Đời sống

Chung sức đồng lòng quyết tâm hồi sinh sau cơn bão dữ

Văn Giang - Hoàng Hà 09/10/20 11:37

Đầu tháng 9/20, bão số 3 (bão Yagi) đổ bộ vào tỉnh Quảng Ninh. Đây là địa phương ảnh hưởng đầu tiên và cũng là một trong những tỉnh hứng chịu tổn thất nặng nề nhất cả nước cả về tinh thần lẫn vật chất với hàng chục người chết, bị thương và gần 25.000 tỷ đồng thiệt hại về kinh tế (chiếm một nửa con số thiệt hại về kinh tế do bão số 3 của cả nước). Song, nhờ có ý Đảng hợp lòng dân, mọi mất mát dần qua đi, để hồi sinh mạnh mẽ sau bão.

Thành phố Hạ Long là địa phương hứng chịu sự tàn phá nặng nề nhất của tỉnh Quảng Ninh, về nhiều mặt. Nhưng với truyền thống “Kỷ luật và Đồng tâm” của chính quyền, quân và dân vùng đất Mỏ; phát huy mạnh mẽ tinh thần nội lực, kết hợp giữa ý Đảng, lòng dân và sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, thành phố đầu tầu của tỉnh dần lấy lại màu xanh của biển, của cây cối và khởi sắc du lịch nhờ hàng loạt quyết sách kịp thời, đúng trọng tâm của Đảng bộ và chính quyền thành phố.

z59187969141_c04737c38df53b2f4b962c6ce9a3da32.jpg
Ông Vũ Quyết Tiến - Ủy viên Ban thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy Hạ Long cho biết, ngay sau khi đưa nhịp sống của thành phố quay trở lại bình thường sau bão, Ban Thường vụ Thành ủy đã tập trung cao độ cho các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội. Trong đó, tập trung các giải pháp khôi phục nhanh chuỗi sản xuất - cung ứng, kịp thời gỡ khó cho doanh nghiệp, đẩy nhanh tiến độ các công trình trọng điểm, tăng thu ngân sách, đưa hoạt động tham quan Vịnh Hạ Long trở lại.

Những quyết sách kịp thời

Ngay sau cơn bão số 3, ngày 11/9/20, UBND thành phố Hạ Long ban hành Chỉ thị số 01/CT-UBND về việc “Triển khai một số nhiệm vụ trọng tâm trong công tác quản lý quy hoạch, xây dựng và phát triển thành phố Hạ Long sau ảnh hưởng của cơn bão số 3”.

UBND thành phố nhìn nhận, trong thời gian vừa qua, thành phố đã và đang tập trung triển khai thực hiện lập, trình thẩm định, phê duyệt các nhiệm vụ để cụ thể hóa các mục tiêu, định hướng theo “Quy hoạch chung thành phố Hạ Long đến năm 2040” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại QĐ số 72, ngày 10/2/2023.

Tuy nhiên, sau ảnh hưởng cơn bão số 3 đã nảy sinh một số tồn tại, hạn chế trong công tác quản lý, phát triển đô thị. Nhằm tạo sự chuyển biến tích cực, có hiệu quả về nhận thức và hành động của cả hệ thống chính trị cũng như các tầng lớp nhân dân với mục tiêu khắc phục, tái thiết đô thị thành phố sau ảnh hưởng của cơn bão số 3, hướng tới xây dựng thành phố Hạ Long “Kiểu mẫu, giàu đẹp, văn minh, nghĩa tình”, UBND thành phố đã thực hiện tốt công tác vệ sinh môi trường; tập trung xử lý các khu vực không đảm bảo, có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường; cắt dọn, phát quang hệ thống cây xanh công viên, đường phố của đô thị; bóc dỡ, thu gọn bộ phận kết cấu hạ tầng giao thông (biển báo, dải phân cách, lan can phòng hộ, cột đèn tín hiệu, cột điện chiếu sáng, các cấu kiện trang trí,...) và hệ thống biển quảng cáo do ảnh hưởng bởi bão Yagi, không đảm bảo an toàn, gây mất mỹ quan đô thị.

