Năm 20, công tác đặc xá của Trại giam Kênh 7 (thuộc Cục Cảnh sát quản lý trại giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng, Bộ Công an) đóng quân trên tỉnh Kiên Giang, đã thể hiện rõ tính nhân văn và sự khoan hồng của Đảng, Nhà nước đối với những phạm nhân đã cải tạo tốt và có nguyện vọng tái hoà nhập cộng đồng.
Sáng 01/10, Trại giam Kênh 7 đã tổ chức lễ công bố quyết định đặc xá của Chủ tịch nước cho 26 phạm nhân đang chấp hành án, trong đó có những người trải qua án phạt dài.
Đặc xá là chính sách thể hiện sự khoan hồng của Đảng và Nhà nước, tạo điều kiện cho những người vi phạm pháp luật có cơ hội sửa sai, làm lại cuộc đời.
Những ngày qua, cùng với phạm nhân trên cả nước, các phạm nhân đang chấp hành án tại Trại giam Kênh 7 (đóng trên địa bàn tỉnh Kiên Giang) có tên trong danh sách được đề nghị Chủ tịch nước xét đặc xá năm 20 đang háo hức, mong chờ đến ngày chính thức (01/10/20) được nhận quyết định đặc xá, trở về cộng đồng, đoàn tụ gia đình và làm lại cuộc đời sau những tháng ngày phải trả giá cho lỗi lầm trong quá khứ.
Chia sẻ tại lễ công bố, Đại tá Lê Thế Tý, Giám thị Trại giam Kênh 7 nhấn mạnh rằng, đây không chỉ là sự miễn giảm hình phạt, mà còn là sự khuyến khích, động viên những phạm nhân đã nỗ lực cải tạo tốt, thực hiện đúng quy định và có tinh thần phục thiện.
Trong hàng thập niên qua, Trại giam Kênh 7 đã luôn luôn chú trọng đến việc giáo dục và cải tạo phạm nhân, giúp họ nhận ra sai lầm và có định hướng đúng đắn khi trở về với xã hội.
Đặc biệt, các phạm nhân được đặc xá lần này đều đã trải qua quá trình kiểm tra, đánh giá nghiêm ngặt về sự cải tạo tiến bộ và ý thức chấp hành pháp luật.
Đại tá Lê Thế Tý cho biết thêm, sự thành công của công tác đặc xá phụ thuộc lớn vào việc giáo dục, hướng dẫn các phạm nhân hiểu rõ giá trị của cuộc sống tự do và trách nhiệm đối với gia đình và xã hội.
Trong số 26 phạm nhân được đặc xá năm nay, có những người đã trải qua án phạt dài. Điều này cho thấy Nhà nước không bỏ quên bất cứ ai, dù phạm tội nặng hay nhẹ, miễn là họ có quyết tâm thay đổi, cải thiện bản thân.
Phạm nhân Trương Văn Mến (SN 1985, ngụ huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang) là một trong 26 phạm nhân đang thụ án tại Trại giam Kênh 7 được đề nghị đặc xá đợt này.
Nhận án 13 năm tù về tội vận chuyển trái phép vật liệu nổ, đến ngày anh Mến được đặc xá là đã thụ án gần 9 năm tù, thời gian này đối với anh, đây là một bài học lớn của cuộc đời.
Từ ngày bị bắt đến nay, bản thân anh Mến luôn chấp hành tốt việc cải tạo, bởi theo anh, đây là cách tốt nhất để có thể hưởng được các chính sách khoan hồng, được sớm trở về với gia đình, xã hội.
“Điều mong mỏi lớn nhất của mỗi phạm nhân là đến ngày được trả tự do. Đến khi được biết mình đủ điều kiện để được xét đặc xá thì tôi rất vui vì được ra tù sớm hơn, được trở lại với gia đình, người thân và công việc", anh Mến chia sẻ.
Trong đợt đặc xá năm 20, từ đầu tháng 8/20, ngay khi có Quyết định đặc xá của Chủ tịch nước, Trại giam Kênh 7 đã tổ chức niêm yết công khai Quyết định của Chủ tịch nước về đặc xá năm 20 đến 100% phạm nhân đang chấp hành án tại 02 Phân trại.
Cùng với đó, đơn vị đã triển khai thực hiện nghiêm túc các quy định trong đặc xá; các quyết định và điều kiện về đặc xá 20 đều được niêm yết công khai và minh bạch; công tác rà soát, xem xét đảm bảo đúng đối tượng, không để xảy ra sai sót, tiêu cực.
Thượng tá Thượng tá Đinh Thị Thanh Khiết – Đội trưởng Đội Giáo dục, hồ sơ (Trại Giam Kênh 7) cho biết, đối với đặc xá năm 20, Trại giam Kênh 7 đã triển khai công tác phổ biến cho các phạm nhân Quyết định đặc xá của Chủ tịch nước để tự liên hệ bản thân, đối chiếu với các điều kiện, tiêu chuẩn. Những phạm nhân nào đủ điều kiện được đặc xá thì sẽ hướng dẫn cho họ viết đơn đề nghị đặc xá.
Đợt này, Trại giam Kênh 7 rà soát và lập danh sách đề nghị đặc xá cho 26 phạm nhân đủ điều kiện được xét đề nghị đặc xá. Bên cạnh đó, để chuẩn bị các điều kiện tốt nhất cho phạm nhân khi được đặc xá, Trại giam đã tổ chức các lớp học tái hòa nhập cộng đồng, truyền đạt cho các phạm nhân kiến thức pháp luật, kiến thức xã hội và phổ biến tình hình thời sự, kinh tế - xã hội của đất nước, để khi trở về họ không bị bỡ ngỡ.
Bên cạnh đó, đơn vị tuyên truyền, giáo dục để họ nhận thức đúng đắn về chính sách khoan hồng, nhân đạo của Đảng, Nhà nước để trở về địa phương sống lương thiện, không tái phạm; trang bị những kiến thức, kỹ năng sống cơ bản để khi được đặc xá trở về cộng đồng, giúp họ xóa bỏ mặc cảm, phấn đấu trở thành công dân có ích cho gia đình và xã hội.
Đối với những phạm nhân chưa đủ tiêu chuẩn được đề nghị đặc xá lần này, Trại giam cũng tuyên truyền, giáo dục giúp họ hiểu hơn về chính sách khoan hồng, nhân đạo của Đảng và Nhà nước. Để từ đó họ yên tâm cải tạo, cố gắng phấn đấu lao động, học tập, chấp hành tốt nội quy trại giam để sớm được trở về với gia đình và hòa nhập cùng xã hội.
Công tác đặc xá tại Trại giam Kênh 7 nói riêng và của cả nước nói chung đã góp phần củng cố niềm tin của cộng đồng vào chính sách khoan hồng của Đảng và Nhà nước, đồng thời khích lệ những phạm nhân khác tiếp tục cải tạo tốt để có cơ hội làm lại cuộc đời. Đây chính là bước đi quan trọng trong việc thúc đẩy quá trình tái hòa nhập xã hội cho các phạm nhân, mang lại hy vọng và niềm tin vào tương lai tươi sáng hơn.