Ngy /12, tại H Nội, Học viện To án (HVTA) phối hợp với Đại sứ quán Hoa Kỳ tổ chức Tọa đm “Chia sẻ kinh nghiệm của Hoa Kỳ về xét xử trực tuyến v To án điện tử”. PGS.TS. Phạm Minh Tuyên, Giám đốc HVTA chủ trì buổi Tọa đm.
Tọa đàm có sự tham gia của ông Thomas Lyons - Giám đốc văn phòng Việt Nam, Cục Phòng chống ma tuý và thực thi pháp luật quốc tế (INL); ông Jon Gandomi - Điều phối viên chương trình, Cục Phòng chống ma tuý và Thực thi pháp luật quốc tế (INL); Thẩm phán Samuel Anderson Thumma, Tòa Phúc thẩm Arizona, Hoa Kỳ; ông Danielle Hirsch và Ông Zach Zarnow, Chuyên gia về các lĩnh vực của Tòa án, Trung tâm Quốc gia các Tòa án tiểu bang, Hoa Kỳ…
Phát biểu khai mạc Tọa đàm, Giám đốc HVTA Phạm Minh Tuyên cho biết, thời gian qua, cùng với cải cách về kinh tế, Nhà nước Việt Nam rất quan tâm đến cải cách tư pháp, cụ thể nhiều Nghị quyết, Chỉ thị về tư pháp đã được ban hành, đặc biệt, hiện nay Việt Nam đang khởi động Đề án “Chiến lược xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045”.
Nhấn mạnh vai trò vị trí của Tòa án, Hiến pháp năm 2013 quy định, Tòa án là cơ quan thực hiện quyền tư pháp, điều này đặt ra yêu cầu khách quan, cấp thiết cho việc đổi mới nhằm tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công dân; bảo đảm công khai, minh bạch, tuân thủ pháp luật; tăng cường kiểm soát quyền lực tư pháp. Qua đó, nhiều nguyên tắc tiến bộ của pháp luật tố tụng Việt Nam đã tiệm cận với tư pháp trên thế giới, trong đó có phiên tòa trực tuyến.
Theo ông Phạm Minh Tuyên, hiện nay, các văn bản về tố tụng tư pháp đã có một số quy định về tố tụng điện tử, trực tuyến. TANDTC cũng đã triển khai nhiều hoạt động nhằm từng bước xây dựng Tòa án điện tử, Tòa án số, tiến tới xây dựng và vận hành Tòa án thông minh.
Phiên tòa trực tuyến là phiên tòa được tổ chức tại phòng xử án, có sử dụng các thiết bị điện tử kết nối với nhau thông qua môi trường mạng, cho phép bị cáo, bị hại, đương sự, người tham gia tố tụng khác tham gia phiên tòa tại địa điểm ngoài phòng xử án do Tòa án quyết định nhưng vẫn bảo đảm trực tiếp theo dõi đầy đủ hình ảnh, âm thanh và tham gia các trình tự, thủ tục tố tụng của phiên tòa bằng lời nói, hành vi tố tụng liên tục, công khai, vào cùng một thời điểm.
Phiên tòa trực tuyến đã và đang áp dụng ở một số quốc gia trên thế giới, tuy nhiên đây là chế định mới của pháp luật Việt Nam, lần đầu tiên được áp dụng trong toàn hệ thống TAND theo Nghị quyết số 33/2021/QH ngày 12/11/2021 của Quốc hội. Do đó, bước đầu thực hiện sẽ gặp không ít khó khăn, cần có sự chia sẻ kinh nghiệm và hỗ trợ của các quốc gia, nhất là Hoa Kỳ.
Đồng phát biểu khai mạc Tọa đàm, ông Thomas Lyons - Giám đốc văn phòng Việt Nam, Cục Phòng chống ma tuý và Thực thi pháp luật quốc tế (INL) đánh giá cao nội dung buổi Tọa đàm này. Ông cho hay, đại dịch Covid-19 đang mang lại nhiều thách thức, trong lĩnh vực tư pháp, những thách thức đó bao gồm việc các Tòa án không thể triệu tập trực tiếp. Điều đó có nghĩa là các nhân chứng quan trọng, bị cáo, và thậm chí cả Công tố viên, Luật sư và Thẩm phán, không thể trực tiếp xuất hiện để lập luận hoặc trình bày bằng chứng. Nhưng Covid và những cân nhắc về sức khỏe không phải là rào cản duy nhất đối với nền công lý hiệu quả.
Ngay cả trước đại dịch, hệ thống tư pháp đã phải đối mặt với nhiều thách thức trong việc đảm bảo quyền tiếp cận tư pháp cho các nhóm dân cư dễ bị tổn thương và yếu thế, bao gồm người nghèo, người tàn tật, người bản địa và những người sống ở vùng sâu, vùng xa. May mắn thay, sự tiến bộ của công nghệ đã cho chúng ta cách vượt qua những rào cản do khoảng cách, bệnh tật và sự thiếu sót của hệ thống tạo ra.
Ông Thomas Lyons cho rằng, trong thập kỷ qua, Việt Nam đã thể hiện rõ cam kết xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và các chủ thể khác nhau ở Việt Nam đã vạch ra rõ ràng chương trình cải cách đối với lĩnh vực pháp luật và tư pháp. Các luật đã được ban hành, công tác quản lý được đẩy mạnh, các nỗ lực củng cố các thể chế pháp lý chủ chốt đã được khởi động và đặc biệt là việc tập trung vào việc thực thi pháp luật đã xuất hiện. Tăng cường khả năng tiếp cận công lý và bảo vệ quyền của công dân đang được coi là bước quan trọng tiếp theo trong cải cách luật pháp và tư pháp của Việt Nam.
Tại buổi Tọa đàm, bên cạnh các nội dung trình bày của các chuyên gia đến từ Hoa Kỳ, các đại biểu đã sôi nổi trao đổi, chia sẻ về các vấn đề xoay quanh xét xử trực tuyến như: Các thuật ngữ và các bên tham gia tố tụng; khi nào, điều kiện nào, ai quyết định tổ chức xét xử trực tuyến; chuẩn bị phiên tòa trực tuyến được thực hiện như thế nào; thách thức trong việc tăng cường ứng dụng công nghệ trong hoạt động tố tụng (VD: đào tạo công nghệ cán bộ Tòa án, luật sư, dân chúng…); kỹ năng của Thẩm phán trong việc điều hành phiên tòa đồng thời với thao tác công nghệ ra sao; cách thức xử lý các sự cố kỹ thuật; việc giao nhận tài liệu, chứng cứ điện tử, văn bản tố tụng như thế nào;...
Phát biểu kết luận buổi Tọa đàm, Giám đốc HVTA Phạm Minh Tuyên ghi nhận các ý kiến chia sẻ tâm huyết, trách nhiệm của đại biểu đến từ Hoa Kỳ. Theo ông Phạm Minh Tuyên, đây là những góp ý rất mới, quan trọng và có ý nghĩa tích cực để Tòa án Việt Nam làm tiền đề áp dụng xét xử trực tuyến. Điều này giúp ích đảm bảo sự cần thiết cũng như các mục tiêu đề ra.
Chiều cùng ngày (/12), tại Hà Nội, TANDTC cũng tổ chức Hội nghị trực tuyến triển khai Nghị quyết 33/2021/QH của Quốc hội về Tổ chức phiên tòa trực tuyến và diễn ra Lễ ký kết Thông tư liên tịch "Quy định chi tiết và Hướng dẫn thi hành tổ chức phiên tòa trực tuyến" giữa TANDTC với VKSNDTC, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng và Bộ Tư pháp.