Với phương châm “Lấy người dân lm trung tâm, chủ thể, mục tiêu v động lực của chuyển đổi số”, năm 2022 tỉnh C Mau đã triển khai đồng bộ các giải pháp chuyển đổi số hướng đến lợi ích của người dân v doanh nghiệp, thúc đẩy kinh tế phát triển, đổi mới, nâng cao hiệu quả quản lý của chính quyền gắn với bảo đảm quốc phng, an ninh, trật tự, an ton xã hội.
Ngày 14/7/2022 Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 05-NQ/TU về chuyển đổi số tỉnh Cà Mau đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành Quyết định số 1929/QĐ-UBND ngày 01/8/2022 ban hành Đề án Chuyển đổi số tỉnh Cà Mau đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 và ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, điều hành đối với các cơ quan, đơn vị, địa phương về triển khai thực hiện việc đẩy mạnh chuyển đổi số, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong cung ứng dịch vụ cho người dân, doanh nghiệp, tăng cường cung ứng các dịch vụ công trực tuyến.
Với việc mạnh dạn áp dụng những giải pháp công nghệ thông tin vào thực thi giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) như: áp dụng các loại giấy tờ, phiếu tiếp nhận hồ sơ có gắn mã QR, vận hành có hiệu quả các kênh truyền thông trong hỗ trợ giải quyết thủ tục hành chính như Zalo hành chính công. (với gần 140.000 người dân Cà Mau đã được kết nối và được tuyên truyền, cung cấp những thông tin hữu ích; giải đáp nhanh chóng những yêu cầu của người dân trong giải quyết TTHC, hỗ trợ tương tác nộp hồ sơ trực tuyến...), Tổng đài hỗ trợ hành chính công tự động 19009496, Tổng đài giải đáp thắc mắc trực tiếp 1022...đã giúp cho việc kết nối và khai thác các dịch vụ, phục vụ các tổ chức, cá nhân trên địa bàn hết sức thuận lợi trong thực hiện, tra cứu, theo dõi tiến độ giải quyết TTHC. Việc giải quyết trong lĩnh vực thủ tục hành chính được ứng dụng công nghệ thông tin và xử lý trên môi trường mạng đã góp phần giảm phiền hà, tiết kiệm chi phí, thời gian của người dân và doanh nghiệp
Hiện nay, tỉnh Cà Mau cũng đã hoàn thiện Cổng Dịch vụ công và Hệ thống thông tin giải quyết TTHC tập trung, duy nhất một đầu mối theo quy định, tỉnh đang được thiết lập gồm 03 hợp phần được chuẩn hóa thành các dịch vụ tiêu chuẩn gồm: Các nghiệp vụ và ứng dụng cung cấp cho người dân, doanh nghiệp, cán bộ, công chức; Ứng dụng và dịch vụ nội bộ (backend); Ứng dụng tương tác thuộc hệ sinh thái thực thi giải quyết TTHC theo xu hướng chuyển đổi số. Trong đó, các ứng dụng nghiệp vụ nội bộ đã gắn kết chặt chẽ với phần mềm xử lý công việc (hệ thống văn bản chỉ đạo và điều hành của tỉnh) phục vụ tốt khâu liên thông văn bản và số hóa kết quả giải quyết TTHC; các ứng dụng nền tảng trên các thiết bị thông minh như: Ứng dụng giải quyết TTHC qua thiết bị di động (Mobile App), Ứng dụng hệ sinh thái tự động hóa quy trình giải quyết TTHC qua Kiosk thông minh... cũng được tỉnh đưa vào áp dụng phục vụ công tác giải quyết TTHC.
Đến nay, số thủ tục hành chính đang thực hiện tại các cấp trên địa bàn tỉnh là 1.984 thủ tục, trong đó: cấp tỉnh là 1.506 thủ tục, cấp huyện là 3 thủ tục và cấp xã là 163 thủ tục.