Cũng từ đó, kết quả công tác ứng phó, phòng chống và triển khai chiến dịch 7 ngày đêm khắc phục hậu quả do bão gây ra trên địa bàn thành phố Hạ Long được báo cáo tại Hội nghị khen thưởng khắc phục bão số 3 tỉnh Quảng Ninh do Tỉnh ủy, UBND tỉnh với sự chủ trì chỉ đạo của bà Trịnh Thị Minh Thanh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; ông Cao Tường Huy, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh và ông Đặng Xuân Phương, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh.

Theo báo cáo, bão số 3 gây ra hậu quả nặng nề nhất trong suốt hàng chục năm qua. Là địa phương nơi tâm bão đi qua, Hạ Long đã nêu bật một số nội dung để làm rõ hơn về công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức phòng chống, ứng phó và khắc phục hậu quả của bão số 3 trên địa bàn. Trước tiên, không thể không nói đến công tác lãnh đạo, chỉ đạo trong phòng, chống, ứng phó và khắc phục hậu quả của bão.

Ngày 3/9/20, sau khi nhận được thông tin bão số 3 vào Biển Đông và mạnh lên nhanh chóng thành cấp siêu bão, thành phố ban hành các văn bản chỉ đạo cơ quan thường trực Ban chỉ huy phòng chống thiên tai thành phố, các phòng, ban, đơn vị, UBND các xã, phường tăng cường nắm chắc tình hình thời tiết, thường xuyên cập nhật diễn biến, hướng đi của bão để tuyên truyền, phổ biến rộng rãi cho nhân dân trên toàn địa bàn thành phố được biết, chủ động từ sớm các biện pháp phòng chống, ứng phó.

Cập nhật tình hình, diễn biến, cảnh báo về tình hình của bão chuyển thành bản tin phát liên tục 2 tiếng 1 lần trên tất cả các phương tiện thông tin đại chúng của thành phố và hệ thống loa truyền thanh của các xã, phường; đồng thời thông tin kịp thời cho các phương tiện tàu, thuyền hoạt động trên biển nắm được tình hình của bão để chủ động các biện pháp phòng tránh, đảm bảo an toàn về người và tài sản.

Nhờ đó mà trước khi bão đổ bộ đã di dời 100% tàu, thuyền hoạt động trên biển; Trực tiếp gửi thông báo và yêu cầu 100% lao động của 02/02 tổ chức, 63/63 hộ gia đình trên các bè nuôi trồng thủy sản di chuyển lên các hang và khu vực tránh trú an toàn trên Vịnh Hạ Long.

Đến h00 ngày 6/9/20, toàn bộ hơn 700 hộ dân với gần 2.000 nhân khẩu đã được di dời về nơi tránh trú an toàn. Sẵn sàng phương án “ba trước”, “bốn tại chỗ”, rà soát, bố trí sẵn sàng lực lượng, phương tiện: huy động lực lượng tại chỗ trên địa bàn 33 xã, phường; gần 500 người lực lượng hiệp đồng của các đơn vị lực lượng vũ trang, ngành than; Thành đoàn Hạ Long huy động đoàn viên thanh niên tham gia; huy động hiệp đồng trên 250 phương tiện, máy móc, thiết bị; kiện toàn hoạt động các Đội xung kích phòng chống thiên tai cấp xã.

z59181752722_4ed326c26c1296a41a97d822b408.jpg
Dưới sự chỉ đạo quyết liệt, thực hiện đồng bộ các giải pháp của Đảng bộ, chính quyền, người dân, doanh nghiệp và sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, bộ mặt Hạ Long đang thay đổi từng ngày, dần lấy lại màu xanh của biển.
z59181757519_6fc11ff0db188b865f4fd29ed738ab.jpg
TP Hạ Long huy động toàn thể hệ thống chính trị và người dân tham gia trồng cây xanh và hoa giúp hiện thực hóa đề án 'Thành phố hoa, Thành phố xanh'.

