Dấu ấn nghị trường năm 2022: Quốc hội chủ động vo cuộc “từ sớm, từ xa”

Trang Nhi| 02/01/2023 09:26
Theo dõi Báo điện tử Công lý trên

Năm 2022 tiếp tục cho thấy sự đổi mới hoạt động của Quốc hội, ở cả cng tác lập pháp, giám sát v quyết định vấn đề quan trọng của đất nước.

Quyết sách của cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất tạo hành lang pháp lý rõ ràng, minh bạch hơn, kịp thời hơn, góp phần thúc đẩy sự phát triển của đất nước.

Toàn cảnh Kỳ họp thứ 4 Quốc hội khoá XV      Ảnh: Phạm Quang Vinh

Toàn cảnh Kỳ họp thứ 4 Quốc hội khoá XV. Ảnh: Phạm Quang Vinh

4,5 ngày tạo nên dấu ấn lịch sử

Năm 2022 khép lại với tín hiệu tích cực trước các kết quả quan trọng, nổi bật, khá toàn diện trên các lĩnh vực phát triển kinh tế - xã hội; bảo đảm quốc phòng, an ninh; an sinh xã hội; công tác đối ngoại. 

Số liệu được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính báo cáo trước Quốc hội cho thấy nhiều điểm sáng, nổi bật, thể hiện ở tăng trưởng GDP khoảng 8%, vượt mục tiêu đề ra (6-6,5%), tạo đà quan trọng cho các năm;Kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn của nền kinh tế được bảo đảm; An ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội được giữ vững. Điều này có ý nghĩa rất quan trọng khi đây là năm bản lề thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII

Đóng góp vào thành công trên không thể không nhắc đến dấu ấn của Quốc hội. Trước bối cảnh đất nước đã chuyển hướng chiến lược nhiệm vụ phòng, chống dịch COVID-19 sang thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả, Quốc hội đã sớm có những quyết sách quan trọng, cấp bách để giải quyết những vấn đề quốc kế, dân sinh đặt ra từ thực tiễn.

Ngay đầu năm, Quốc hội đã tiến hành Kỳ họp bất thường lần thứ nhất để xem xét, quyết định nhiều nội dung lớn, cấp bách, tác động trực tiếp đến sự phục hồi, phát triển của đất nước, như: Nghị quyết về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ triển khai Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội; chủ trương đầu tư Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021-2025…

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ khẳng định “bối cảnh đặc biệt cần những quyết đáp đặc biệt”. Kỳ họp bất thường là chưa từng có tiền lệ trong lịch sử 76 năm Quốc hội Việt Nam.Từ thành công của Kỳ họp cũng sẽ mở ra một phương thức làm việc mới, giúp Quốc hội phản ứng linh hoạt hơn, quyết đáp kịp thời hơn các yêu cầu, đòi hỏi của thực tiễn thuộc thẩm quyền của Quốc hội,với mục tiêu tối thượng là phục vụ nhân dân, sự phát triển của đất nước.

“Quốc hội tổ chức kỳ họp bất thường, đưa ra giải pháp đặc thù để “yểm trợ” cho Chính phủ nhằm phục hồi nền kinh tế thì đó là sự chung tay của Quốc hội với Chính phủ và cũng mở ra tiền lệ mỗi khi đất nước đứng trước giai đoạn khó khăn đặc biệt” - ông Vũ Tiến Lộc - Đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội chia sẻ.

Chủ động từ sớm, từ xa

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Chủ tịch Quốc hội Lào Saysomphone Phomvihane  Ảnh: TTXVN

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Chủ tịch Quốc hội Lào Saysomphone Phomvihane. Ảnh: TTXVN

Yêu cầu không ngừng đổi mới, nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu quả hoạt động của Quốc hội là yêu cầu xuyên suốt, được người đứng đầu Quốc hội nhấn mạnh nhiều lần tại các diễn đàn khác nhau và được thể hiện rõ ở cả công tác lập pháp, giám sát, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước. Thành công từ các kỳ họp của khóa XV bắt nguồn từ sự chủ động, tinh thần “chuẩn bị từ sớm, từ xa”.

Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng nêu rõ phải xây dựng hệ thống pháp luật đầy đủ, đồng bộ, thống nhất, công khai, minh bạch, ổn định, có tuổi thọ cao, đảm bảo khả thi đi vào cuộc sống. Hàng loạt dự án luật đã và đang được xem xét ban hành, sửa đổi trên cơ sở bám sát chỉ đạo trên, thể hiện tinh thần đổi mới, quyết tâm nâng cao chất lượng.

“Quốc hội đang chuyển mạnh từ trạng thái bị động sang chủ động triển khai thực hiện quyền lập pháp và kiểm soát chặt chẽ hơn quy trình lập pháp, từng bước khắc phục tình trạng “đun nước sôi chờ gạo”, cái cần thì chưa có, cái có lại chưa cần thiết” – Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ từng khẳng định và điều này càng được thể hiện rõ nét trong hoạt động nghị trường năm 2022.

Lãnh đạo Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội đã chủ động vào cuộc, nghiên cứu các vấn đề đặt ra trong từng dự án luật, mở rộng dân chủ trong xây dựng luật, tổ chức các hoạt động tham vấn chuyên gia, lắng nghe ý kiến của đối tượng chịu sự tác động, điều chỉnh. Ủy ban Thường vụ Quốc hội siết chặt kỷ luật lập pháp, một mặt sẵn sàng làm việc ngoài giờ, làm việc xuyên đêm để kịp thời xem xét, cho ý kiến nhưng đồng thời cũng kiên quyết không chấp nhận các dự án luật không bảo đảm chất lượng.

