Kiện ton bộ máy nhân sự Nh nước l nhiệm vụ đặc biệt quan trọng

Trung Kiên| 22/03/2016 17:34
Theo dõi Báo điện tử Công lý trên

Sáng nay, (22/3), Chủ tịch QH Nguyễn Sinh H ng, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang v Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã trình by báo cáo cng tác nhiệm kỳ 2011 – 2016, một nhiệm kỳ đầy dấu ấn trước Quốc hội.

Nhìn lại chặng đường đã qua

Phát biểu khai mạc kỳ họp, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cho biết, phiên khai mạc kỳ họp thứ 11 – kỳ họp cuối cùng của Quốc hội khoá XIII được tổ chức trong lúc toàn Đảng, toàn dân đang thực hiện Nghị quyết của Đại hội Đảng lần thứ 12, phấn đấu đạt các mục tiêu trong kế hoạch 5 năm 2016-2020.

Trên đà phát triển của đất nước những năm vừa qua, những tháng đầu năm 2016, kinh tế xã hội nước ta đạt được những kết quả quan. Kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, đời sống nhân dân được cải thiện, tình hình an ninh chính trị được giữ vững, quan hệ đối ngoại thu được những kết quả nổi bật, vị thế Việt Nam tiếp tục được nâng lên.

3 vấn đề quan trọng Quốc hội khóa XIII kiến nghị với khoá mới

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng trình bày Báo cáo tổng kết nhiệm kỳ khóa XIII của Quốc hội. Ảnh TTXVN

Theo Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, năm 2016 là năm đầu tiên thực hiện kế hoạch 5 năm 2016-2020, cũng là năm tổ chức bầu cử ĐBQH khoá XIV và HĐND các cấp, việc này được tiến hành trong bối cảnh trong nước, khu vực và quốc tế còn nhiều thách thức… “Vì thế, kỳ họp này diễn ra trong bối cảnh thời cơ và thách thức đan xen” – Chủ tịch nhấn mạnh và cho biết thêm, kỳ họp cuối cùng của Quốc hội khoá XIII cũng là thời cơ để chúng ta nhìn lại những chặng đường đã qua, đề ra những việc cần làm, phấn đấu thực hiện mọi nhiệm vụ đưa đất nước bước vào chặng đường phát triển mới.

“Kỳ họp này có khối lượng công việc lớn với nhiều việc quan trọng, đặc biệt là việc kiện toàn bộ máy nhân sự nhà nước, xem xét hoạt động của bộ máy trong 5 năm qua. Vì thế, nhiệm vụ rất nặng nề, trách nhiệm cũng hết sức lớn lao” – Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh và đề nghị Chính phủ, Hội đồng Dân tộc, các uỷ ban của Quốc hội và các cơ quan hữu quan dành thời gian chuẩn bị chu đáo các nội dung của Quốc hội, chuẩn bị kỹ chương trình nghị sự, nêu cao tinh thần trách nhiệm, đóng góp nhiều ý kiến sâu sắc để kỳ họp thành công tốt đẹp.

Nhìn lại nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIII, trong 5 năm của nhiệm kỳ, Quốc hội đã thực hiện đúng chức năng của mình, đáp ứng đòi hỏi, yêu cầu của thực tiễn, của cử tri. Những điều đã làm được, những điều còn hạn chế, tồn tại sẽ là bài học kinh nghiệm quý báu cho nhiệm kỳ Quốc hội tiếp theo.

Dự thảo báo cáo của Quốc hội nêu rõ, Quốc hội khoá XIII nêu cao tinh thần trách nhiệm, đoàn kết, trí tuệ, đổi mới mạnh mẽ, bám sát thực tiễn triển khai thực hiện khối lượng công việc rất lớn cả trong lập hiến, lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao; tạo niềm tin tưởng, ủng hộ của nhân dân.

Một trong những điểm nhấn là sửa đổi, ban hành Hiến pháp 2013 để cương lĩnh của Đảng đi vào đời sống. Tinh thần Hiến pháp đảm bảo mở rộng quyền dân chủ của nhân dân, Nhà nước pháp quyền được tăng cường, quyền con người, quyền công dân đảm bảo, từ đó xây dựng, hoàn thiện các bộ luật.

Bên cạnh kết quả đạt được, báo cáo cũng chỉ ra những mặt còn tồn tại, hạn chế trong tổ chức và hoạt động; rút ra bài học kinh nghiệm để tiếp tục đổi mới, nâng cao hiểu quả hoạt động của Quốc hội trong thời gian tới.

Về nhiệm kỳ của Chủ tịch nước, nhiều ý kiến khẳng định đã thực hiện đầy đủ vai trò theo quy định của Hiến pháp; hình ảnh Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước thể hiện sự gương mẫu của người đứng đầu Nhà nước, giản dị, gần gũi, yêu nước; Bảo đảm giữ vững nguyên tắc hiến định trong bảo vệ độc lập chủ quyền quốc gia, chế độ XHCN và ổn định chính trị.

