Dự thảo Báo cáo Tổng kết thực tiễn thi hành Luật Phá sản 2014 do TANDTC vừa soạn thảo đã đề xuất cụ thể hóa nhiều nội dung về thẩm quyền của TAND trong Luật Phá sản (sửa đổi).
Cụ thể, dự thảo thể hiện, thẩm quyền giải quyết phá sản của TAND theo quy định tại các Điều 49 , 50, 5410 và 6211 của Luật Tổ chức Tòa án nhân dân số 34/20/QH được Quốc hội khóa XV thông qua tại kỳ họp thứ 7 ngày /6/20, thì việc giải quyết lần đầu đối với đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản thuộc thẩm quyền của TAND chuyên biệt Phá sản, TAND cấp huyện, cấp tỉnh không có thẩm quyền giải quyết vụ việc phá sản.
Vì vậy, các quy định, hướng dẫn về xác định thẩm quyền, thay đổi thẩm quyền giải quyết vụ việc phá sản giữa TAND cấp huyện và TAND cấp tỉnh không còn phù hợp.
Về giải quyết đề nghị xem xét lại, kháng nghị quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản (Điều 44), Điều 43 của Luật Phá sản 2014 quy định Tòa án phải đăng quyết định mở thủ tục phá sản đối với DN, HTX mất khả năng thanh toán trên Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia, Cổng thông tin điện tử của Tòa án và thông báo có các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
Tuy nhiên, Luật này lại không quy định Tòa án phải thực hiện tương tự khi có quyết định hủy quyết định mở thủ tục phá sản dẫn đến gây ảnh hưởng đến uy tín của DN, HTX.
Việc xử lý tiền tạm ứng chi phí phá sản trong trường hợp Tòa án có thẩm quyền hủy quyết định mở thủ tục phá sản đối với DN, HTX chưa được quy định nên khi người nộp đơn yêu cầu được hoàn trả tiền tạm ứng chi phí phá sản đã nộp thì Tòa án không có căn cứ để giải quyết.
Luật Phá sản 2014 không quy định cách thức xử lý hoặc cơ chế để xem xét lại quyết định của Tổ Thẩm phán của Tòa án cấp trên trực tiếp trong trường hợp xảy ra sai sót khi giải quyết đơn đề nghị xem xét lại, kháng nghị quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản, dẫn đến một số trường hợp quyền, lợi ích hợp pháp của các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan bị ảnh hưởng.
Luật Phá sản 2014 không quy định thủ tục xử lý trong trường hợp Tổ Thẩm phán Tòa án cấp trên trực tiếp đang giải quyết đơn đề nghị xem xét lại, kháng nghị quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản thì Viện kiểm sát rút kháng nghị.
Do đó, TANDTC đề xuất: Rà soát, quy định cụ thể về thẩm quyền giải quyết vụ việc phá sản của các Tòa án phù hợp với quy định của Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 20.
Để bảo đảm tính chuyên môn hoá và sự chuyên sâu trong hoạt động; đồng thời, phát huy trình độ chuyên môn sâu của Thẩm phán trong giải quyết phá sản, từ đó nâng cao chất lượng, hiệu quả giải quyết các vụ việc, Luật Tổ chức TAND năm 20 bổ sung quy định về việc thành lập, cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của TAND chuyên biệt Phá sản (các điều 4, 62 và 63).
Luật Tổ chức TAND năm 20 quy định TAND chuyên biệt Phá sản có nhiệm vụ, quyền hạn giải quyết vụ việc phá sản thuộc thẩm quyền của TAND theo quy định của luật (khoản 3 Điều 62).
Vì vậy, cần rà soát, sửa đổi các quy định về thẩm quyền của các Tòa án trong giải quyết phá sản phù hợp với quy định của Luật Tổ chức TAND năm 20.
Về thẩm quyền giải quyết phá sản của TAND, bổ sung quy định về việc Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ việc sau khi tiếp nhận vụ việc do Tòa án khác đã thụ lý, giải quyết thì tùy từng trường hợp cụ thể Tòa án có thẩm quyền giải quyết có thể sử dụng QTV, DNQL, TLTS, các kết quả kiểm kê tài sản, xác minh thu thập thông tin, tài liệu... mà Tòa án trước đó đã thực hiện nhằm tránh kéo dài thời gian giải quyết vụ việc, phát sinh thêm chi phí giải quyết.