Hiện 100% TTHC cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức 3, mức 4 là hoàn toàn đủ điều kiện thực hiện và sát thực tế. Toàn tỉnh có 92 thủ tục hành chính thực hiện dịch vụ công mức độ 3; 254 thủ tục hành chính thực hiện dịch vụ công mức độ 4. Đến nay, có 346 dịch vụ công đã tích hợp, kết nối với Cổng dịch vụ công quốc gia, đạt 100% số thủ tục hành chính cung cấp trực tuyến; cấp tỉnh có 8.051/14.981 hồ sơ nộp trực tuyến, tỷ lệ trên 53,74% (không bao gồm hồ sơ ngành dọc). Đồng thời, tỉnh đã hoàn thành việc cung cấp thanh toán trực tuyến đối các thủ tục đất đai. Trong 6 tháng đầu năm đã có 492 giao dịch thanh toán trực tuyến trên nền tảng thanh toán trực tuyến tập trung quốc gia.
Năm 2021, nhờ sự năng động, mạnh dạn triển khai các giải pháp kỹ thuật trong hoạt động của chính quyền số, nhất là trong chuyển đổi số thực hiện mục tiêu giải quyết thủ tục hành chính mà Chỉ số chuyển đổi số cấp tỉnh của tỉnh Cà Mau đã tăng 03 bậc so với năm 2020. Chỉ số PCI năm 2021 đạt 64,74 điểm (tăng 1,92 điểm), xếp thứ 32/63 tỉnh, thành trong cả nước (tăng 11 hạng) so với năm 2020, xếp thứ 7/13 (tăng 1 bậc) so với các tỉnh, thành trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, nằm trong các tỉnh, thành phố thuộc nhóm điều hành khá trên Bản đồ PCI cả nước.
Nhu cầu về giải quyết TTHC trên địa bàn tỉnh Cà Mau hiện nay là khá lớn tỷ lệ tiếp nhận và giải quyết hồ sơ lần lượt là năm 2020 với 522.908 hồ sơ; năm 2021 với 627.186 hồ sơ, song tỷ lệ hồ sơ xử lý đúng và trước hạn vẫn khá cao trên 98%, tỷ lệ người dân hài lòng cũng rất ấn tượng với khoảng 99%. Tỉnh cũng có khả năng cao về mức độ sẵn sàng ứng dụng CNTT trong giải quyết TTHC với dân số củ trên 1,2 triệu người nhưng có tới số lượng thuê bao trên 1,3 triệu thuê bao điện thoại (trong đó điện thoại cố định trên 9.300 thuê bao, điện thoại di động 1,3 triệu thuê bao); băng thông rộng di động sử dụng dữ liệu trên mạng 3G, 4G có 801.067 thuê bao; Internet băng rộng cố định là 1.256 thuê bao.
Dịch vụ công trực tuyến là bước đầu tiên và là thành phần nền tảng của Chính phủ điện tử, là sản phẩm của quá trình tin học hóa là việc số hóa quy trình nghiệp vụ của dịch vụ công hiện có. Khi tin học hóa ở mức cao, kết hợp với cải tiến một cách đồng bộ, tối ưu quy trình hoặc đổi mới tình hình hoạt động thì nó sẽ chuyển mình sang giai đoạn 2 là giai đoạn tối ưu hóa quy trình và giai đoạn chuyển đổi số (chuyển đổi mô hình phục vụ trực tiếp sang mô hình số, chuyển dần sang ứng dụng các nền tảng số) là giai đoạn 3 của tiến trình phát triển.
Năm 2021, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau cũng đã ban hành Quyết định số 829/QĐ-UBND triển khai thực hiện Quyết định số 468/QĐ-TTg về Đổi mới việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính, trong đó tập trung thực hiện nhóm mục tiêu gắn kết việc số hóa hồ sơ, giấy tờ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính với quá trình tiếp nhận, xử lý thủ tục hành chính tại bộ phận một cửa, tạo cơ sở hình thành dữ liệu sống, sạch, đủ và chính xác. Đổi mới tổ chức quản lý, kết nối, chia sẻ dữ liệu phục vụ việc đơn giản hóa trong chuẩn bị, tiếp nhận, giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông.
Với quan điểm chính quyền phục vụ, lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm trong thời gian tới các cấp, các ngành sẽ quyết tâm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong chuyển đổi số phục vụ người dân, Bộ phận một cửa các cấp sẽ là nòng cốt, là trung tâm chuyển đổi số phục vụ người dân tốt hơn.