Với trách nhiệm thống lĩnh lực lượng vũ trang, Chủ tịch nước chăm lo tăng cường tiềm lực quốc phòng; động viên lực lượng vũ trang thực hiện tốt nhiệm vụ, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, sẵn sàng chiến đấu. Việc mở rộng đối ngoại có chọn lọc; có nhiều ý kiến kịp thời với Quốc hội, Chính phủ về chiến lược quốc phòng an ninh, trật tự  an toàn xã hội, xây dựng luật pháp...

Với Chính phủ, trong nhiệm kỳ thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo quy định của Hiến pháp, luật định; khẳng định được vai trò cơ quan hành chính cao nhất, cơ quan hành pháp, cơ quan chấp hành của Quốc hội; thực hiện quản lý nhà nước thống nhất về tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội.

Dù đứng trước nhiều khó khăn, thách thức nhưng với nỗ lực, cố gắng của cả hệ thống chính trị, trong đó có sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Bộ, ngành, địa phương thực hiện đã kiềm chế được lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô; bảo đảm an sinh xã hội, cải thiện đời sống nhân dân; duy trì được tăng trưởng ở mức hợp lý và đạt tăng trưởng cao hơn ở những năm cuối; thực hiện có kết quả bước đầu các đột phá chiến lược và tái cơ cấu kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng.

Bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ quốc gia và giữ được hòa bình, hữu nghị với các nước; bảo đảm ổn định chính trị xã hội; nâng cao uy tín, vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế; tạo tiền đề thuận lợi cho phát triển cao hơn trong giai đoạn tới.

Kiện toàn bộ máy nhân sự Nhà nước

Tại kỳ họp thứ 11, Quốc hội sẽ dành 10,5 ngày để xem xét, quyết định về công tác nhân sự Nhà nước. Như vậy, kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIII dành hơn 1/2 thời gian cho công tác nhân sự vì sau Đại hội Đảng XII, nhiều vị trí lãnh đạo chủ chốt của Nhà nước không tái cử Ban Chấp hành Trung ương.

Bộ Chính trị đã xem xét cẩn trọng cơ sở pháp lý và cơ sở thực tiễn của việc kiện toàn các chức danh lãnh đạo các cơ quan Nhà nước ngay sau Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng và thống nhất cao là cần sớm kiện toàn, sắp xếp lại các chức danh lãnh đạo cơ quan Nhà nước một cách đồng bộ, đáp ứng kịp thời yêu cầu triển khai tổ chức thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng. Chính vì vậy, Bộ Chính trị đề nghị Trung ương cho thực hiện kiện toàn các chức danh lãnh đạo các cơ quan nhà nước tại kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIII theo quy định pháp luật.

Kiện toàn bộ máy nhân sự Nhà nước là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng

Theo chương trình kỳ họp, từ ngày 30/3 đến 12/4, Quốc hội sẽ tiến hành xem xét, kiện toàn nhân sự lãnh đạo Nhà nước.

Theo đó, ngày 30/3, Quốc hội sẽ thảo luận, miễn nhiệm và bầu Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia. Cùng ngày, Quốc hội tiến hành các bước miễn nhiệm Chủ tịch nước và thảo luận về dự kiến nhân sự bầu Chủ tịch nước. Nghị quyết bầu Chủ tịch nước sẽ được thông qua vào ngày 2/4.

Quốc hội cũng sẽ tiến hành miễn nhiệm Phó Chủ tịch Quốc hội, một số thành viên Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng dân tộc, Chủ nhiệm một số Ủy ban của Quốc hội, Tổng kiểm toán Nhà nước cũng như bầu nhân sự thay thế các chức danh này.

Ngày 6/4, Chủ tịch nước sẽ trình Quốc hội miễn nhiệm Thủ tướng Chính phủ và  Quốc hội sẽ bầu Thủ tướng Chính phủ mới.

Tiếp đó, Quốc hội thảo luận, biểu quyết thông qua Nghị quyết về việc miễn nhiệm Phó Chủ tịch nước, Chánh án TANDTC, Viện trưởng VKSNDTC.

Ngày 8/4, Quốc hội bầu Phó Chủ tịch nước, Chánh án TANDTC, Viện trưởng VKSNDTC bằng hình thức bỏ phiếu kín. Thủ tướng Chính phủ trình Quốc hội phê chuẩn việc miễn nhiệm và bổ nhiệm một số Phó Thủ tướng Chính phủ, một số Bộ trưởng và thành viên khác của Chính phủ.

Cuối kỳ họp, Quốc hội sẽ tiến hành thảo luận và phê chuẩn đề nghị việc miễn nhiệm một số Phó Chủ tịch và một số Ủy viên Hội đồng bầu cử quốc gia; một số Phó Chủ tịch và một số Ủy viên Hội đồng quốc phòng-an ninh cũng như phê chuẩn thành viên thay thế các vị trí miễn nhiệm của hai Hội đồng này.

Theo quy định mới nhất của Nội quy kỳ họp Quốc hội, sau khi được bầu, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội và Chánh án TANDTC sẽ tuyên thệ trung thành với Tổ quốc, Nhân dân và Hiến pháp.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Kiện ton bộ máy nhân sự Nh nước l nhiệm vụ đặc biệt quan trọng