Thiếu hiểu biết, nhận thức pháp luật hạn chế, hon cảnh kh khăn v tin vo lời dụ dỗ ngon ngọt m nhiều c gái trở thnh nạn nhân của những kẻ mua bán người. Nhưng cũng c những trường hợp khng tưởng khi bố bán con để lấy tiền chữa bệnh, hay từ nạn nhân lại trở thnh kẻ “bun người”.
Bố bán con sang Trung Quốc
Thời gian qua, tội phạm mua bán người trên địa bàn Nghệ An còn tiềm ẩn phức tạp. Phương thức, thủ đoạn hoạt động của nhóm tội phạm này chủ yếu là lợi dụng vào các mối quan hệ quen biết hoặc qua các đầu mối trung gian để tiếp cận nạn nhân. Chúng dùng lời lẽ dụ dỗ, hứa hẹn tìm việc làm lương cao, công khai ngã giá, rủ rê nạn nhân đi lấy chồng ở nước ngoài sẽ có cuộc sống nhàn hạ hơn, đồng thời có tiền giúp đỡ gia đình. Từ đó, một số nạn nhân phần lớn ở miền núi vì hoàn cảnh khó khăn, kém hiểu biết nên tự nguyện đi theo. Không ít trường hợp phụ nữ đang mang thai cũng bị rủ rê sang nước ngoài sinh rồi bán con.
Trong các vụ án đau lòng, có trường hợp chính cha đẻ đã đồng ý bán con sang xứ người. Đó là bị cáo Lô Phò Phèng (SN 1975), trú xã Bảo Nam, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An bị xét xử về tội Mua bán người dưới 16 tuổi. Đồng phạm trong vụ án còn có Moong Thị Xúm (SN 1976), Lo Thị Căm (SN 1987), cùng trú xã Hữu Kiệm, huyện Kỳ Sơn. Còn nạn nhân trong vụ án là cháu L. T. M. Ch. (SN 2005) - con gái của Phèng.
Bị cáo Lô Phò Phèng bán con gái để lấy tiền chữa bệnh
Theo cáo trạng, do bị bệnh tim, không có tiền chữa trị nên cuối tháng 11/2018, Lô Phò Phèng gặp và đặt vấn đề với Căm nhờ tìm người đưa con gái sang Trung Quốc bán để lấy tiền chữa bệnh cho mình. Nghe Phèng nói vậy, Căm đi gặp Xúm đặt vấn đề đưa cháu gái của mình đi bán. Sau khi thỏa thuận giá cả xong, Xúm và một người phụ nữ tên Hồng (không rõ địa chỉ) đã đưa cháu Ch. sang Trung Quốc. Nạn nhân đã bị Hồng bán cho một người đàn ông Trung Quốc mua về làm vợ với giá 5 vạn nhân dân tệ (tương đương 0 triệu đồng). Trong vụ án này Lô Phò Phèng hưởng lợi 100 triệu đồng, Moong Thị Xúm hưởng lợi 7 triệu đồng, còn Lo Thị Căm hưởng lợi 13 triệu đồng.
Về phần nạn nhân, sau thời gian dài bị bán sang Trung Quốc thì đến ngày 1/10/2021 đã bỏ trốn về Việt Nam. Vụ mua bán người bị bại lộ, 3 đối tượng Phèng, Căm, Xúm bị bắt. Cơ quan điều tra xác định thời điểm cháu Ch. bị bán chỉ mới 13 tuổi 4 tháng ngày. Tại phiên tòa, bị cáo Phèng khai nhận vì đau bệnh lâu năm, cần tiền chữa trị nên đã bán con gái sang Trung Quốc lấy chồng. Phèng cho biết rất hối hận về việc làm của mình.
Là bị hại trong vụ án, tại phiên tòa cháu Ch. đã xin giảm nhẹ hình phạt cho bố đẻ của mình “vì sợ bố chết trong tù”. Xét thấy trong vụ án này bị cáo Phèng là người chủ mưu, khởi xướng bán con gái nên phải chịu trách nhiệm chính, do đó tòa tuyên phạt bị cáo Lô Phò Phèng 14 năm tù, Moong Thị Xúm 13 năm tù, Lo Thị Căm 12 năm tù cùng về tội Mua bán người dưới 16 tuổi.
Từ nạn nhân trở thành kẻ “lái người”
Tội phạm mua bán người ngoài sự nhẫn tâm của những kẻ hám tiền còn có sự tiếp tay của đối tượng từng là nạn nhân, sau đó trở thành kẻ “buôn người”. Trong các trường hợp kể trên có Quang Thị Xu (SN 1993, trú xã Xá Lượng, huyện Tương Dương, Nghệ An).