Hiếm có kỳ họp nào như Kỳ họp thứ 4, ngay sau khi thảo luận tại 19 tổ, Tổng Thư ký Quốc hội đã có báo cáo tổng hợp ý kiến, cơ quan chủ trì soạn thảo lại ngay lập tức có báo cáo giải trình, nêu hướng tiếp thu các vấn đề lớn gửi tới đại biểu Quốc hội trước phiên thảo luận hội trường. Điều này giúp nội dung thảo luận trọng tâm, tập trung, nâng cao chất lượng dự án luật, nghị quyết và sớm đi tới đồng thuận. Các báo cáo tiếp thu, chỉnh lý dự thảo cũng đến tay đại biểu nghiên cứu thấu đáo, yên tâm hơn khi ấn nút. Thậm chí, lần đầu có nội dung của dự án luật phải lấy ý kiến đại biểu Quốc hội bằng phiếu tới 2 lần, qua nhiều vòng giải trình, tiếp thu mới trình Quốc hội quyết định. Quy trình này cho thấy sự cân nhắc kỹ lưỡng, trách nhiệm của cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất. Nhờ đó, chất lượng các dự án luật được nâng lên rõ rệt. Qua 3 kỳ họp trong năm, Quốc hội thông qua 12 luật, cho ý kiến vào 7 dự án luật cũng như ban hành hàng loạt nghị quyết rất quan trọng được cử tri, nhân dân đánh giá cao.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào  Thongloun Sisouluth  Ảnh: Doãn Tấn

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào  Thongloun Sisouluth. Ảnh: Doãn Tấn

Quyết đoán, quyết tâm và quyết định, song “đoán được và chuẩn bị kỹ lưỡng, đủ rõ mới quyết, cấp bách nhưng không nóng vội”, tránh tình trạng luật có "tuổi thọ" ngắn, phải sửa đổi liên tục. Việc Quốc hội quyết định lùi thời gian thông qua dự án Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) để có thời gian chuẩn bị kỹ lưỡng hơn đã chứng minh sự cẩn trọng, yêu cầu cao đó.

Hay công tác giám sát ngày càng rõ là trọng tâm đổi mới của Quốc hội. Hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn để lại những dấu ấn đậm nét, chuyên nghiệp hơn, đặc biệt là tăng cường tranh luận để làm rõ vấn đề, khẳng định hoạt động giám sát trực tiếp hiệu quả của cơ quan dân cử.

Cùng với chất vấn, công tác dân nguyện cũng có sự đổi mới cơ bản khi Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã quyết định đưa nội dung này vào xem xét định kỳ tại phiên họp hàng tháng để kịp thời xem xét, giải quyết các vấn đề được cử tri và nhân dân quan tâm, gửi đến Quốc hội, “tránh tình trạng đơn thư gửi đi mà rơi vào quên lãng". Hơi thở cuộc sống vào nghị trường qua hàng loạt vấn đề được nêu trực diện, trong đó có cả những hạn chế, tồn tại kéo dài cho đến những bức xúc phát sinh.

Bên cạnh đó, hai cuộc giám sát tối cao “việc thực hiện chính sách, pháp luật về công tác quy hoạch kể từ khi Luật Quy hoạch có hiệu lực thi hành” và “việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2016-2021” để lại ấn tượng sâu sắc, khi những điểm nghẽn, nút thắt được nhận diện thẳng thắn, rõ địa chỉ và minh chứng bằng những “con số biết nói”. Các nghị quyết của Quốc hội gợi mở nhiều giải pháp quan trọng để Chính phủ, các bộ ban ngành, địa phương tháo gỡ khó khăn, vướng mắc nhằm thực hiện tốt hơn nhiệm vụ Đảng, Nhà nước, nhân dân giao phó.

Hàng loạt vấn đề quan trọng của đất nước được Quốc hội phân tích, cân nhắc, quyết định trên cơ sở đề xuất của Chính phủ, nhiều nội dung hết sức quan trọng không chỉ đối với năm 2022 mà cả giai đoạn 2021-2025 và các năm tiếp theo; tạo điều kiện cho Chính phủ lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Lần đầu tiên tại một kỳ họp, Quốc hội quyết định chủ trương 5 dự án giao thông quan trọng quốc gia, đi kèm với đó là các cơ chế, chính sách đặc thù, chưa có tiền lệ.

Những đổi mới nơi nghị trường được thực tiễn chứng minh là đúng, phù hợp cũng được thể chế hoá kịp thời. Họp trực tuyến, kết hợp trực tiếp với trực tuyến, họp bất thường, họp nhiều đợt… giờ đây đã cụ thể hóa trong Nội quy kỳ họp Quốc hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 4, tạo sự linh hoạt trước bối cảnh nhiều yếu tố thay đổi khó lường.

Kết quả trên cho thấy sự tìm tòi, trăn trở, đổi mới của Quốc hội trong thực hiện chức năng nhiệm vụ của mình, hoạt động ngày càng có chất lượng cao hơn, dân chủ hơn, sáng tạo, quyết liệt và thiết thực hơn,như lời Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nói “Quốc hội luôn tự hoàn thiện và đổi mới để đáp ứng yêu cầu thực tiễn”.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Dấu ấn nghị trường năm 2022: Quốc hội chủ động vo cuộc “từ sớm, từ xa”