Kinh tế

Để nông sản xuất khẩu sang thị trường thế giới mang thương hiệu của doanh nghiệp Việt Nam

M.L 18/03/20 - 16:19

Ngày 18/3, tại TP. Cần Thơ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) phối hợp cùng Uỷ ban nhân dân Thành phố Cần Thơ tổ chức Hội thảo Tham vấn hoàn thiện chính sách pháp luật về xây dựng thương hiệu nông sản.

80% sản lượng nông sản xuất khẩu chưa xây dựng được thương hiệu

Phát triển nông nghiệp Việt Nam thời gian qua đạt nhiều thành tựu to lớn. Sản lượng lương thực, thực phẩm tăng nhanh cả về số lượng và chất lượng, đảm bảo nguồn cung dồi dào, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước, góp phần ổn định xã hội.

Thương mại nông lâm thủy sản tăng nhanh. Kim ngạch xuất khẩu 13 năm (2008-2020) đạt 382,58 tỷ USD, tăng bình quân 8,01%/năm. Kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành nông nghiệp năm 2022 đạt 53,22 tỷ USD, tăng 9,3% so với năm 2021. Hiện, Việt Nam duy trì 11 nhóm mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu từ 1,0 tỷ USD trở lên, trong đó có 7 nhóm mặt hàng (gỗ và sản phẩm gỗ, tôm, cà phê, gạo, cao su và rau quả, hạt điều) đạt kim ngạch xuất khẩu trên 3 tỷ USD và có mặt ở hầu hết các thị trường nhập khẩu lớn của thế giới như Mỹ, EU và Nhật Bản.

Mặc dù đạt được những con số ấn tượng về kim ngạch xuất khẩu, nhưng theo Cục Khuyến nông và khuyến lâm (Bộ NN&PTNT) cho biết, Việt Nam đang xuất khẩu nhiều mặt hàng nông sản, thực phẩm chế biến, nhưng chủ yếu là dưới dạng thô, trên 90% lượng hàng hoá vào thị trường thế giới vẫn phải thông qua trung gian bằng các nhãn hiệu hàng hoá của nước ngoài.

Nhiều sản phẩm nông sản của Việt Nam có sản lượng xuất khẩu đứng nhóm đầu thế giới, nhưng hầu như chưa có một thương hiệu mạnh, được người tiêu dùng biết đến rộng rãi. 80% sản lượng nông sản xuất khẩu chưa xây dựng được thương hiệu, chưa có lô-gô, nhãn mác riêng và chưa tham gia đầy đủ vào chuỗi giá trị toàn cầu. Nhiều sản phẩm được xuất khẩu và bán ở thị trường nước ngoài dưới thương hiệu không phải của doanh nghiệp Việt Nam.

Chính điều này đã làm giảm đáng kể sự quảng bá hàng nông sản của Việt Nam trên thương trường quốc tế.

quang-canh-hoi-thao..png
Quang cảnh Hội thảo.

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Trần Thanh Nam cho rằng: Đây không phải là vấn đề dễ có thể khẳng định được vị thế mang thương hiệu của chúng ta, đây là vấn đề cấp bách cần phải đề ra phương hướng thực hiện ngay, để nông sản của chúng ta xuất khẩu sang thị trường thế giới mang được thương hiệu của doanh nghiệp Việt Nam.

Hi vọng trong hội thảo này sẽ được nhận những ý kiến tích cực, những đóng góp quan trọng từ quý doanh nghiệp, các chuyên gia, ban, ngành. Bộ NN&PTNT đã và sẽ tổ chức lấy ý kiến thông qua các hội thảo ở TP. HCM, TP. Cần Thơ, Hà Nội. Sau đó sẽ đút kết lại và xây dựng kế hoạch xây dựng thương hiệu cho hàng nông sản, ông Nam chia sẻ.

Cần phải có cơ chế pháp lý để quản lý thương hiệu nông sản

Tại hội thảo, Phó chủ tịch UBND TP. Cần Thơ Nguyễn Ngọc Hè cho biết, Việc xuất khẩu nông sản bị hạn chế rất nhiều do không có thương hiệu, vì vậy, việc xây dựng thương hiệu cho nông sản rất quan trọng.

Mặc dù là khu vực có sản lượng nông nghiệp lớn và số lượng lớn về doanh nghiệp sản xuất các mặt nông sản nhưng các doanh nghiệp còn hoạt động rời rạc chưa thống nhất chặc chẻ nên việc xuất khẩu sản phẩm ra thị trường thế giới vẫn chưa có thương hiệu cụ thể và rõ ràng, đó là vấn đề dẫn đến hiệu quả và sự cạnh tranh của chúng ta cũng còn hạn chế.

Xây dựng thương hiệu cho nông sản có vai trò rất lớn trong việc gia tăng giá trị đồng thời nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng sức cạnh tranh trên thị trường, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa cộng đồng của sản phẩm truyền thống, sản phẩm bản địa, góp phần nâng cao vị thế và giá trị của nông sản Việt Nam trên thị trường thế giới.

Về thương hiệu nông sản, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Trần Thanh Nam cho rằng, hiện các doanh nghiệp đã xây dựng để thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa trong nước và quốc tế. Nhiều sản phẩm đã có thương hiệu, kể cả đã có bảo hộ sở hữu trí tuệ. Tuy nhiên, hiện nay đối với cơ quan quản lý nhà nước, qua một thời gian theo dõi, Bộ NNPTNT nhận thấy có một số vấn đề cần phải có cơ chế pháp lý để điều chỉnh cho hợp lý.

thu-truong-bo-nnptnt-tran-thanh-nam-da-chi-dao-xay-dung-nghi-dinh-ve-quan-ly-va-phat-trien-thuong-hieu-nong-san-viet-nam-de-trinh-chinh-phu-trong-thoi-gian-toi..png
Thứ trưởng Bộ NNPTNT Trần Thanh Nam cho rằng cần xây dựng Nghị định về quản lý và phát triển thương hiệu nông sản Việt Nam để trình Chính phủ trong thời gian tới.

Tại hội thảo, sau khi nghe các ý kiến của đại biểu, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Trần Thanh Nam nhận định, để bảo vệ giá trị của sản phẩm Việt Nam, cần phải có cơ chế pháp lý để quản lý thương hiệu nông sản trong thời gian tới. Vì vậy, chỉ đạo xây dựng Nghị định về quản lý và phát triển thương hiệu nông sản Việt Nam.

Đồng thời, giao cho Cục Chế biến, Chất lượng và Phát triển thị trường cùng Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn tham mưu xây dựng nghị định về quản lý và phát triển thương hiệu nông sản Việt Nam để trình Chính phủ.

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT lưu ý, nghị định trên phải có các tiêu chuẩn, quy chuẩn theo chuỗi giá trị và phải truy xuất được nguồn gốc nông sản.

Trong thời gian chờ trình Chính phủ, Thứ trưởng Bộ NNPTNT đề nghị Cục Chế biến, Chất lượng và phát triển thị trường cùng với các hiệp hội ngành hàng, đơn vị có liên quan chọn ra một số sản phẩm chủ lực thí điểm thực hiện trước.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Để nng sản xuất khẩu sang thị trường thế giới mang thương hiệu của doanh nghiệp Việt Nam