Người bệnh mắc chủng ny sẽ dễ đi vo những biến chứng nặng, tổn thương đa cơ quan, dễ đi vo sốc hơn, gánh nặng dồn vo khối điều trị rất nhiều.
Những ngày vừa qua, số ca mắc các bệnh truyền nhiễm như sốt xuất huyết, tay chân miệng đã tăng nhanh đáng kể tại Hà Nội.
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội cho biết, thành phố đã ghi nhận thêm hơn 50 ca mắc với 3 ổ dịch sốt xuất huyết mới tại 3 quận huyện Đống Đa, Bắc Từ Liêm, Thanh Oai trong một tuần vừa qua.
Nhiều bệnh viện lớn trên địa bàn như Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Nhi Trung ương, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương... đã ghi nhận các ca sốt xuất huyết diễn biến nặng, có dịch tễ trở về từ các tỉnh phía Nam.
Quá trình thực hiện lấy mẫu, xét nghiệm mẫu của bệnh nhân mắc sốt xuất huyết ở các tỉnh, thành phía Nam, kết quả phát hiện có 2 chủng DEN-1, DEN-2 đang lưu hành phổ biến.
Trong đó, với sự lây lan của chủng DEN-2, các chuyên gia cảnh báo số ca mắc và số ca bệnh nặng sẽ tăng cao. Vậy chủng virus này nguy hiểm như thế nào?
BS. Trương Hữu Khanh - Phó Chủ tịch Liên chi hội Truyền nhiễm TP Hồ Chí Minh cho biết: Bệnh sốt xuất huyết có tới 4 chủng gồm D1, D2, D3, D4, các chủng lưu hành thay đổi theo từng năm. Trong quá khứ, người ta thấy rằng khi chủng D2 xuất hiện thì tỷ lệ ca nặng nhập viện sẽ nhiều hơn so với 3 chủng còn lại.
Người bệnh mắc chủng này sẽ dễ đi vào những biến chứng nặng, tổn thương đa cơ quan, dễ đi vào sốc hơn, gánh nặng dồn vào khối điều trị rất nhiều.
Tuy nhiên, nếu phát hiện sớm sẽ giảm được tỷ lệ nặng, khó điều trị, giảm tử vong nên việc phát hiện sớm và cùng nhau phòng ngừa rất quan trọng.
Còn bệnh tay chân miệng vừa phát sinh thêm gần 140 ca mới. Từ đầu năm 2022 đến nay, thành phố đã có gần 1.000 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng gấp khoảng 5 lần so với cùng kỳ năm 2021.