Chỉ số giá tiêu d ng tháng 8 chỉ tăng 0,006% so với tháng trước. Bình quân 8 tháng năm 2022 ước tính tăng khoảng 2,58%-2,6% so với c ng kỳ năm 2021 v cả năm trong khoảng 3,4-3,7%.
Số liệu ước tính từ Tổng cục Thống kê cũng cho thấy, chỉ số giá tiêu dùng tháng 8 chỉ tăng 0,006% so với tháng trước. Bình quân 8 tháng năm 2022 ước tính tăng khoảng 2,58%-2,6% so với cùng kỳ năm 2021 và dự báo CPI bình quân cả năm trong khoảng 3,4-3,7%.
Trên cơ sở đó, Bộ Tài chính dự báo CPI bình quân năm 2022 tăng trong khoảng 3,37-3,87%. Ngân hàng nhà nước Việt Nam cũng dự báo lạm phát bình quân năm 2022 tăng trong khoảng 3,7% (dao động khoảng 0,3%).
Điều này cho thấy, lạm phát đã được kiểm soát khá tốt và khó có thể cao hơn mức mục tiêu 4% mà Quốc hội đề ra. Điều này tạo dư địa cho phát triển kinh tế vĩ mô, đặc biệt là tăng trưởng tín dụng.
Tại phiên họp của Ban Chỉ đạo điều hành giá về công tác điều hành giá, TS. Nguyễn Bích Lâm, nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê (TCTK), nhận định phần lớn các hàng hoá và dịch vụ thiết yếu của nền kinh tế chúng ta chủ động được nguồn cung như: lương thực, thực phẩm; dịch vụ giáo dục, y tế, điện và các loại hàng hoá, dịch vụ quan trọng khác. Đặc biệt, cộng đồng doanh nghiệp luôn chủ động, linh hoạt tìm kiếm và đa dạng nguồn cung nguyên vật liệu phục vụ sản xuất, đảm bảo cung ứng đủ hàng hoá và dịch vụ cho nhu cầu của nền kinh tế.
Giai đoạn từ đầu năm đến nay, Việt Nam luôn chủ động được nguồn cung lương thực, thực phẩm nên hạn chế được tốc độ tăng giá của mặt hàng này trong bối cảnh lạm phát gia tăng tại hầu hết các nền kinh tế, nhất là sau khi nổ ra cuộc xung đột Nga - Ukraina.
Nguyên Tổng cục trưởng TCTK nhìn nhận, việc chủ động nguồn cung với giá ổn định lương thực và thực phẩm là yếu tố quan trọng giúp Việt Nam kiểm soát được lạm phát những tháng đầu năm 2022.
Cũng tại phiên họp, chuyên gia kinh tế Cấn Văn Lực, Kinh tế trưởng BIDV, Thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách Tài chính, Tiền tệ Quốc gia cũng cho rằng nền kinh tế đang phục hồi tương đối tốt, các lĩnh vực chính, như nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ… đang trở về trạng thái trước dịch. Xuất khẩu tăng trưởng tích cực khoảng %. Đầu tư trong nước và nước ngoài tăng trưởng tích cực 6-8%, trong đó đầu tư FDI cũng ghi nhận sự tích cực.
Các dự báo hiện nay cho thấy Việt Nam hoàn toàn có thể đạt mức tăng trưởng 6,5-7% với lạm phát ở khoảng 4% trong năm nay và năm tới.
Đồng quan điểm, TS. Lê Xuân Nghĩa, Thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách Tài chính ,Tiền tệ Quốc gia cũng cho rằng, lạm phát của Việt Nam chủ yếu từ nhập khẩu, lạm phát từ nội tại không nhiều khi chính sách tài khoá và tiền tệ rất linh hoạt.
Giai đoạn kể từ đầu dịch COVID-19 đến nay, Việt Nam không in thêm tiền, không phát hành tiền trong ngân sách chi tiêu từ đó giúp kiểm soát lạm phát.