Tỉnh Bình Phước vừa thực hiện 20 cuộc thanh tra hành chính và 23 cuộc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành, nhằm tăng cường công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực…
Thanh tra tỉnh Bình Phước cho biết, công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (PCTN) thời gian qua đã nhận được sự đồng thuận, ủng hộ của nhân dân; Đồng thời, công tác PCTN cũng đạt được những kết quả khích lệ, tạo sự chuyển biến sâu sắc trong nhận thức và hành động của đội ngũ cán bộ, đảng viên tại địa phương.
Trong quý I/20, toàn tỉnh đã tiếp tổng số 1.235 lượt, số người được tiếp là 720 người; số vụ việc 644 (tiếp lần đầu 573 vụ việc, tiếp nhiều lần 71 vụ việc); Số đoàn đông người được tiếp 5 đoàn. Tổng số đơn tiếp nhận là 542 đơn, trong đó có 423 đơn đủ điều kiện xử lý; Đã giải quyết 14/ đơn khiếu nại và 5/10 đơn tố cáo thuộc thẩm quyền…
Kết quả, qua thanh tra, phát hiện có 50 tổ chức và 5 cá nhân vi phạm với tổng số tiền hơn 2, tỷ đồng; Kiến nghị thu hồi về ngân sách Nhà nước hơn 636 triệu đồng. Tổng số quyết định xử phạt vi phạm hành chính ban hành là 64 quyết định, với số tiền phạt hơn 8,2 tỷ đồng.
Trước đó, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước Trần Tuệ Hiền đã yêu cầu thủ trưởng các Sở, Ban, Ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố tăng cường công tác PCTN trên địa bàn tỉnh. Bình Phước sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác PCTN, thông qua tuyên truyền, quán triệt, thực hiện nghiêm túc các chủ trương, nghị quyết, văn bản của Trung ương, của Tỉnh ủy, UBND tỉnh về công tác PCTN.
Kế hoạch Số 35/KH-UBND năm 20 của UBND tỉnh Bình Phước cũng nêu rõ, các cơ quan, đơn vị, địa phương triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp PCTN trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị; Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, tự kiểm tra phát hiện và xử lý tham nhũng; Tăng cường công tác điều tra, truy tố, xét xử; Thực hiện công tác PCTN trong doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước; Phát huy vai trò, trách nhiệm của các tổ chức, đoàn thể, các cơ quan báo chí trong công tác PCTN.
Đặc biệt là công tác thanh tra, kiểm tra việc quản lý nhà nước trên mọi lĩnh vực, nhất là với các lĩnh vực nhạy cảm: Quản lý, sử dụng đất đai, tài nguyên khoáng sản, xây dựng cơ bản, giao thông, y tế, thu chi ngân sách; Tăng cường công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo có liên quan đến tham nhũng, nhất là trách nhiệm người đứng đầu cơ quan, đơn vị để xảy ra sai phạm; Thực hiện hiệu quả các quy định về kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn, nhất là đối tượng phải kê khai tài sản, thu nhập hàng năm, bổ sung; Quản lý, kiểm tra bản kê khai, phối hợp xác minh tài sản, thu nhập khi có dấu hiệu; Đề nghị các cơ quan điều tra, truy tố tập trung chỉ đạo, đôn đốc đẩy nhanh tiến độ, xử lý nghiêm minh các vụ việc, vụ án tham nhũng đã phát hiện.
Ngoài ra, các đơn vị không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ báo cáo đánh giá công tác PCTN thời gian trước đó cũng phải nghiêm túc rút kinh nghiệm; Tương tự, các đơn vị không xây dựng kế hoạch, báo cáo gây ảnh hưởng đến kết quả đánh giá PCTN của tỉnh và triển khai và thực hiện có hiệu quả Luật PCTN cũng phải chịu trách nhiệm;
Song song đó, để công tác PCTN tiếp tục đạt hiệu quả, các đơn vị cần cập nhật liên tục các nội dung liên quan đến: Nghị định số 59/2019/NĐ-CP ngày 01/7/2019 của Chính phủ về quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật PCTN; Nghị định số 130/2020/NĐ-CP ngày 30/10/2020 của Chính phủ về kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 22/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường xử lý, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân và doanh nghiệp trong thực thi công vụ.