Bất động sản

Bộ Xây dựng: Giao dịch BĐS qua sàn không gia tăng chi phí bất hợp lý

Trang Nhi /06/2023 - 09:

Bộ Xây dựng cho biết, việc quy định giao dịch bất động sản (BĐS) qua sàn không gia tăng chi phí bất hợp lý cho chủ đầu tư, hay làm tăng giá bán.

Theo báo cáo dự kiến tiếp thu, giải trình ý kiến thảo luận tại tổ về dự án Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) của Bộ Xây dựng, liên quan quy định bắt buộc giao dịch BĐS qua sàn, việc quy định các giao dịch BĐS hình thành trong tương lai thực hiện thông qua sàn giao dịch BĐS là nhằm thể chế hóa chủ trương của Đảng tại Nghị quyết 18 Trung ương khóa XIII về đất đai.

giao-dich-bds-qua-san.jpg

Đồng thời, đảm bảo sự đồng bộ của hệ thống pháp luật, hoàn thiện cơ chế phòng, chống "rửa tiền" và tài trợ khủng bố ở Việt Nam. Bên cạnh đó, tăng cường kiểm soát, công khai, minh bạch, bảo vệ quyền lợi người dân trong giao dịch BĐS, nhưng không làm ảnh hưởng đến quyền tự do trong hoạt động, phương thức giao dịch BĐS của người dân.

Việc yêu cầu mua bán BĐS qua sàn cũng sẽ giúp Nhà nước có công cụ quản lý thông tin về thị trường BĐS, từ đó đưa ra các chính sách nhằm điều tiết kịp thời thị trường BĐS phát triển lành mạnh, ổn định. "Việc quy định giao dịch qua sàn không gia tăng chi phí bất hợp lý cho chủ đầu tư hay làm tăng giá bán".

Hiện nay, chi phí quản lý, bán hàng của chủ đầu tư thường phải xác định trong khoảng từ 8 - 10% giá bán (bao gồm các chi phí nhân sự, quảng bá, truyền thông, hoa hồng cho người bán được hàng…). Chi phí này cũng là chi phí đã được các chủ đầu tư tính vào giá bán.

Do vậy, chủ đầu tư có thể bỏ chi phí (sử dụng bộ máy, nguồn lực riêng của mình) để tự tổ chức bán hàng hoặc thành lập sàn hay thuê sàn BĐS để thực hiện.

Việc này nhiều khi còn tiết kiệm chi phí bán hàng cho chủ đầu tư, vì các sàn BĐS là đơn vị bán hàng chuyên nghiệp (có sẵn dữ liệu khách hàng, có sẵn liên kết các sàn, có sẵn các kênh tiếp thị, quảng cáo…) nên hiệu quả và hiệu suất cao hơn.

Các giao dịch BĐS hình thành tương lai có nhiều đặc thù như: Tài sản chưa hình thành, pháp lý của dự án BĐS phức tạp, điều kiện đưa vào kinh doanh phải được kiểm soát theo thực tế triển khai của dự án, trong khi các giao dịch này không thực hiện qua công chứng.

Do vậy, cần thiết đưa vào giao dịch qua sàn để đảm bảo công khai, minh bạch, giúp ngăn chặn các hành vi lừa đảo trong giao dịch BĐS.

Cùng với đó, nâng cao được vai trò, trách nhiệm của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ BĐS; tạo lập được môi trường đầu tư kinh doanh BĐS lành mạnh, ổn định.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Bộ Xây dựng: Giao dịch BĐS qua sn khng gia tăng chi phí bất hợp lý