"Trước đây ti cứ nghĩ chỉ người đi lm cng nhân, lm cơ quan nh nước mới tham gia được BHXH để sau ny c lương hưu m khng biết rằng người lm việc tự do như mình cũng c thể tham gia được BHXH."
Đó là lời tâm sự của chị Nguyễn Thị Thu Hạnh 47 tuổi ở thôn 1, xã Hoà Phú, TP Buôn Ma Thuột. Chị Hạnh chia sẻ cả gia đình chị đều tham gia BHYT, 5/6 người đã tham gia BHXH và BHXH tự nguyện. Hiện còn duy nhất chị Hạnh chưa tham gia BHXH tự nguyện.
Chị Hạnh cho biết, hiện thu nhập mỗi tháng khoảng 3 triệu trở lên từ buôn bán nhỏ, tuy nhiên chị cho biết thấy nhiều bạn bè nhận lương hưu thì "cũng thèm cảm giác đó". "Trước đây tôi cứ nghĩ chỉ người đi làm công nhân, làm cơ quan nhà nước mới tham gia được BHXH để sau này có lương hưu mà không biết rằng người làm việc tự do như mình cũng được tham gia BHXH" - chị Hạnh cho biết.
Cách đó vài ngày, khi được nhân viên BHXH và bưu điện địa phương đến tận nhà thông tin về việc sẽ có hội nghị tư vấn về chính sách BHXH tự nguyện, BHYT tại trụ sở UBND xã. Chị Hạnh đã quyết định tạm đóng cửa hàng nhỏ đến tham dự và nghe tư vấn.
Cùng với chị Hạnh, ngay tại hội nghị, sau khi nghe tuyên truyền, phân tích tính ưu việt của chính sách BHXH tự nguyện, BHYT hộ gia đình, đã có 31 người dân xã Hoà Phú đã đăng ký tham gia BHXH tự nguyện.
Chị Bạc Thị Kim Phượng, thôn 1, xã Hoà Phú, TP Buôn Ma Thuột đến hội trường của UBND xã Hoà Phú từ sớm, trước khi hội nghị diễn ra. Chị Phượng cho biết, sau khi dự hội nghị tuyên truyền cách đây vài tháng, chị và chồng đã quyết định tham gia BHXH tự nguyện từ tháng 9/2020 "để bớt gánh nặng cho con khi sau này mình về già". Một tháng, gia đình chị Phượng đóng 276.000 đồng cho 2 vợ chồng.
"Trước đó, tôi không biết đến BHXH tự nguyện nhưng được nhân viên bưu điện và BHXH tư vấn về lợi ích thiết thực của BHXH tự nguyện nên tôi và chồng đã tham gia. Khi còn trẻ thấy những người già được nhận lương hưu, bạn bè mình được nhận lương hưu, tôi cũng mong muốn được đến ngày nhận. Nếu mình có lương hưu thì mình sẽ chủ động hơn trông một số chi tiêu, không phải xin con nữa, đỡ vất vả cho các con. Nếu tôi biết sớm hơn về chính sách BHXH tự nguyện thì tôi sẽ tham gia sớm hơn"- chị Phượng nói.
Chị Phượng cũng cho biết thêm hiện gia đình 8 người đều tham gia BHYT, không may chồng chị bị ung thư, nhưng nhờ có thẻ BHYT nên trong 6 năm điều trị ung thư vòm họng tại BV Ung bướu TP Hồ Chí Minh được BHYT hỗ trợ chi trả nên gia đình phải đóng trên 200 triệu.
Ông Nguyễn Sỹ Linh - Giám đốc Bưu điện TP Buôn Ma Thuột cho biết, việc tuyên truyền các chính sách BHXH và BHYT để người dân hiểu thêm về các chính sách này để tham gia BHXH tự nguyện, BHYT hội gia đình là rất cần thiết. Thời gian qua, mỗi tháng, chúng tôi phối hợp với cán bộ BHXH thành phố tổ chức các hội nghị tuyên truyền, đối thoại chính sách BHXH tự nguyện, BHYT để người dân hiểu, từ đó tham gia BHXH tự nguyện, BHYT để về già được có điểm tựa về tài chính khi tuổi già.
Thông qua các hội nghị này, đã có nhiều hộ dân, nhiều tiểu thương tham gia BHXH tự nguyện, BHYT hộ gia đình. Năm nay đã tuyên truyền, vận đồng được hơn 1.000 người tham gia BHXH tự nguyện, BHYT hộ gia đình.
"Trước đây, công tác tuyên truyền gặp không ít khó khăn vì người dân chưa quan tâm, rồi người dân nhầm lẫn BHXH tự nguyện với bảo hiểm thương mại. Tuy nhiên hiện nay chúng tôi đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động, và đa dạng hoá việc tuyên truyền.
Chúng tôi đã nhờ chính những người đã tham gia BHXH được hưởng lương hưu, hoặc nhờ những người tham gia BHXH tự nguyện đã được hưởng lương hưu để tuyên truyền, vận động người dân chưa tham gia, nên người dân đã hiểu hơn, tham gia nhiều hơn"- ông Linh nói.
Theo bà Hoàng Thị Hòa, trưởng phòng kế hoạch kinh doanh Bưu điện tỉnh Đắk Lắk, đơn vị đang phối hợp với cơ quan BHXH phát triển loại hình BHXH tự nguyện. Nếu như năm 2018 mới có 2.000 người tham gia loại hình này, thì đến năm 2019 tăng lên gấp đôi, đạt 4.000 người và đến năm 2020 dự kiến có 10.000 người tham gia, năm 2021 dự báo số tham gia có thể đạt xấp xỉ 20.000 người.
Để đạt con số này, BHXH tỉnh Đắk Lắk và bưu điện tỉnh đã có nhiều cách làm khá sáng tạo để thu hút sự quan tâm của người làm việc trong khu vực phi chính thức, hướng họ đến việc dành một phần thu nhập gửi vào quỹ BHXH, là lương hưu sau này, trong đó bưu điện đã tạo các "tệp khách hàng" theo lứa tuổi. "Tiểu thương bán hàng có thu nhập nhưng không có thời gian để nghe thông tin về bảo hiểm, về lương hưu, vì thế chúng tôi mở những buổi truyền thông để họ hiểu hơn" - bà Hòa nói.
Đã có những người rất đặc biệt, dành số tiền lớn đóng bảo hiểm để có lương hưu. Bà Nguyễn Thị Lục ở phường Tự An, Buôn Ma Thuột bắt đầu được nhận lương hưu từ tháng 5 vừa qua, sau khi đóng 1 lần trên 0 triệu đồng để "chốt sổ". Bà Lục đã có 8 năm đóng BHXH bắt buộc, tuổi đã đủ để nghỉ hưu nhưng thời gian tham gia thì chưa đủ.
"Khi tôi quyết định đóng trên 0 triệu này, nhiều người có ý kiến lắm, nhưng tôi và chồng tôi đều quyết định là đóng để có lương hưu, BHYT ổn định, không phải nhờ con cái" - bà Lục chia sẻ.
Năm 2020 này, không chỉ Đắk Lắk mà số người tham gia BHXH tự nguyện đã tăng nhanh trên toàn quốc. Theo số liệu của BHXH Việt Nam, số người tham gia đã tăng thêm trên 390.000 người và dự báo sẽ còn tăng mạnh tiếp trong năm 2021, nhằm đảm bảo "lưới an sinh xã hội" cho người lao động.