Trước việc liên tiếp phát hiện các đơn vị “đầu độc” sng Mã khiến cá nui lồng v tự nhiên liên tục chết trắng tại các huyện miền núi, UBND tỉnh Thanh Ha vừa quyết định đình chỉ hoạt động sản xuất của một doanh nghiệp do xả nước thải gây nhiễm mi trường.
Theo đó, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa quyết định đình chỉ hoạt động sản xuất giấy vàng mã và bột giấy của Công ty TNHH Tân Thái Thanh (đóng tại xã Thiết Kế, huyện Bá Thước) kể từ ngày 16/4/2021 do xả nước thải gây ô nhiễm môi trường. Đồng thời, yêu cầu Công ty này khắc phục triệt để các tồn tại, vi phạm, xây dựng hoàn chỉnh các công trình xử lý nước thải.
Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa giao UBND huyện Bá Thước chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường và đơn vị có liên quan, củng cố hồ sơ, kết luận kiểm tra, kiến nghị biện pháp xử lý vi phạm đối với Công ty TNHH Tân Thái Thanh; giám sát chặt chẽ việc thực hiện yêu cầu đình chỉ hoạt động sản xuất giấy vàng mã và bột giấy của doanh nghiệp này.
Như tin đã đưa, thời gian qua, cá nuôi lồng và tự nhiên trên sông Mã đoạn chảy qua huyện Bá Thước, Cẩm Thủy chết hàng loạt. Các cơ quan chức năng huyện Bá Thước vào cuộc một cách quyết liệt đã phát hiện 4 công ty xả thải trực tiếp ra sông Mã. Cơ quan chức năng đang đấu tranh để xác định số lượng, mức độ nguy hiểm của hóa chất đã đổ ra môi trường.
Lãnh đạo huyện Bá Thước đã kiến nghị cấp trên thu hồi giấy phép của các cơ sở vi phạm, buộc di dời nhà máy vào cụm công nghiệp tập trung trên địa bàn để thuận tiện cho việc quản lý, theo dõi và xử lý nước thải, chất thải nguy hại tới môi trường.
Công ty CP cấp nước Thanh Hóa đã phải ngừng sản xuất và cung cấp nước sạch tại Nhà máy nước sạch thị trấn Phong Sơn (huyện Cẩm Thủ) bắt đầu từ ngày /4. Cơ quan này lo ngại nước sông Mã qua địa bàn huyện Cẩm Thủy và cả phía thượng lưu đang bị ô nhiễm, có màu đen, mùi hôi tanh sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe người dân.
Để chủ động ứng phó và hạn chế thấp nhất thiệt hại xảy ra, Sở NN&PTNT đề nghị UBND các huyện UBND các huyện Quan Hóa, Cẩm Thủy, Vĩnh Lộc, Thọ Xuân, Thạch Thành khẩn trương giám sát chặt chẽ khu vực nuôi cá lồng của các hộ dân. Hướng dẫn người nuôi theo dõi và chăm sóc cá nuôi hàng ngày và vệ sinh lồng để lưu thông dòng chảy; dùng máy sục khí, máy bơm nước để tăng hàm lượng oxy hòa tan; khi môi trường nước có biến động ảnh hưởng xấu đến sức khỏe cá nuôi, cần di chuyển lồng nuôi đến khu vực môi trường nước tốt hơn…