn hóa truyền thống và tiếp tục chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho Nhân dân, bảo đảm an sinh xã hội. Tập trung thực hiện tốt công tác sắp xếp, kiện toàn bộ máy hành chính tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả và tăng cường phân cấp, ủy quyền để tháo gỡ vướng mắc theo chỉ đạo, hướng dẫn của các cơ quan Trung ương và tình hình thực tế địa phương. Bảo đảm quốc phòng - an ninh, giữ vững chủ quyền quốc gia, tăng cường đối ngoại và hội nhập quốc tế, tạo môi trường thuận lợi cho phát triển KT - XH của địa phương.


Thực hiện: Nguyễn Liên
Trình bày: Thanh Trà

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Bi 3: Cao Bằng điểm đến, kết nối v phát triển của các nh đầu tư