Rạng sáng 27/7 (theo giờ H Nội), Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) đã tổ chức phiên tham vấn đầu tiên về thực thi Nghị quyết 2565 về phân phối cng bằng vaccine ngừa COVID-19.
Nghị quyết 2565 (2021) về phân phối và tiếp cận vaccine COVID-19 tại khu vực xung đột, khủng hoảng nhân đạo được HĐBA LHQ thông qua ngày 26/2 được đánh giá có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến ngày càng phức tạp, khó lường hiện nay.
Tại cuộc họp, các Trợ lý Tổng Thư ký LHQ phụ trách xây dựng hòa bình và nhân đạo Oscar Fernandez-Taranco và Ramesh Rajasingham đã báo cáo về tác động của đại dịch COVID-19 đối với tình hình nhân đạo, kinh tế - xã hội tại các khu vực xung đột và nỗ lực của hệ thống LHQ hỗ trợ phân phối vaccine đến các khu vực này.
Các nước thành viên HĐBA LHQ đã kêu gọi tăng cường hợp tác giữa các nước cũng như các tổ chức và cơ chế quốc tế để phân phối vaccine công bằng, với mức giá thấp cho các nước trong khủng hoảng.
Các nước thành viên HĐBA đều nhất trí rằng đại dịch toàn cầu đã gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng về kinh tế, xã hội cho các nước trong xung đột, đồng thời làm gia tăng căng thẳng chính trị ở nhiều nơi; kêu gọi cộng đồng quốc tế hãy tiếp tục ủng hộ nỗ lực ứng phó với số ca nhiễm đang tăng và cả những hậu quả gián tiếp của đại dịch trong bối cảnh một bộ phận không nhỏ người dân chưa sẵn sàng tiêm chủng vaccine.
Kể từ khi Nghị quyết 2565 được thông qua, việc triển khai các chương trình tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 ở những nước thu nhập thấp và trung bình vẫn còn chậm. Tuy nhiên, với lượng cung vaccine toàn cầu từ nay tới năm 2022 là khá lớn, HĐBA đang tính cách để có sự chuẩn bị kịp thời về nguồn nhân lực y tế cũng như cơ chế phối hợp để phân phối nguồn vaccine này môt cách hiệu quả nhất và công bằng nhất, thông qua Chương trình phân phối vaccine công bằng của LHQ mang tên COVAX.
Phát biểu tại phiên tham vấn, Đại sứ Đặng Đình Quý, Trưởng Phái đoàn Việt Nam tại LHQ, cho rằng đại dịch COVID-19 đã làm bộc lộ nhiều bất bình đẳng giữa các quốc gia, trong đó, vấn đề khoảng cách trong tiêm chủng vaccine COVID-19 đặc biệt đáng quan ngại, có thể đe dọa nỗ lực xây dựng hòa bình và các thành quả phát triển đã đạt được.
Đại sứ nhấn mạnh cần bảo đảm tất cả mọi người được tiêm chủng, tiếp cận dịch vụ xét nghiệm, chữa bệnh COVID-19 và kêu gọi các nước ủng hộ tài chính cũng như nguồn cung vaccine cho Chương trình COVAX.
Bên cạnh đó, Đại sứ cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của các biện pháp lâu dài như ngăn ngừa, chấm dứt xung đột, phát triển kinh tế, tăng cường sinh kế của người dân, cung cấp tài chính cho phát triển và ứng phó một cách tổng thể các thách thức kinh tế, khí hậu, dịch bệnh.
Theo dự kiến, chương trình COVAX của LHQ sẽ phân phối 2 tỷ liều vaccine toàn cầu trong năm 2021 và 1,8 tỷ liều cho 92 nước nghèo hơn vào đầu năm 2022. Tuy nhiên tính tới thời điểm này chương trình COVAX mới phân phối được khoảng 136 triệu liều vaccine COVID-19.
Ngày 26/2, với / phiếu thuận, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đã thông qua Nghị quyết 2565 (2021) liên quan đến phân phối và tiếp cận vaccine COVID-19 tại các khu vực xung đột và khủng hoảng nhân đạo.
Nghị quyết kêu gọi các nước tăng cường hợp tác quốc tế, hỗ trợ tài chính cho các sáng kiến bảo đảm phân phối vaccine bình đẳng, giá cả phải chăng cho các khu vực xung đột, hậu xung đột, khủng hoảng nhân đạo, trong đó có sáng kiến COVAX đang được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và một số đối tác khác điều phối.
Nghị quyết yêu cầu các bên xung đột chấm dứt chiến sự, thực hiện ngừng bắn nhân đạo, tạo điều kiện cho hoạt động vận chuyển và phân phối vaccine, cho phép các nhân viên cứu trợ nhân đạo và y tế tiếp cận người dân, bảo vệ cơ sở hạ tầng thiết yếu liên quan đến cung ứng vaccine và dịch vụ y tế liên quan.
Nghị quyết cũng kêu gọi các nước thúc đẩy nghiên cứu, hợp tác chia sẻ, cho phép tiếp cận khoa học, công nghệ, đổi mới và chia sẻ kiến thức với các nước đang phát triển trong ứng phó với đại dịch COVID-19.
Nghị quyết tái khẳng định tầm quan trọng của đoàn kết, hợp tác toàn cầu, khu vực và quốc gia, cách tiếp cận toàn diện và vai trò trung tâm của LHQ trong ứng phó hiệu quả và phục hồi bền vững sau đại dịch COVID-19.
Dự thảo Nghị quyết được Vương quốc Anh, nước Chủ tịch luân phiên HĐBA tháng 2/2021, giới thiệu ngay sau phiên thảo luận mở diễn ra ngày 17/2 về cùng chủ đề.
Trước đó, ngày 1/7/2020, HĐBA đã thông qua Nghị quyết 2532 với / phiếu thuận, có nội dung chính là kêu gọi ngừng bắn tại tất cả các quốc gia trong chương trình nghị sự của HĐBA, ủng hộ Lời kêu gọi ngừng bắn toàn cầu của Tổng Thư ký nhằm tạo điều kiện ứng phó nhân đạo với đại dịch COVID-19.