Theo thống kê, có trên 63.000 nhà dân bị hư hại, trong đó 57 hộ nhà bị sập hoàn toàn, trên 1.300 hộ nhà bị tốc toàn bộ mái, hư hỏng nặng; Gần 1.000 trụ sở cơ quan, đơn vị, khách sạn, chung cư cao tầng, trường học bị thiệt hại; 70 tàu, thuyền bị đắm; gần 26.000 ha rừng, hàng trăm nghìn cây xanh bị gãy đổ; mất điện toàn thành phố, điện thoại không có sóng liên lạc, một số khu vực bị chia cắt bởi sạt lở, ngập lụt cục bộ... Tổng thiệt hại ước tính gần 9.000 tỷ đồng.

Nhưng, bằng sự quyết tâm đồng lòng của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân, ngay đêm ngày 7/9 khi tâm bão vừa đi qua, vừa giảm cường độ, lãnh đạo thành phố đã trực tiếp chỉ huy các lực lượng kiểm tra các vị trí xung yếu, xử lý ngay cây cối gãy đổ, đất đá tràn ra các tuyến đường tại gây ách tắc giao thông cục bộ tại Quốc lộ 18, một số tuyến đường ngàn; Sau đó là tuyến giao thông Quốc lộ 279, đường lên bệnh viện tỉnh - đảm bảo an toàn giao thông, đặc biệt là các vị trí trọng yếu.

Qua 7 ngày thực hiện chiến dịch cao điểm, thành phố đã huy động gần 70.000 lượt người, trên 2.000 phương tiện, thiết bị, thành lập hơn 500 tổ tình nguyện tham gia. Trong đó, lực lượng chủ yếu là từ cơ sở xã, phường, thôn khu với trên 50%; lực lượng nòng cốt là các đơn vị lực lượng vũ trang (với sự tham gia hiệp đồng của 09 đơn vị quân đội, 06 đơn vị thuộc Bộ Công an và Công an tỉnh) và 07 đơn vị ngành than trên địa bàn đã phối hợp, hiệp đồng với các lực lượng của thành phố, xã phường.

Chiến dịch còn có sự tham gia tích cực của các đoàn thể, nhất là Đoàn Thanh Niên đã tổ chức nhiều chương trình ra quân tình nguyện dọn dẹp vệ sinh môi trường, góp phần mang lại những nét mới, sáng tạo và hết sức ý nghĩa, thiết thực và cũng rất hiệu quả.

Trong những ngày đầu sau bão, toàn thành phố bị mất điện, điện thoại không có sóng, hệ thống thông tin liên lạc gần như tê liệt. Để đảm bảo công tác chỉ đạo khắc phục hậu quả được kịp thời, thành phố đã tổ chức trực trung tâm chỉ huy tại trụ sở của thành phố, đồng thời bố trí cán bộ làm công tác giao liên, có nhiệm vụ tiếp nhận các thông tin, nội dung chỉ đạo của thành phố và trực tiếp chuyển thông tin đến các đơn vị, xã phường để kịp thời triển khai. Ở chiều ngược lại, các xã phường cũng có cách làm như vậy, để đảm bảo cho thông tin không bị gián đoạn giữa thành phố và cơ sở.

z5918223473301_4efc1f7e42cbb9d48c23670373cb05ac.jpg
Ngày 21/9/20, đoàn thanh niên xã Sơn Dương (TP Hạ Long) phối hợp với Ban Chỉ huy quân sự xã ra quân giúp đỡ gia đình tân binh đang thực hiện nghĩa vụ quân sự sửa chữa lại nhà ở (bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3). Hoạt động nhằm động viên tinh thần đồng chí tân binh, yên tâm thực hiện nhiệm vụ tại đơn vị.

Bên cạnh đó, với tinh thần tương thân tương ái, thành phố đã tổ chức ngay công tác thăm hỏi động viên người bị thiệt hại do mưa bão, trong đó ưu tiên các gia đình có người bị thiệt mạng, bị thương nặng do bão, hộ có nhà bị đổ sập, bị hư hỏng nặng có hoàn cảnh khó khăn, các hộ dân phải di dời khẩn cấp và nhân dân tại khu vực bị chia cắt... với số tiền hơn 2 tỷ đồng và nhiều nhu yếu phẩm cần thiết khác. Thành phố cũng đã phát động các ban ngành, đoàn thể, cơ quan, doanh nghiệp, các nhà hảo tâm ủng hộ khắc phục thiệt hại do bão số 3 gây ra, và thời điểm đó đã trao gần 2.700 suất quà, nhu yếu phẩm trị giá trên 4 tỷ đồng.