Xu từng là nạn nhân của bọn mua bán người. Tuy nhiên, sau khi có đối tượng đề cập đến chuyện tìm phụ nữ Việt Nam sang Trung Quốc bán thì Xu đồng ý. Khoảng đầu tháng 2/2012, sau khi từ Trung Quốc về Việt Nam, biết anh Cụt Văn Đắm - bố dượng của Lô Thị D. (SN 1998, trú xã Yên Hòa, huyện Tương Dương) đồng ý cho con gái đi làm thuê thì Xu đã bàn bạc với Thuyêm (trú huyện Tương Dương) về việc đưa người đi.
Bị cáo Lương Thị Tâm lĩnh án 7 năm tù về tội Mua bán trẻ em
Thuyên hứa sẽ trả tiền công là 3 triệu đồng để Xu đón D. Đồng thời hứa sau khi đưa nạn nhân qua Trung Quốc bán sẽ cho Xu 1 vạn nhân dân tệ tiền công (tương đương với 30 triệu đồng). Sau khi thống nhất, Thuyên đưa cho Xu 4 triệu đồng để giao cho anh Đắm và trả trước tiền công cho Xu 1,5 triệu đồng.
Dù nạn nhân không đồng ý đi Trung Quốc lấy chồng, nhưng Thuyên đưa ra lý do “vì bố dượng đã nhận tiền rồi” nên D. đành im lặng. Sau đó, Quang Thị Xu đưa nạn nhân sang Trung Quốc. Nạn nhân sau đó được Thuyên bán cho người đàn ông Trung Quốc. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ, Xu liên hệ lấy tiền công thì Thuyên không trả lời và cắt đứt liên lạc.
Về phía nạn nhân sau khi sang Trung Quốc làm vợ, đã lần lượt sinh 3 đứa con. Tuy nhiên, D. vẫn nung nấu ý định muốn bỏ trốn về Việt Nam. Trong một lần lén lên mạng, D. đã tìm được con đường giải thoát cho mình. D. được lực lượng chức năng giải cứu đưa về Việt Nam sau đó làm đơn tố cáo hành vi của Xu đến Công an huyện Tương Dương.
Tại phiên tòa xét xử về tội “Mua bán trẻ em”, bị cáo Quang Thị Xu thừa nhận hành vi phạm tội, đồng thời tỏ ra ăn năn hối cải về việc mình đã làm. Bị cáo cho biết, bản thân từng là nạn nhân nên biết rõ hành vi đưa người sang Trung Quốc bán là vi phạm pháp luật nhưng do hám lợi bất chính nên bị cáo đã câu kết với đối tượng từng bán mình là Thuyên đưa nạn nhân sang Trung Quốc bán. Với tội Mua bán trẻ em, Quang Thị Xu bị tuyên phạt 10 năm tù.
Lương Thị Tâm (SN 1988), trú xã Chiêu Lưu, huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) cũng từ nạn nhân trở thành kẻ mua bán trẻ em. Theo cáo trạng, tháng 4/2012, sau khi rời Việt Nam sang Trung Quốc lấy chồng mới, Tâm nhận được điện thoại của người chồng ở Việt Nam là Lên Văn Uyên hỏi về việc có đưa phụ nữ sang Trung Quốc bán lấy chồng không. Tâm đồng ý nên Uyên bắt đầu tìm các cô gái để đưa sang bên kia biên giới. Khoảng một tháng sau, Uyên thông báo với vợ đã tìm được 2 cô gái là Cụt Thị L. (SN 1997) và Lô Thị M. (SN 1998) và nói Tâm về nước để đón sang. Để tránh bị phát hiện, Tâm thống nhất với Uyên sẽ nhận người ở TP.Vinh.
Sau đó, Tâm đã dẫn 2 cháu sang Trung Quốc rồi đưa cho bố chồng bán cho hai người đàn ông bản địa lấy làm vợ. Thời điểm bị bán hai em mới hơn 14 tuổi. Sau thời gian làm vợ xứ người, các em đã bỏ trốn về Việt Nam. Ngày 10/5/2022, sau khi biết Tâm về Việt Nam, M. và L. đã làm đơn tố cáo lên công an. Từ lá đơn tố cáo của các nạn nhân, cơ quan công an đã bắt giữ Lương Thị Tâm. Phạm tội Mua bán trẻ em, Lương Thị Tâm bị tòa tuyên phạt 7 năm tù.
Không chỉ xâm hại đến quyền con người, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, tinh thần, tính mạng của nạn nhân, mà tội phạm mua bán người còn tác động xấu đến đạo đức, giống nòi, lối sống, thuần phong mỹ tục, ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình an ninh, trật tự của đất nước. Trong những năm gần đây, các cơ quan chức năng đã chú trọng đến việc đẩy mạnh công tác phòng, chống tệ nạn mua bán người. Hy vọng rằng, với việc kịp thời đưa ra xét xử các vụ mua bán người trong thời gian vừa qua sẽ góp phần không nhỏ trong công tác phòng ngừa, đấu tranh với loại tội phạm này.