Sáng nay, với tỷ lệ đại biểu Quốc hội tán thnh cao, Quốc hội đã chính thức miễn nhiệm chức vụ Ph Thủ tướng đối với ng Vương Đình Huệ.
Quốc hội cũng đã phê chuẩn việc miễn nhiệm chức vụ Phó Thủ tướng đối với ông Vương Đình Huệ để thực hiện nhiệm vụ Bí thư Thành uỷ Hà Nội.
Cụ thể, sau khi các đại biểu Quốc hội tiến hành bỏ phiếu kín, Dự thảo Nghị quyết của Chính phủ đề nghị phê chuẩn việc miễn nhiệm chức vụ Phó thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2016-2021 đối với ông Vương Đình Huệ được thông qua bằng hệ thống biểu quyết điện tử với tỷ lệ 448/451 đại biểu Quốc hội tán thành (92,75% tổng số đại biểu Quốc hội).
Trước đó, ông Vương Đình Huệ cũng đã được Bộ Chính trị phân công làm Bí thư Thành ủy thành phố Hà Nội thay cho ông Hoàng Trung Hải.
Ông Vương Đình Huệ sinh ngày /3/1957, quê quán tại xã Nghi Xuân, huyện Nghi Lộc, Nghệ An. Ông có trình độ giáo sư, tiến sỹ kinh tế.
Ông Vương Đình Huệ từng có thời gian công tác tại trường Đại học Tài chính - Kế toán (nay là Học viện Tài chính) trong vai trò giảng viên, trưởng khoa và Phó hiệu trưởng phụ trách đào tạo.
Sau đó, ông Huệ được bổ nhiệm giữ chức vụ Phó tổng kiểm toán nhà nước vào năm 2001. Đến năm 2006, ông được bổ nhiệm làm Tổng Kiểm toán Nhà nước.
Từ năm 2011 đến 2016, ông từng đảm nhiệm các chức vụ như Bộ trưởng Bộ Tài chính, Trưởng ban Kinh tế Trung ương. Năm 2016, ông Huệ giữ chức Phó thủ tướng Chính phủ.
Tròn 4 năm làm Phó Thủ tướng Chính phủ, ông Vương Đình Huệ được Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc giao nhiệm vụ chịu trách nhiệm về mảng kinh tế - tài chính, ông đã cùng với tập thể Thường trực Chính phủ và Chính phủ đã để lại nhiều dấu ấn quan trọng để kinh tế vĩ mô vững chắc hơn, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ nhất trong 10 năm qua và lan toả thành quả kinh tế cũng như tư duy mới tới những vùng nông thôn.
Điều khiến người ta nhớ đến Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ là những hoạt động tích cưc của ông trong vấn đề nợ công. Phó Thủ tướng đã tham dự họp, lắng nghe và chỉ đạo Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và nhiều bộ, ngành, địa phương các giải pháp cơ cấu lại nợ công, kéo giảm tỉ lệ nợ công và áp lực trả nợ. Kết quả đạt được là tích cực, khi tốc độ tăng dư nợ công chỉ khoảng 8%/năm trong giai đoạn 2016-2019 so với mức tăng rất cao 18% của giai đoạn 2011-20. Vì thế, tỉ lệ nợ công trong 4 năm qua đều giảm qua từng năm và giảm sâu so với mức trần 65% GDP mà Quốc hội phê duyệt. Cuối năm 2019, nợ công chỉ còn khoảng 55% GDP.
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đã tham mưu cho Chính phủ và Quốc hội ban hành Nghị quyết 42/2017/QH14 về xử lý nợ xấu - “cục máu đông” của nền kinh tế, sửa đổi Luật Các tổ chức tín dụng được coi là một trong những điểm sáng của công tác lập pháp khoá này.
Ông Vương Đình Huệ cũng có nhiều đóng góp trong xử lý các tổ chức tín dụng yếu kém, tăng năng lực cho các ngân hàng với việc Quốc hội và Chính phủ chấp thuận tăng vốn điều lệ cho các ngân hàng cổ phần thương mại nhà nước, bổ sung vốn điều lệ cho VAMC. Qua quá trình triển khai, nợ xấu của toàn hệ thống ngân hàng giảm từ 10,08% vào năm 2012 xuống chỉ còn 1,89% cuối năm 2019 - mức bình thường, nếu tính cả nợ xấu ngoại bảng (đang nằm ở VAMC) cũng chưa tới 5% tổng dư nợ.
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cũng là người đã chỉ đạo các cơ quan báo cáo Chính phủ điều chỉnh quy định của pháp luật, cho phép chính quyền địa phương được sử dụng 8% tiền thuế sử dụng đất thu được ở cấp xã để phục vụ thanh toán tiền nợ đọng xây dựng cơ bản, góp phần giảm mạnh khối lượng nợ đọng, mà Chính phủ và các địa phương không phải bố trí nguồn vốn chi trả. Sau hơn 2 năm triển khai, số nợ đọng đã được xử lý dứt điểm theo yêu cầu của Quốc hội tại Nghị quyết số 32/2016/QH14, góp phần tăng cường niềm tin của nhân dân đối với Chương trình và hiệu quả xây dựng nông thôn mới.