Cũng từ đó, nhiều bài học kinh nghiệm quý giá từ thực tiễn công tác triển khai phòng, chống, ứng phó và thực hiện chiến dịch cao điểm 7 ngày đêm khắc phục hậu quả của bão số 3, thành phố đã rút ra với một số nội dung chủ đạo, như: công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền với tinh thần quyết tâm, quyết liệt, từ xa, từ sớm, nắm chắc tình hình diễn biến thời tiết, thực tiễn địa bàn, dự báo trước các tình huống có nguy cơ để kịp thời ứng phó, chủ động các biện pháp huy động lực lượng, phương tiện, nguồn lực theo phương châm “ba trước”, “bốn tại chỗ” có vai trò quyết định trong công tác phòng, chống, ứng phó với thiên tai.

Cần nêu cao tinh đoàn kết, quyết tâm, cùng chung tay chung sức, phát huy tính tự lực, tự cường; đồng thời, công tác hỗ trợ thiệt hại phải được triển khai hết sức khẩn trương, kịp thời, nhất là cho các hộ dân có thiệt hại về người, nhà ở bị sập đổ, hư hỏng... để đảm bảo an sinh xã hội, ổn định đời sống người dân.

Báo cáo của thành phố Hạ Long nhấn mạnh: “Với tinh thần đoàn kết, quyết tâm, chung sức, đồng lòng và các cách làm chủ động, sáng tạo, hiệu quả, Đảng bộ, chính quyền, đoàn thể, lực lượng vũ trang và nhân dân các dân tộc thành phố Hạ Long quyết tâm khắc phục được các hậu quả do bão số 3 gây ra, xây dựng và kiến thiết lại Thành phố ngày càng giàu đẹp hơn”.

z5918462916070_65c113fec18012adad75cce6c0899c5f.jpg
Đảng bộ, chính quyền, đoàn thể, lực lượng vũ trang và nhân dân thành phố Hạ Long quyết tâm khắc phục các hậu quả do bão số 3 gây ra với thời gian sớm nhất.

Lấy xây dựng, chỉnh đốn Đảng làm nòng cốt

Không để ai bị bỏ lại phía sau, nhằm giải bài toán trước mắt hỗ trợ, chăm lo cho nơi ăn chốn ở của người dân trên địa bàn, ngày 7/10/20, UBND thành phố Hạ Long ban hành Quyết định cấp bổ sung có mục tiêu kinh phí hỗ trợ làm nhà ở, sửa chữa nhà ở cho các hộ nghèo, cận nghèo, hộ khó khăn trên địa bàn thành phố theo Nghị quyết số 42 ngày 23/9/20 của HĐND tỉnh Quảng Ninh. Theo đó phê duyệt cấp bổ sung có mục tiêu cho UBND các xã, phường kinh phí hỗ trợ làm nhà ở, sửa chữa nhà ở cho các hộ nghèo, cận nghèo, hộ khó khăn trên địa bàn Thành phố với số tiền: 2.750.000.000.

Để thành phố sớm “xanh trở lại”, ngày 25/9/20, Hạ Long ban hành Kế hoạch triển khai phương án trồng thay thế, bổ sung hệ thống cây bóng mát, cây xanh cảnh quan, cây có hoa do ảnh hưởng bởi Bão số 3 trên địa bàn.

Theo đó lấy cộng đồng dân cư, người dân làm nòng cốt, chủ thể trong quá trình thực hiện; gắn với việc khắc phục thiệt hại về kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, cảnh quan môi trường: Giao thông, thủy lợi, các công trình trường học, trụ sở làm việc, các công trình văn hóa, cây xanh, điện chiếu sáng, hệ thống thoát nước, xử lý nước thải.... do cơn bão số 3 gây ra.

