Ngy 25/11, tại H Nội, Bộ Thng tin v Truyền thng phối hợp với tổ chức Colombo Plan đã tổ chức hội nghị tập huấn kỹ năng truyền thng phng, chống ma túy cho các cơ quan báo chí.
Chia sẻ về vấn đề này, Tiến sỹ Thomas Thaza, giảng viên của tổ chức Colombo Plan cho biết: Truyền thông, báo chí có vai trò không thể thiếu đối với công tác phòng, chống tệ nạn ma túy, đặc biệt trong việc giúp người dân nâng cao nhận thức, hiểu biết về tác hại của ma túy; nâng cao ý thức tự giác chấp hành các quy định của pháp luật về phòng chống tệ nạn ma túy và tham gia phát hiện, tố giác tội phạm.
Hội nghị tập huấn kỹ năng truyền thông phòng, chống ma túy cho các cơ quan báo chí.
Tuy nhiên, ngoài những tác động tích cực, hiện nay nhiều loại hình truyền thông, quảng cáo, phim ảnh đang trực tiếp và gián tiếp gây những tác động xấu đến người tiếp nhận thông tin, đặc biệt là giới trẻ trong việc nhận thức tác hại của các chất gây nghiện. Trước sự bùng nổ của công nghệ thông tin, giới trẻ có thể dễ dàng tiếp cận những trang web có nội dung giới thiệu, phổ biến các chất gây nghiện, kể cả ma túy.
Những hình ảnh, nội dung trên truyền hình, phim ảnh, quảng cáo khiến hành vi sử dụng chất kích thích dần trở nên thông thường, điều này gây những tác động xấu đến tâm lý cũng như nhận thức của giới trẻ... Theo thống kê năm 20, trên thế giới, người từ 8 - 18 tuổi dành đến 6,5 giờ/ngày (44,5 giờ/tuần) để tiếp cận thông tin qua các phương tiện truyền thông vì vậy giới trẻ là đối tượng chịu tác động rất mạnh mẽ từ cách thức và nội dung truyền thông liên quan đến các chất gây nghiện, trong đó có ma túy.
Để nâng cao vai trò và hiệu quả của truyền thông, báo chí trong công tác phòng, chống tệ nạn ma túy, Tiến sỹ Thomas Thaza cho rằng cần đào tạo được đội ngũ người làm truyền thông, nhà báo, phóng viên có trình độ, kiến thức và tâm huyết với công tác này. Các nội dung về phòng, chống tệ nạn ma túy phải được thường xuyên lồng ghép vào các hoạt động truyền thông, báo chí với hình thức đa dạng, đặc biệt dễ tiếp cận với giới trẻ.
Phó Cục trưởng Cục Báo chí, Bộ Thông tin và Truyền thông Vũ Thanh Sơn đánh giá: Báo chí Việt Nam luôn bám sát và tích cực tuyên truyền và có nhiều đóng góp cho công tác phòng, chống ma túy. Tuy nhiên, nội dung và hình thức tuyên truyền cần đổi mới đa dạng, nhân văn và đồng cảm hơn với những người nghiện ma túy. Việc sử dụng những hình ảnh cảnh báo mang tính ghê rợn trong tuyên truyền phòng, chống tệ nạn ma túy nhiều khi mang đến những tác động ngược.
Nêu bật vai trò quan trọng của truyền thông, báo chí trong phòng, chống tệ nạn ma túy, t hảo luận tại hội nghị, các nhà báo nhấn mạnh: Báo chí cần tập trung tuyên truyền về bản chất, tác hại của ma túy đối với cá nhân, gia đình và cộng đồng; thông tin về thực trạng, nguyên nhân phát sinh, tồn tại và xu hướng phát triển của tệ nạn ma túy; phổ biến các thông tin liên quan đến công tác cai nghiện, chữa trị, phục hồi sau cai nghiện cho người nghiện và gia đình có nhiều cơ hội chữa trị và tái hòa nhập cộng đồng.
Bên cạnh đó, báo chí cần tăng cường phổ biến những mô hình hoạt động phòng chống ma túy có hiệu quả; nêu gương những điển hình cai nghiện thành công, tái hòa nhập tốt với cộng đồng; nêu gương những cá nhân, tập thể có thành tích trong công tác tố giác, đấu tranh tội phạm ma túy, tệ nạn ma túy...