Báo cáo thị trường bất động sản 10 tháng đầu năm 20 cho thấy, trung bình giá chung cư Hà Nội đã chạm ngưỡng 60 triệu/m2, cao hơn TP.HCM 10%.
Theo các chuyên gia bất động sản, dù cách đây vài năm chung cư chưa từng là “khẩu vị” của nhà đầu tư Hà Nội - nhóm đầu tư vốn quen thuộc với nhà phân lô, nhà phố, không gian riêng tư và sở hữu lâu dài. Nhưng giờ đây thị trường chứng kiến một bước chuyển mình đầy bất ngờ - giá chung cư Hà Nội lần đầu tiên "vượt mặt" chung cư TP.HCM.
Báo cáo thị trường 10 tháng đầu năm 20 của Batdongsan.com.vn cho thấy, giá chung cư trung bình tại Hà Nội hiện đã chạm ngưỡng 60 triệu/m², cao hơn mức trung bình của TP.HCM khoảng 10%. Trước đây, TP.HCM luôn dẫn trước với khoảng cách tới 30%, nhưng sự thay đổi này cho thấy sức mạnh của dòng tiền đầu tư từ người Hà Nội - dòng tiền đi tới đâu, thị trường đất và chung cư sốt lên tới đó.
Tuy nhiên, hiện thị trường chung cư Hà Nội đang có tín hiệu hạ nhiệt với mức độ quan tâm tìm kiếm giảm tới 47% so với thời kỳ đỉnh cao vào tháng 3/20. Điều này cho thấy nhiều nhà đầu tư đã nhanh chóng chốt lời khi giá chung cư tăng vọt gần 40% so với đầu năm. Liệu đây có phải là dấu hiệu cho một làn sóng điều chỉnh giá sau thời gian tăng trưởng nóng?
Thị trường ghi nhận sự dịch chuyển xu hướng đầu tư rõ rệt trong quý III vừa qua khi cả người Hà Nội và TP.HCM đều gia tăng tìm kiếm thị trường chung cư TP.HCM.
Trong khi đó, theo ghi nhận của Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS), riêng quý III/20, thị trường ghi nhận 2.073 sản phẩm mới, chủ yếu đến từ giai đoạn chào bán tiếp theo của các dự án tại TP.HCM, chiếm 70%.
Về nguồn cầu, sức cầu đã dần cải thiện và có tín hiệu phục hồi rõ nét vào cuối quý III với động lực từ nguồn cung mới và thông tin tái khởi động các dự án. Sức cầu vẫn tập trung tại các dự án phục vụ nhu cầu ở, nhất là phân khúc căn hộ. Các dự án mở bán đều ghi nhận tỷ lệ hấp thụ tốt.
Cũng liên quan đến dòng tiền chảy về bất động sản phía Nam, theo thống kê, dư nợ tín dụng bất động sản trên địa bàn TP HCM tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng, tháng sau cao hơn tháng trước.
Đến cuối tháng 7/20, tổng dư nợ tín dụng bất động sản trên địa bàn đạt trên 1 triệu tỷ đồng, chiếm 27,6% trong tổng dư nợ tín dụng và tăng 5,5% so với cuối năm 2023, cao hơn mức tăng chung của tín dụng trên địa bàn.
Hơn nữa, kiều hối về TP.HCM và vùng TP.HCM lớn và ổn định. Năm 2023, kiều hối chảy về Việt Nam ước đạt khoảng 16 tỷ USD, riêng TP.HCM là khoảng 9,46 tỷ USD, tăng 43,3% so với năm 2022. 9 tháng đầu năm 20, lượng kiều hối chuyển về TP.HCM đạt gần 7,4 tỷ USD, tăng 10,5% so với cùng kỳ năm trước.
Vừa qua, TP.HCM cũng nằm trong nhóm dẫn đầu cả nước về thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Năm 2023 đạt 5,85 tỷ USD. Tại Bình Dương, sau nửa nhiệm kỳ 2020 - 2025, tỉnh cũng thuộc nhóm địa phương dẫn đầu về thu hút vốn FDI với 9,56 tỷ USD, vượt chỉ tiêu cả nhiệm kỳ, trở thành "điểm sáng" cho vùng Đông Nam Bộ trong phục hồi kinh tế sau đại dịch COVID-19.
Theo các chuyên gia, các yếu tố trên cho thấy sức hút của bất động sản khu vực này sẽ ngày càng lớn.