Nhiệm vụ thực hiện hiệu quả Đề án “Hạ Long - Thành phố của Hoa”, đảm bảo đúng quy định, phù hợp với tình hình cụ thể của từng xã/phường, thôn/khu. Quán triệt, vận động cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động của đơn vị và các đơn vị trực thuộc, đảng viên 213 gương mẫu tích cực hưởng ứng, chung tay tham gia thực hiện Đề án “Hạ Long - thành phố của Hoa” và kiến thiết lại hệ thống cây bóng mát, cây xanh cảnh quan, cây có hoa tại gia đình, khu dân cư, nơi cư trú.

Trong báo cáo kết quả công tác 9 tháng; nhiệm vụ trọng tâm 3 tháng cuối năm 20, Thành ủy Hạ Long nhấn mạnh, năm 20 là năm có ý nghĩa quyết định để hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu đã đề ra tại Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ XXV, nhiệm kỳ 2020-2025.

Bên cạnh thuận lợi, thành phố cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, đặc biệt là ảnh hưởng nặng nề của cơn bão số 3 (Yagi) với sức tàn phá rất lớn, gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản của nhà nước, doanh nghiệp và người dân.

Trước tình hình đó, bám sát chỉ đạo của trung ương, của tỉnh, với tầm nhìn, tư duy chiến lược, BCH Đảng bộ thành phố, Ban Thường vụ Thành ủy đã chủ động nhận diện, kịp thời quyết định các chủ trương đúng đắn; đột phá, sáng tạo, linh hoạt trong lãnh đạo, chỉ đạo các biện pháp tháo gỡ khó khăn, nhất là ứng phó, khắc phục hậu quả sau cơn bão số 3; quyết tâm, quyết liệt triển khai đồng bộ các nhiệm vụ năm 20.

Kết quả sau 9 tháng năm 20, thành phố triển khai thực hiện cơ bản đạt tiến độ các chỉ tiêu nghị quyết đề ra. Trong đó: 10/20 chỉ tiêu có số liệu đánh giá, đều đạt và vượt; 10/20 chỉ tiêu thực hiện đánh giá cuối năm.

Thành ủy Hạ Long đẩy mạnh công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị; đổi mới phương thức, nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng, hiệu lực, hiệu quả của chính quyền, chất lượng hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội các cấp.

Kịp thời tổ chức quán triệt, tuyên truyền, triển khai các văn bản chỉ đạo của Đảng đến cán bộ, đảng viên; chủ động sơ, tổng kết 33 nghị quyết, chỉ thị, quy định, kết luận.

Triển khai sinh hoạt chính trị, tư tưởng sâu rộng gắn với tuyên truyền, kỷ niệm các ngày lễ, sự kiện lớn diễn ra trên địa bàn. Phát huy vai trò, hiệu quả hoạt động của Ban Chỉ đạo 35 thành phố.

Tổ chức thành công diễn tập về đấu tranh, ngăn chặn, xử lý thông tin xấu độc trên internet, mạng xã hội năm 20.

Đổi mới, nâng cao chất lượng, nội dung sinh hoạt chi bộ theo hướng ngắn gọn, có trọng tâm, dễ hiểu; nâng cao trách nhiệm nêu gương của đảng viên giữ mối liên hệ nơi cư trú theo Quy định số 213-QĐ/TW của Bộ Chính trị.

Thành lập 08 tổ chức đảng trong doanh nghiệp tư nhân; kết nạp 358/525 đảng viên, đạt 68,2% kế hoạch. Triển khai thực hiện mô hình “chi bộ bốn tốt”, “đảng bộ cơ sở bốn tốt”.

Đổi mới nội dung, chương trình, nâng cao hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị, cập nhật kiến thức cho cán bộ, đảng viên; đã tổ chức 30 lớp với 4.068 lượt học viên (đạt 75% Kế hoạch về số lớp, 99,7 % Kế hoạch về số học viên).

Tiếp tục xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý và người đứng đầu có đủ phẩm chất, năng lực, uy tín đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ; đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Chung sức đồng lng quyết tâm hồi sinh sau cơn bão dữ