Google Doodle thay giao diện mừng Ngy Quốc tế Lao động năm 2021

Bạch Dương| 01/05/2021 12:40
Theo dõi Báo điện tử Công lý trên

Ngy 1/5/2021, Google đã để Doodle hình các cng nhân đang hăng say lao động trên trang chủ của mình để kỷ niệm 135 năm ngy Quốc tế Lao động (1/5).

Google Doodle là biểu tượng đặc biệt, thay thế tạm thời cho biểu tượng Google trên trang chủ Google.com (hay Google Tiếng Việt - Google.com.vn). Google thay thế Doodle nhằm chào mừng các ngày lễ lớn, các sự kiện, thành tựu và nhân vật có đóng góp quan trọng.

Với sự kiện 135 năm Ngày Quốc tế Lao động (1/5), Google đã thay biểu trưng Doodle với biểu trưng là hình dạng một tòa nhà cùng những người lao động đang hăng say làm việc.

google-doogle-.png
Google Doodle mừng ngày Quốc tế Lao động 1/5/2021. Ảnh: Google.

Trong bức tranh biểu tượng của Doodle là một nông dân đang thu hoạch trái cây, một người lính cứu hỏa đang làm nhiệm vụ, một bác sĩ đang chăm sóc bệnh nhân... Có thể nói, những người lao động và các chuyên gia từ các lĩnh vực khác nhau đều được tôn vinh trong Google Doodle mừng Ngày Quốc tế Lao động.

Google Doodle mừng ngày 1/5 của ông lớn tìm kiếm Google có phạm vi tiếp cận rộng rãi, từ châu Á, châu Âu, châu Phi cho tới Nam Mỹ. Còn tại Đông Nam Á, Doodle tôn vinh người lao động tiếp cận người dùng Google ở Việt Nam, Thái Lan, Philippines.

Trên toàn thế giới, hơn 80 quốc gia kỷ niệm Ngày Quốc tế Lao động và nhiều quốc gia khác tổ chức ngày lễ này một cách không chính thức.

Ở nhiều quốc gia, các tầng lớp lao động nỗ lực đưa Ngày Quốc tế Lao động 1.5 trở thành ngày lễ chính thức và những nỗ lực của họ phần lớn đã thành công. Ngày này được các công đoàn người lao động và những người lao động theo dõi để ghi nhận "ngày 8 tiếng", gồm 8 giờ mỗi ngày chia đều cho làm việc, giải trí và nghỉ ngơi.

Ngược dòng lịch sử, vào năm 1886, tại thành phố công nghiệp lớn Chicago, Đại hội Liên đoàn Lao động Mỹ thông qua nghị quyết nêu rõ: "...Từ ngày 1/5/1886, ngày lao động của tất cả các công nhân sẽ là 8 giờ". Sở dĩ ngày 1/5 được chọn bởi đây là ngày bắt đầu một năm kế toán tại hầu hết các nhà máy, xí nghiệp ở Mỹ.

Ngày 1/5/1886, do yêu cầu của công nhân không được đáp ứng một cách đầy đủ, giới công nhân trên toàn nước Mỹ đã tham gia bãi công nhằm gây áp lực buộc giới chủ thực hiện yêu sách của mình. Đầu tiên là cuộc bãi công tại thành phố Chicago. Khoảng 40.000 người không đến nhà máy. Họ tổ chức mít-tinh, biểu tình trên thành phố với biểu ngữ "Từ hôm nay không người thợ nào làm việc quá 8 giờ một ngày! Phải thực hiện 8 giờ làm việc, 8 giờ nghỉ ngơi, 8 giờ vui chơi!" Cuộc bãi công thu hút ngày càng đông người tham gia. Cũng trong ngày hôm đó, tại các trung tâm công nghiệp khác trên nước Mỹ đã nổ ra 5.000 cuộc bãi công với 340 nghìn công nhân tham gia. Ở Washington, New York, Baltimore, Boston... hơn 125.000 công nhân giành được quyền ngày chỉ phải làm 8 giờ.

Các cuộc biểu tình bị đàn áp nặng nề, và đã gây nên thảm kịch tại thành phố Chicago. Nhưng cuối cùng, giới chủ phải chấp nhận yêu sách của công nhân.

Ngày 20/6/1889, ba năm sau "thảm kịch" tại thành phố Chicago, Quốc tế cộng sản II được nhóm họp tại Paris (Pháp). Dưới sự lãnh đạo của Friedrich Engels, Đại hội lần thứ nhất của Quốc tế Cộng sản II đã quyết định lấy ngày 1/5 hàng năm làm ngày biểu dương lực lượng và đấu tranh chung của tầng lớp vô sản các nước.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Google Doodle thay giao diện mừng Ngy Quốc tế Lao động năm 2021