Nếu tách Luật Giao thng đường bộ hiện hnh thnh án Luật Giao thng đường bộ (sửa đổi) v Luật Bảo đảm trật tự, an ton giao thng đường bộ thì sẽ phá vỡ kết cấu vốn đã hợp lý, logic trong hệ thống Luật Giao thng hay ni rộng ra l phá vỡ quy chuẩn, nền tảng thống nhất của cả hệ thống pháp luật v sẽ tạo ra tiền đề nguy hiểm cho cng tác xây dựng pháp luật theo kiểu t y ý sửa luật, ĐBQH Hong Đức Thắng (đon Quảng Trị) nêu ý kiến.
Ngày 16/11, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ, Quốc hội thảo luận ở hội trường về tách Luật Giao thông đường bộ hiện hành thành dự án Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi) và Luật Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ.
Phát biểu tại Phiên thảo luận, đại biểu Hoàng Đức Thắng (đoàn Quảng Trị), bày tỏ quan điểm không đồng thuận với việc tách Luật Giao thông đường bộ hiện hành thành dự án Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi) và Luật Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ.
Theo đại biểu, vì đảm bảo an toàn giao thông là mục tiêu quan trọng của hoạt động giao thông đường bộ, mức độ an toàn giao thông phụ thuộc vào sự tác động của 4 thành tố về kết cấu hạ tầng, phương tiện, người điều khiển tham gia giao thông cũng như quy tắc giao thông chứ không riêng gì thành tố nào. Nếu Bộ Giao thông Vận tải và Bộ Công an cùng tham gia quản lý theo cách mà trong dự án Luật quy định là phải tách bạch lĩnh vực bảo đảm trật tự an toàn giao thông và xây dựng phát triển kết cấu hạ tầng giao thông thì khi có vụ việc xảy ra mà lý do từ các thành tố tổng hợp thì ngành nào sẽ phải chịu trách nhiệm?
Ngoài ra, theo đại biểu Hoàng Đức Thắng, Luật Đường sắt, Luật Đường Thủy nội địa, Luật Hàng hải, Luật Hàng không dân dụng Việt Nam đang có kết cấu và thành tố tương tự như Luật Giao thông đường bộ mang tính quy chuẩn, thống nhất, đồng bộ. Nếu tách Luật Giao thông đường bộ hiện hành thành án Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi) và Luật Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ thì sẽ phá vỡ kết cấu vốn đã hợp lý, logic trong hệ thống Luật Giao thông hay nói rộng ra là phá vỡ quy chuẩn, nền tảng thống nhất của cả hệ thống pháp luật và sẽ tạo ra tiền đề nguy hiểm cho công tác xây dựng pháp luật theo kiểu tùy ý sửa luật.
Đồng thuận với quan điểm trên, đại biểu Bùi Văn Xuyền (đoàn Thái Bình), cho rằng 4 thành tố về kết cấu hạ tầng, phương tiện, người điều khiển tham gia giao thông cũng như quy tắc giao thông có sự gắn kết chặt chẽ. Nếu chúng ta tách các thành tố ra riêng rẽ thì những thành tố trên sẽ khô cứng và trở nên vô nghĩa.
“Nếu tách thì các thành tố trên khô cứng và vô nghĩa. Làm đường, làm cầu không tính an toàn giao thông và người trên đường thì đường đó vô tri vô giác. Làm xe ô tô, xe máy không tính người lưu thông, việc sử dụng và an toàn thì xe đó chỉ để trưng bày. 4 yếu tố phải gắn kết chặt chẽ với nhau nên tách luật gây nhiều hệ luỵ khó khăn”, đại biểu Bùi Văn Xuyền nhấn mạnh và cho rằng nếu tách thì Luật GTĐB không còn đúng nghĩa giao thông đường bộ và hệ lụy cũng dẫn đến có những vấn đề chồng chéo và khâu tổ chức thực hiện khó khăn.
Đại biểu Bùi Văn Xuyền đưa ra ví dụ như xây dựng một con đường hoặc làm cây cầu nhưng không tính đến an toàn giao thông, không tín đến con người tham gia phương tiện giao thông thì con đường, cây cầu đó cũng chỉ là những vật vô chi, vô giác và không có ý nghĩa gì trong thực tiễn. Nếu thiết kế một ô tô, xe máy mà không tính đến người sử dụng trong quá trình lưu thông và các yếu tố đảm bảo an toàn giao thông thì ô tô, xe máy đó chỉ là những vật được trưng bày trong triển lãm.
Ngoài ra, chi phí cho việc tổ chức triển khai, thi hành luật và phối hợp giữa các ngành sẽ gặp nhiều khó khăn, chắc chắn sẽ gặp nhiều vướng mắc.
Cũng băn khoăn về vấn đề này, đại biểu Thái Trường Giang (đoàn Cà Mau) cho rằng trước rất nhiều ý kiến thảo luận ở tổ và Hội trường không đồng ý tách thành 2 luật thì UBTVQH nên lấy ý kiến Đại biểu Quốc hội có đồng ý tách luật hay không. “Nếu đồng ý tách thì chiều nay mới thảo luận dự án Luật đảm bảo an toàn trật tự GTĐB, nếu không đồng ý tách thì chiều nay sẽ không thảo luận như chương trình”.
Trước nhiều ý kiến đại biểu Quốc hội băn khoăn về trình tự thủ tục trình dự án luật lần này, phát biểu tại phiên thảo luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng khẳng định việc trình Quốc hội thảo luận hai dự án luật GTĐB và Đảm bảo trật tự an toàn GTĐB không vi phạm quy trình.
“UBTVQH rất trân trọng Quốc hội và đã xin ý kiến Quốc hội. Quốc hội cũng nhất trí với Chương trình kỳ họp, trong đó có việc thảo luận đồng thời hai dự án luật để suy nghĩ cho thấu đáo.
Phát biểu kết luận tại Phiên thảo luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ cho biết: Góp ý vào dự án Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi), tại Hội trường có 26 ý kiến và 4 tranh luận về dự án Luật này. Các đại biểu tán thành cần sửa đổi Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi) năm 2008 để đảm bảo an toàn giao thông, cơ sở hạ tầng và kết cấu giao thông hiện hành.
Tại Phiên thảo luận, nhiều ý kiến không đồng thuận với việc tách Luật Giao thông đường bộ hiện hành thành án Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi) và Luật Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ vì 2 luật này có sự trồng chéo, trùng lắp. Nhiều ý kiến cho rằng, việc sửa luật phải đảm bảo hệ thống giao thông Việt Nam, trách nhiệm quản lý của các Bộ ngành; đồng thời cần rà soát kỹ về thủ tục hành chính, cấp giấy phép lái xe, sát hạch lái xe... sao cho phù hợp với thực tiễn của Việt Nam so với thế giới.
Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ cũng nhấn mạnh: Các nội dung về giao thông đường bộ cũng như vấn đề sát hạch giấy phép lái xe cũng sẽ được Quốc hội tiếp tục cho ý kiến đối với Luật Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ trong chiều cùng ngày trước khi xem xét lại các dự án Luật. Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ cũng yêu cầu Ủy ban Thường vụ Quốc hội chỉ đạo cơ quan thẩm tra, soạn thảo dự án Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi) nghiên cứu, tiếp thu ý kiến đóng góp của các đại biểu Quốc hội để chỉnh sửa, bổ sung trước khi Quốc hội tiếp tục xem xét.